ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:30:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ði về phía biển

Báo Cà Mau Hai Tánh lui cui xỏ mấy nuộc lạt cho xong mé vách chái bếp. Hổm rày vô mùa mưa sòng, lá dừa nước xé đôi xếp tay phơi nửa tháng còn tươi xanh, nước chảy lòng ròng. Lạt buộc róc bập bè giòn khứu. Rốt cuộc cũng rồi cái nhà, mà nhìn giống cái chòi hơn. Nhìn cơ ngơi đầu tiên của mình chẳng hiểu sao Hai Tánh muốn rớt nước mắt. Sáu Tình, bụng lùm lùm, ngồi un lửa ướt, bên cạnh trên cái cà ràng nồi cơm tăm sôi ỉ ôi, mấy con cá khô không ra hình thù gì, mốc meo bủn rệu.

Hai Tánh lui cui xỏ mấy nuộc lạt cho xong mé vách chái bếp. Hổm rày vô mùa mưa sòng, lá dừa nước xé đôi xếp tay phơi nửa tháng còn tươi xanh, nước chảy lòng ròng. Lạt buộc róc bập bè giòn khứu. Rốt cuộc cũng rồi cái nhà, mà nhìn giống cái chòi hơn. Nhìn cơ ngơi đầu tiên của mình chẳng hiểu sao Hai Tánh muốn rớt nước mắt. Sáu Tình, bụng lùm lùm, ngồi un lửa ướt, bên cạnh trên cái cà ràng nồi cơm tăm sôi ỉ ôi, mấy con cá khô không ra hình thù gì, mốc meo bủn rệu.

Phóng tầm mắt ra tận phía chân trời, chỉ toàn đước và mắm. Rồi nước, nước mênh mông, đục ngầu, chẳng thấy bóng dáng một con người, một nóc nhà. Sáu Tình quệt tay vén tóc, lọ nghẹ dính tèm nhem, nhoẻn miệng vừa cười, hỏi:

- Anh Hai, xứ này là xứ nào vậy? Hổm rày em tính hỏi mà thấy anh Hai mần cực quá.

- Ai biết xứ này xứ nào, ở riết rồi thành xứ. Ðâu thấy ai đâu hỏi thăm. Chắc cùng trời cuối đất rồi.

Minh hoạ: THANH HÙNG

Hai Tánh ở mướn nhà thầy Bang, một nhà Nho cố cựu tuốt miệt Tân Duyệt. Cơ ngơi của thầy Bang cũng vừa phải, gia nhân dăm người, Hai Tánh ở đợ từ nhỏ, cùng lớn lên với Tình. Càng lớn, Tình càng đẹp, nhưng ông tía càng giấu.

Suốt ngày Tình ở trong nhà, trong nhà cũng ít, phần nhiều là ở trong phòng. Có bận, một người đồng học của thầy Bang ở đâu tận vùng trên về thăm, dẫn theo một cậu trai ăn mặc coi lạ mắt. Cái áo ngoài thì như bao bố khoét lỗ, trên cổ đeo cái chong chóng bánh ú vểnh ngược xoè ra hai bên. Hai Tánh nhìn thấy cười trong bụng, mặc vậy chắc ngộp thở mà chết. Rồi hai ông bạn đồng học suốt ngày uống trà, uống rượu, bàn chuyện đông tây kim cổ, Hai Tánh bưng bê, châm nước, quét dọn, cung phụng. Có bận thầy Bang lè nhè dữ, nói với ông bạn:

- Con gái rượu của tôi ông thấy thế nào? Ðẹp vậy phải gả nơi nào xứng đáng, coi làm con dâu ông được không?

Thằng cha kia cũng xỉn tơi bời, nhướn mắt lè nhè lại:

- Ừ, lấy chớ, lấy chớ.

Thầy Bang hỏi lại tỉnh bơ:

- Ai lấy?

- Lấy hết, lấy hết. Nói xong ông bạn vùng trên quay tròn ra ngủ ngáy o o.

Chẳng biết thế nào, chỉ biết khi hai cha con kia sau đâu hơn tháng ở chơi miệt Tân Duyệt từ giã, lũ khũ dắt nhau về. Cô Hai, tức Tình dựa cột nhà khóc tỉ tê. Thầy Bang ngồi ghế đẩu, đít nhấp nhỏm, miệng lầm bầm:

- Tới tối qua mới biết, cơ ngơi nó trên trển bị người ta gom nợ sạch sành sanh… thiệt hết biết.

Trước giờ, Tánh gọi Tình là cô Hai. Một cũng cô Hai, mà có đếm đến mấy cũng là cô Hai. Cô Hai đẹp nhưng hay mơ mộng. Gần như cô coi Tánh là nơi để lâu lâu vẽ nên những câu chuyện thiên đường, cổ tích nào đó mà bất chợt cô nghĩ ra. Tánh chỉ nghe rồi gật đầu lia lịa, cô Hai nói gì cũng đúng, cũng hay. Vậy rồi sau khi gã trai có cái chong chóng bánh ú vểnh ngược ra đi ít lâu, cô Hai ngồi thất thần, mắt nhìn ra bờ sông có đám dừa nước trổ cà bắp nhọn hoắt lảm nhảm:

- Nó mà về đây, thứ cà bắp này xỏ lụi từ đít tới đầu.

Giọng cô Hai ác nghiệt, Tánh mới nghe lần đầu, nhìn xuống thấy tay của cô Hai xoa xoa cái bụng hơi trương lên như người sình bụng.

- Cô Hai đau bụng hả, tôi lấy dầu xức nghen!

- Xức cái gì…

- Vậy cô Hai bị sao?

Hai Tánh rối rít hỏi, cô Hai vẫn như trời trồng, mặt lạnh tanh, mắt sắc lẹm.

Sau đó, Hai Tánh có nghe thầy Bang và cô Hai cự cãi. Không vang động làng xóm như mọi bận mà chì chiết, đay nghiến, dấm dẳng như bệnh nhức răng.

- Mầy sao để ra vầy con ơi!

- Nó nói vui lắm, hổng sao đâu, tưởng chơi, ai ngờ.

- Giọng mầy còn tỉnh bơ vậy hả. Trời ơi ngó xuống mà coi nó giỡn chơi kiểu này. Tao từ mầy thôi…

***

Ghé cầu chợ Ðất Mũi, chiếc cao tốc như con cá dứa ăn no trái mắm nổi lềnh phềnh, dạt ra dạt vô theo sóng nước. Giọng anh xe ôm hối hả:

- Chú em ra tham quan Ðất Mũi phải hôn? Ờ ra đây còn đi đâu nữa.

Hình như người dân vùng này có cái kiểu vừa hỏi vừa trả lời ên. Nhưng đâu phải, tôi đi vì chuyện khác.

- Ở đây anh có biết hai vợ chồng tên Tánh tên Tình, lâu lắm rồi, xưa lắm rồi, tôi kêu tới bằng ông cố.

- Cái này chắc ông cố tôi ở nhà biết.

- Ông cố anh nhiêu tuổi?

- Chà, già lắm rồi, già xưa ai biết nhiêu tuổi.

Tôi và Mai, yêu nhau 5 năm nhưng mỗi lần tôi hỏi cưới đều lắc đầu quầy quậy. Chẳng hiểu con gái. Chuyến đi này, tình cảnh này, kiếm kiểu này, trời đất mênh mông thế này.

Ba tôi, gần bảy mươi, sĩ quan quân đội về hưu, từ lúc tôi biết, ông chỉ ở Cần Thơ, chợt một hôm nhớ ra, ông nói:

- Quê dòng họ mình ở Cà Mau, miệt Ðất Mũi. Ông cố, ông nội con ở đó, lập đất lập xóm ở đó. Mầy về hỏi thăm rồi tìm lại cho ba. Giờ ba muốn đi nhưng già rồi, đi đâu nổi.

Chỉ có bấy nhiêu thông tin, biết sao mà kiếm.

- Vậy anh chở tôi về gặp ông cố anh.

- Ổng già lắm rồi nghen, nói chuyện khó lắm à.

Kệ, đi rồi tới đâu tính tới đó.

Những căn nhà thiệt lạ. Cây đước, lá dừa nước, có cầu thang bắc sàn mé mặt sông, lồng lộng chẳng thấy cửa nẻo gì. Ghe lớn, ghe nhỏ, lưới dồn từng đống, treo lòng thòng. Ðàn bà, con gái ngồi vá lưới tay thoăn thoắt, mắt mở thao láo ngó chừng đám con nít. Tụi con nít chạy lăn xăn, chơi đủ trò, nhưng chẳng trò nào ra trò nào. Ðứa nào đứa ấy đen nhẻm như cục than, trên người chỉ có cái quần cụt, tóc đỏ lọm.

Ông già nửa ngồi, nửa dựa vô cái võng cũng làm bằng lưới, ở trần, trên vai vắt cái khăn rằn. Anh xe ôm nói như rống:

- Ông cố, có khách hỏi thăm nè.

- Hả, cái gì, ăn cơm rồi.

Tôi thấy cuộc hỏi thăm này chắc trầy trật lắm.

- Dạ, con ở Cần Thơ, về tìm ông cố, ông có biết không?

- Ờ, mầy về tìm gốc gác hả. Ông cố nào, tao có biết đâu?

- Ông cố bà cố tên Tánh tên Tình, hồi xưa về miệt này.

- Vậy mầy kêu tao bằng ông chú, mầy họ Phạm hả, tao cũng họ Phạm nhưng giờ đổi thành họ Ðức rồi.

Ông già nghễnh ngãng, không biết có nghe tôi hỏi gì không nhưng cái họ thì trúng quá trúng. Trong lòng tôi bỗng chộn rộn, biết đâu may mắn. Giờ nhìn kỹ thấy ông già có cái gì thân quen lắm. Cái trán hói, cái lưng lòng khòng, ngón chân cái tèn bẹt qua một bên. Cũng bị lãng tai như ba tôi hiện giờ. Ba tôi nói, họ Phạm cứ lớn tuổi là nghe ngóng dở òm. Bệnh này do thời trai tráng lặn sông móc bùn đắp nền nhà, đi ghe biển bắt cá tôm và vác súng bắp chuối đi bắn tăng.

Tôi hỏi anh xe ôm:

- Anh họ Phạm hả?

- Ừ, nhưng hồi đó không biết sao cố tôi có thời gian đổi thành họ Ðức, giờ giấy tờ cố già quá đâu xài nữa, cố nói cố họ Ðức còn tụi tôi họ Phạm.

Bất chợt ông chú mới gặp kêu tụi nhỏ nấu cơm, nướng cá, làm lẩu mực, luộc tôm đãi con cháu phương xa. Cả đàn ông, đàn bà, con nít lúm xúm bỏ hết công việc, mỗi người một việc, cả mâm cơm thịnh soạn dọn gần hết sàn nhà bằng đước bóng ngời.

Kể từ đó đến tối, ông già không nói một lời. Mai ở trên nhà với mấy cô, mấy chị. Ông già nói chỉ có vậy mà gặp tôi ai cũng tự giới thiệu tên, con của ai, kêu tôi bằng gì và kết luận ở đây mến khách lắm, nhứt là vừa khách lại là bà con dòng họ.

Ông chú nửa ngồi, nửa dựa trên võng, tôi ngồi dưới sàn. Ông không nhìn tôi, đôi mắt ngầu đục đứng trân, miệng bắt đầu một câu chuyện không đầu, không cuối.

“Hoang sơ nê địa, nước chỗ nào cũng ngập quá đầu người. Bắc giàn cây đước, cây mắm, che chắn lá dừa nước ở. Ngày ngày vục đầu lặn xuống đáy sông, đáy biển móc đất đắp nền nhà, chuồng heo, chuồng gà. Con nít 3 tuổi lặn như rái cá. Ðứa nào đứa nấy cùi cụi, đen nhẻm. Cá tôm nhiều vô kể. Nhà này la tét cổ họng cũng không tới nhà kia. Hai thằng đàn ông móc đất đắp, ngoi lên cụng đầu nhau, nền đất giáp mí, ôm nhau khóc như chết đi sống lại. Ai cũng anh em, ai cũng bà con họ hàng. Cây đước, cây mắm mới nẩy chồi đó mà không lâu sau đã cao quá đầu người, đất lắng lại, biển thành rừng, đàn ông móc đất lấn rừng thành cơ ngơi. Cá dứa thấy có người đến ở, đêm đàn đàn kéo đến ăn trái mắm nghe kể chuyện xứ khác. Ðàn bà kiếm hột giống, trồng rẫy. Thoáng chốc đất rẫy bạt ngàn, người ta xuống xuồng đi bán hàng bông. Ðàn ông làm ghe lớn, ghe nhỏ đi xa ngoài phía biển. Thành làng, thành xóm, ai rồi cũng bà con họ hàng với nhau”.

- Ông cố mầy họ Phạm, tao họ Ðức. Mầy kêu tao tới bằng ông chú lận…

***

Buổi sáng đầu tiên Ðất Mũi. Tôi và Mai rảo bước trên vọng đài, ngó ra xa phía biển. Ðất trời thanh sạch, từng luồng gió biển mênh mang nồng ấm. Mai hỏi:

- Mặt trời sao mọc phía biển mà cũng lặn ở phía biển vậy anh?

- Ở đây đất lấn biển, mới hôm qua là biển nhưng hôm nay là đất, là cuộc sống con người. Mặt trời mọc lặn cũng chung quanh cuộc sống con người.

Phía xa là một mũi rừng xé biển vươn lên. Mũi đất ấy đã bao đời vững vàng một niềm tin tiến tới, chưa hề lùi bước. Tôi chợt nghĩ đến một ý thơ, đất nước từ phía ấy lớn lên. Vậy là biết bao lớp người, trong đó có ông cố, ông chú của tôi đã xây dựng cơ ngơi từ hoang thiên nê địa. Những chồi mắm, đước không biết lang thang từ nhánh sông, con rạch nào cứ tụ ra phía mũi, không bao lâu đã cao quá đầu người, xanh một màu xanh tha thiết. Cả không gian, thời gian và cả ký ức trăm năm ngàn năm cùng chung trên một mũi tàu chạy mải miết. Ông nội tôi, ba tôi, biết đi cùng lúc với biết lội, lặn ngụp như rái cá. Những người đàn bà, có bà cố, bà nội tôi trồng rẫy, trồng cả một luống bông mồng gà đỏ chót để đón Tết. Bây giờ tôi đứng đây, mới tới lần đầu hay quay trở lại nguồn cội, nghe ông chú kể chuyện, nghe hơi thở Mai thật nồng ấm cạnh bên.

- Anh, mai mốt anh hứa dẫn em về thăm ông chú, thăm Ðất Mũi nhiều lần nữa nghen.

- Có biết chắc là ông chú thiệt không?

- Thì ở đây ai cũng bà con họ hàng nhau mà, anh họ Phạm, ông chú họ Ðức đó hổng thấy sao?

- Lỡ không bà con họ hàng gì thì sao? Mình đâu có lý do gì để về.

- Ờ thì, lý do là… tại Ðất Mũi này, em đồng ý làm vợ anh, bộ không được hả…

Mai vụt chạy ra phía cầu dạo, nắng sớm ướp lên gương mặt em một màu hồng ửng, vậy là phía ấy có hai mặt trời đang cùng bừng sáng choáng ngợp cả hồn tôi.

***

Hai người đàn ông móc đất, ngoi lên cụng đầu nhau, đất giáp mí, ôm nhau khóc như vừa chết đi sống lại. Hai Tánh nhìn người đàn ông, người đàn ông nhìn bà vợ bụng cũng đã lùm lùm. Người đàn ông hỏi:

- Anh họ gì?

- Tôi họ Phạm.

- Vậy sau này, nếu thằng trong bụng là con trai tôi cho nó lấy họ Ðức. Tôi mồ côi, mần mướn suốt đời, có tên không có họ.

- Ừ, vậy thì họ Ðức.

Ở vùng này, kiểu gì rồi cũng bà con dòng họ nhau hết. Hai người đàn ông ôm nhau khóc như chết đi sống lại, đất bùn rõ nước, bên trên là những người đàn bà, những đứa con nít sắp chào đời, chuồng gà, chuồng heo mới cất…

Truyện ngắn của Phạm Quốc Rin

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.