ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 21:31:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðọc “Quên được cứ quên” của Nguyễn Duy Quyền: Có quên được không!

Báo Cà Mau Với tuổi thơ khá sóng gió và mang thân phận khá đặc biệt, Nguyễn Duy Quyền đã trải hết những điều đó vào trang viết của mình. Từ những tủi hờn, lạc lõng khi bị cha bỏ rơi, những lần được ngoại dỗ dành, những món ăn do má nấu, những trải nghiệm một thân, một mình mưu sinh khi tuổi đời còn khá trẻ... Vì thế, tập tản văn "Quên được cứ quên" có một chiều dày khá ấn tượng.

Với tuổi thơ khá sóng gió và mang thân phận khá đặc biệt, Nguyễn Duy Quyền đã trải hết những điều đó vào trang viết của mình. Từ những tủi hờn, lạc lõng khi bị cha bỏ rơi, những lần được ngoại dỗ dành, những món ăn do má nấu, những trải nghiệm một thân, một mình mưu sinh khi tuổi đời còn khá trẻ... Vì thế, tập tản văn "Quên được cứ quên" có một chiều dày khá ấn tượng.

Ðó không phải chỉ là độ dày của tập sách mà còn là độ dày của những cung bậc cảm xúc, có khi thắt đau, có lúc nghẹn ngào, có lúc chìm trong nỗi nhớ và niềm thương vô ngần... Và cứ thế, dù có muốn quên đi nhưng nào có được...

Thì vẫn biết, chỉ cần không nhớ đến nữa sẽ... quên, nhưng quên làm sao được khi mỗi lần đi qua một góc phố, bắt gặp một dáng quen, lòng bỗng bần thần, xao động; ăn một món quen, ký ức bỗng tràn về với biết bao những lần sum vầy bên gia đình, người thân, nhất là đối với những người vì nhiều lý do phải sống xa quê, rời xa những gì vốn đã rất gắn bó, thân thuộc.

 "Tới giờ lớn đi xa quê, lâu lâu bắt gặp những món quê... lòng còn bồi hồi mùi khói bếp... Kỷ niệm không là khói, sao mắt lại cay xè?? Mớ ký ức đó, là mảng vàng mà có dư dả tiền bạc thời này mua cũng đâu có được. Bởi lâu lâu bắt gặp mớ bánh trái quê nhà, là bần thần ngợp một trời trí nhớ, bánh xèo, bánh khọt giờ tự làm được, nước dừa có sẵn trong lon vậy mà vẫn nhớ cái bàn cào bằng sắt cũ ơi là cũ, cái cán gỗ lên nước bóng hới, đạp bàn chân nhỏ ngồi bào mà nghe gió liêu xiêu” (Bánh trái xứ mình).

Ðâu chỉ có bánh trái, món ăn, mà còn có những hàng lau sậy ngút ngàn, những buổi trời mưa dầm, những lúc "ngồi coi xe bánh mì vắng khách cho má nấu cơm bán cơm phần buổi trưa, mùi bánh mì thơm, cà phê giảo của má, mùi bơ, patê còn nhớ hoài... Mấy bữa đó nhà toàn ăn cà pháo với canh rau đay, dưa mắm trộn. Con ăn khen ngon mà má day đầu chỗ khác, tiếng thở dài cố nén, vuốt thẳng mấy đồng bạc lẻ. Lâu lâu nhấc nồi cơm, lon sữa bò đụng đáy khạp gạo tự nhiên thấy mình như có lỗi” (Mưa và xe bánh mì của má).

Tháng ngày vất vả ấy rồi cũng qua, nhưng những vết hằn của những trận đòn roi, những lời chì chiết của cha ruột mình do giận dữ khi đứa con không sống đúng với giới tính như ông mong đợi thì không bao giờ nguôi ngoai trong lòng dù đôi khi cố quên đi mà không được. "Tận cùng nỗi nhớ chính là... lãng quên, những thứ cố quên thì lại càng nhớ, mà ngặt đã nhớ thì càng muốn quên, trong cái sự quên mà thực ra là đang nhớ nhiều dữ lắm! Cho nên con người ta cứ lẩn quẩn trong cái vòng tròn, thoát có được đâu! Bị vì đứng trong đó sao mà nhận ra đâu là điểm khởi đầu và đâu là điểm kết thúc” (Quên được... cứ quên).

Cũng có thể là có điểm khởi đầu và điểm kết thúc của nỗi nhớ và sự lãng quên, nhưng chính tác giả cũng đã viết: "Cuộc sống đẩy con người ta lớn lên, xa quê, xa xứ... Nhưng mà ký ức thì không bao giờ xa cho nổi. Cho nên nghe tuồng cải lương, bắt gặp cái vạt gỗ, cái cà mèn, bộ lư trên bàn thờ, bộ bàn ghế uống trà bằng gỗ mun lên nước bóng hới, hay thảng nghe mùi khói đốt đồng, mùi khói chụm mớ vỏ dừa khô che phơi khô trước nhà, tiếng cơm sôi, ơ kho quẹt nghi ngút thơm... chỉ cần hao hao giống quê nhà là ngợp một trời ký ức. Lúc ở đó thì có thấy thương đâu, cực thấy tía: nào kéo cưa xẻ gỗ, bửa củi, gánh nước, nấu cơm, giặt đồ, be bờ đập tát cá, tới chèo ghe đi dỡ lọp. Tới chừng xa quê, xa xứ thì cái gì cũng đẹp, cũng nhớ. Tuồng cải lương "Lá sầu riêng" vang trong đêm... Cô đào Lịch Sử giọng lạ hoắc... mà cả một vùng ký ức lùa về” (Cải lương thời @).

Cả những ký ức buồn hiu hắt và những ngày bữa cháo, bữa rau, nương tựa vào nhau mà sống bởi người đàn ông của gia đình bỏ đi biền biệt, cả những lần hiếm hoi người đàn ông ấy quay về cũng không phải là những ngày vui thực sự bởi kèm theo đó là những định kiến, những áp đặt lên vợ, lên con. Có lẽ chính vì thế mà "những người phụ nữ ăn cơm mình ên trong bếp. Buổi cuối ngày ánh sáng liêu xiêu. Những người mẹ, ngoại, chị hay bạn bè, bóng đổ dài sao mà đơn độc! Ðơn độc ngay trong gian bếp của chính mình. Nên má hay nói khi nào ăn cơm một mình được, là làm được đủ thứ trên đời” (Những người phụ nữ ăn cơm một mình).

Ðọc "Quên được cứ quên" của Nguyễn Duy Quyền, người đọc không những đồng cảm với những cảm xúc mà tác giả trẻ này trải qua, mà đôi khi còn thấy bùi ngùi khi biết rằng ngoài kia còn rất nhiều thân phận tương tự đang mang nỗi buồn giấu kín, khó lòng tỏ bày khi người gây ra những nỗi buồn ấy là sự vô tâm, là những định kiến, hờ hững, lạt lòng... của những người lẽ ra phải nhận được sự yêu thương, chăm chút, quý mến.

Ðó không hẳn là do họ khiếm khuyết về thể chất hay dễ bị tổn thương về tinh thần, mà chỉ vì cái lẽ giản đơn: người với người, nhất là đối với những người thân - là sự nối kết tình yêu chứ nào là sự chia cắt, bỏ mặc hoặc dày vò nhau?!

Bởi thế, có thể hiểu cho tâm trạng của tác giả khi dù cố dặn lòng phải quên nhưng vẫn "Nhớ lắm! Một thời đã từng có một nơi gọi là mái ấm! Ðể mỗi khi ra đi còn có chỗ để quay về thì những cuộc ra đi còn có một mục đích để phấn đấu, không tới nỗi lạc lõng giống như cảm giác lúc này, thấy mình nghèo xơ nghèo xác tới nỗi không có mục đích để thấy lòng ấm lại” (Ra đi).

Ra đi rồi, nhưng có quên được không? Câu trả lời vẫn còn để ngỏ...

Ngọc Lợi

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.