ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 20-5-24 12:09:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðòn Dong hôm nay

Báo Cà Mau Có dịp trở lại Khu căn cứ cách mạng ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, mới thấy được sự đổi thay tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.

Cựu chiến binh Phạm Văn Thống năm nay 68 tuổi, từng có 3 năm tham gia hoạt động Ðoàn 962 (Quân khu 9) thời kháng chiến. Ông là con trai bà Trần Thị Ty, gia đình có công chăm sóc và che chở cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong giai đoạn đồng chí ở và làm việc tại  ấp Ðòn Dong để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Sau này, địa điểm Nơi cố Tổng Bí thư Lê Duẩn ở trong thời gian hoạt động cách mạng tại Cà Mau là một trong những điểm di tích Xứ uỷ Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam, giai đoạn 1949-1955, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.

Cựu chiến binh Phạm Văn Thống gìn giữ và sưu tầm nhiều tư liệu, hình ảnh quý giá về hoạt động của các vị lãnh tụ trong kháng chiến.

Ông Thống tự hào: “Thời chiến tranh phải thường xuyên đối đầu với mưa bom lửa đạn, chịu nhiều đau thương, mất mát, nhưng quân và dân Ðòn Dong luôn giữ vững ý chí cách mạng, một lòng theo Ðảng”.

Các em học sinh đến thăm và ôn lại truyền thống tại điểm di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia Xứ uỷ Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam, giai đoạn 1949-1955 tại Cà Mau, đặt trên khu đất gia đình ông Thống hiến tặng.

Cũng theo ông Thống, chiến tranh đã lùi xa, trở về thời bình, bà con khu căn cứ ấp Ðòn Dong ai ai cũng phấn đấu xây dựng cuộc sống mới. Những năm về trước, cuộc sống bà con còn nhiều khó khăn; qua thời gian nỗ lực, giờ đây kinh tế hộ phát triển, lộ làng được xây dựng thông thoáng, bà con đi lại mua bán thuận tiện, học sinh đi học dễ dàng hơn, cuộc sống nơi đây đã đổi thay rất nhiều.

Ðòn Dong là địa phương thuần nông, bà con nông dân không ngừng phấn đấu, tăng gia lao động sản xuất, học hỏi nhiều mô hình mới, cách làm hay, áp dụng khoa học - kỹ thuật, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, phát triển cuộc sống gia đình.

Bà Dương Cẩm Tú, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp, chia sẻ: “Từ trước tới nay, gia đình làm lúa 2 vụ. Con gái lớn của tôi đi làm ở TP Hồ Chí Minh, rồi kinh doanh thêm chuối khô, nhưng có khi nguồn cung ở một số nơi không ổn định. Cho nên, năm vừa rồi, gia đình quyết định mở cơ sở, tự đi thu mua và sản xuất chuối khô để cung cấp lên TP Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất hơn 9 tấn chuối khô, theo đó thu mua hơn 60 tấn chuối tươi. Mỗi ngày có gần 20 chị em phụ nữ đến làm các công đoạn: lột, ép, phơi chuối. Bà con trồng chuối trong vùng có đầu ra tiêu thụ, bán cho mình cũng có giá cao hơn". Cơ sở của bà đầu tư thêm nhà kính phơi sấy, máy hút chân không, đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh, không phụ thuộc vào thời tiết, sản lượng và giá bán ổn định. Từ đó, không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

Cơ sở sản xuất chuối khô của hội viên phụ nữ ấp Ðòn Dong tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động.

Trong ấp, những ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng ngày càng nhiều. Hệ thống giao thông nông thôn, điện, trường học được xây dựng, nâng cấp và mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn nơi đây.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Bí thư Chi bộ ấp, phấn khởi cho biết, toàn ấp có 205 hộ, hơn 5 năm nay ấp không còn hộ nghèo, cận nghèo; các gia đình chính sách được quan tâm, chăm lo. Nhiều hộ vươn lên khá giàu nhờ có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là mô hình sản xuất lúa, trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi. Bà con tích cực trồng hàng rào cây xanh, xây dựng tuyến đường hoa, giữ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Ðặc biệt, khi xã Khánh Lộc được chọn chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2024, ấp càng quyết tâm thực hiện đạt và vượt các tiêu chí, góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành mục tiêu chung, tạo bộ mặt mới cho quê hương./.

 

Thảo Mơ

 

Cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc

Với trên 1,4 tỷ dân, lại gần gũi về địa lý, thuận tiện trong giao thương, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và hiện nay vẫn là thị trường còn nhiều dư địa lớn cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng khai thác các đơn hàng trong thời gian tới.

Ðồng bào Khmer tự lực vươn lên

Tự lực vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Thới Bình ngày càng ý thức và có trách nhiệm với việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu cho gia đình, từ đó cuộc sống ngày càng ổn định.

Giảm nghèo phù hợp điều kiện thực tế

Với nỗ lực của các cấp, ban, ngành huyện trong công tác giảm nghèo, trong đó có triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là ý thức không trông chờ, ỷ lại của chính hộ nghèo, hộ cận nghèo; thời gian qua, số hộ nghèo tại huyện Trần Văn Thời giảm dần qua từng năm.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.

Khảo sát việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, sáng nay (14/5), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do bà Vũ Hồng Như Yến (Trưởng ban) làm trưởng đoàn, đến khảo sát tình hình quản lý và kết quả sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê, kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Chìa khoá cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Trên con đường đầy thách thức của môi trường kinh doanh, việc quản lý thông tin không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là chìa khoá để doanh nghiệp (DN) có thể thịnh vượng và phát triển trong thời đại số hoá ngày nay. Công cụ quản lý thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh hiện đại, đóng vai trò quan trọng giúp DN nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi trường kinh doanh.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.