ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 17:51:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng bào Khmer Cà Mau: Gìn giữ nét đẹp văn hoá

Báo Cà Mau Lễ Sene Đolta là một trong những sự kiện văn hoá - tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đồng bào Khmer. Hiểu một cách đơn giản, đây là lễ báo hiếu, tạ ơn và tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, cha mẹ. Dịp này, nếu con cái có lỗi lầm, thành tâm hối cải, cha mẹ, ông bà sẽ tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới không tị hiềm, không oán giận…

Lễ Sene Đolta là một trong những sự kiện văn hoá - tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đồng bào Khmer. Hiểu một cách đơn giản, đây là lễ báo hiếu, tạ ơn và tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, cha mẹ. Dịp này, nếu con cái có lỗi lầm, thành tâm hối cải, cha mẹ, ông bà sẽ tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới không tị hiềm, không oán giận…

Chị Trần Thị Kiều Yến, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Ðây là nét văn hoá rất đẹp của đồng bào Khmer. Ðạo lý sống của đồng bào cho thấy sự gắn kết sâu sắc giữa các thế hệ, vẹn tròn đạo lý, tình cảm”. Cứ đến 30/8 âm lịch, đồng bào Khmer Cà Mau lại bước vào ngày lễ với niềm thành kính và sự háo hức mong chờ.

Hành trình phát triển

Có lẽ, như lời chị Yến, đồng bào Khmer Cà Mau cần được nhìn nhận với những thành quả mới đầy trân trọng. Ðó là hành trình phát triển kinh tế đầy khó khăn, nhưng cũng nhiều thành tựu; là quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, tạo nên những điểm nhấn không thể bỏ qua của vùng đất Cà Mau. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hiện trên 23% (2.536 hộ). Dù có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhưng đồng bào Khmer vẫn giữ một trong những nhịp chủ đạo trong bức tranh đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020, do Đội Thông tin - Văn nghệ Khmer thực hiện.    Ảnh: THANH QUANG

Chị Yến cho biết, đồng bào Khmer trên chặng đường mới luôn chăm lo cho thế hệ tương lai qua chuyện học hành, qua những mùa lễ, Tết sung túc hơn, vui vẻ hơn. Và mùa lễ Ðolta năm nay cũng tràn đầy phấn khởi. Toàn tỉnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú, với quy mô 12 lớp, 305 học sinh đang theo học. Hiện có 26 điểm trường dạy tiếng Khmer với 35 lớp và 873 em học sinh theo học. Tổ chức mở 4 lớp dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức với 170 học viên. Tuy nhiên, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng so với những năm trước có giảm, nhưng vẫn còn cao, trong đó, có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở các xã đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Nghị định số 134/2006/NÐ-CP về quy định chế độ cử tuyển, trong 5 năm qua, tỉnh đưa đi đào tạo theo chế độ cử tuyển được 142 em là con em DTTS vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, với tổng kinh phí thực hiện trên 5 tỷ đồng. Ðến nay, số sinh viên ra trường là 71 em, có 45% các em đã tốt nghiệp được tiếp nhận phân công công tác tại các cơ quan, đơn vị, nhất là xã có đông đồng bào dân tộc. Qua đó, đã phát huy trình độ, kiến thức học tập của các em để về phục vụ cho quê hương và các em có việc làm ổn định, nâng cao đời sống tạo thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Các chính sách về đồng bào dân tộc tiếp tục phát huy hiệu quả. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Quyết định số 167/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 10.934 căn, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số là 467 căn. Thực hiện Quyết định số 33/2007/QÐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn vốn Trung ương phân bổ từ năm 2009-2014 trên 31 tỷ đồng.

Lễ báo hiếu sung túc

Về thăm lại Khánh Hoà, huyện U Minh những ngày giáp lễ Ðolta, niềm vui rộn ràng khắp thôn xóm. Ðồng bào Khmer không chỉ vui vì sắp đến ngày lễ của mình, bà con còn vui hơn vì xã nhà sắp hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chị Phạm Mỹ Cầm, Phó Chủ tịch UBND xã, thông tin: “5 năm trở lại đây, đời sống đồng bào Khmer có bước phát triển lớn, mùa lễ năm nay chắc cũng vui hơn, phấn khởi hơn”.

Tại xã Khánh Hoà, cư dân Khmer từ khi có salatel, mỗi sự kiện sinh hoạt lớn của cộng đồng càng thêm phần trang trọng. Chị Cầm cho biết thêm: “Ðịa phương có 278 hộ đồng bào dân tộc, chủ yếu là đồng bào Khmer. Hiện còn hơn 30 hộ nghèo, số hộ cận nghèo cũng xấp xỉ con số 30. Dù thế nào, chúng tôi cũng nỗ lực để giúp bà con thoát nghèo và thoát nghèo bền vững”. Ít ai biết rằng, đã từng có thời điểm, đồng bào Khmer Khánh Hoà được coi là “rốn nghèo” của địa phương. Sau những quyết tâm lớn, đồng bào Khmer đã bước qua được chặng đường khó khăn nhất, đóng góp đắc lực vào nhịp tiến chung của toàn xã. Ðã có 85% số hộ Khmer thoát nghèo, nhiều người trở thành nông dân sản xuất giỏi, kinh tế hết sức vững vàng.

Mùa Ðolta cũng là mùa bà con Khmer nhổ mạ chuẩn bị cho vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ông Ðào Tư, một trong những lão nông kỳ cựu của Khánh Hoà, bộc bạch: “Lễ, Tết thì phải tổ chức, có nhiều làm nhiều, nên kinh tế đỡ hơn phải tổ chức đàng hoàng”. Ấp 6 cũng là nơi tập trung đông đồng bào Khmer nhất ở Khánh Hoà. Ông Ðào Tư thuộc Xóm Lớn. Hơn 3 ha đất canh tác, ông làm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, xen canh hoa màu, người ta gọi ông là nông dân giỏi nhất xóm, nhưng thật ra, ông là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.

Riêng gia đình chị Sơn Thị Lâm, ở Xóm Nhỏ, việc xen canh hoa màu đã mang lại nguồn thu bền vững, phụ giúp chị trong việc nuôi con cái học hành. Chị Lâm vừa tưới giàn khổ qua, vừa chia sẻ: “Có trồng mới có bán, làm biếng thì đâu có đồng ra, đồng vô. Ở đây bà con siêng năng lắm, có đất trống là trồng rau màu, đúng mùa vụ thì ra đồng. Có lúa, có tôm, gia đình ấm no thì còn gì bằng nữa”. Chị nói, mùa Ðolta năm nay được ông bà thương, đàn vịt, giàn khổ qua đều tốt, gia đình mạnh khoẻ, chị phải làm lễ tạ ơn thật đủ đầy.

Những mùa lễ, Tết các năm trước, bà con Khmer của vùng Thanh Tùng, Ðầm Dơi; Hồ Thị Kỷ, Thới Bình hay Khánh Bình Ðông - Khánh Bình Tây, Trần Văn Thời đã để lại những ấn tượng đẹp về truyền thống văn hoá và ý chí vươn lên trong lòng chúng tôi. Năm nay, những ngày giáp Ðolta lại về thăm bà con miệt U Minh. Câu nói cửa miệng mà ai gặp cũng mừng chào: “Ðolta năm nay ghé lại salatel để cùng bà con mở hội...”

Phạm Nguyên

Làng quê khởi sắc

Ngọc Hiển vinh dự là 1 trong 2 huyện được tỉnh phê duyệt Ðề án xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025. Sau thời gian quyết liệt triển khai thực hiện, địa phương đã có những bước tiến phấn khởi, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Ðây là tiền đề, là động lực để cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện quyết tâm, dốc sức hoàn thành mục tiêu về đích huyện NTM đúng hẹn.

Gương sáng thương binh

Ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 1 tỷ đồng, 7 ha rừng tràm và keo lai đang phát triển xanh tốt, vườn cây ăn trái trĩu quả, ao cá quanh nhà cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; 4 người con đều lập gia đình, có cuộc sống ổn định, đó là thành quả mà thương binh 4/4 Tôn Văn Hoà, sinh năm 1950, gầy dựng được sau hơn 35 năm về vùng đất khó Ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh lập nghiệp. Ông là điển hình thương binh thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Vì thế hệ tương lai

Phong trào hiến đất xây trường học đã và đang lan toả, mang lại giá trị lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Cái Nước. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp vì sự nghiệp giáo dục mà còn giúp con em địa phương có điều kiện tốt hơn trong học tập và cơ hội phát triển tương lai.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Lễ chùa đầu năm 

Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hoá tín ngưỡng gắn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam nói chung, người dân Cà Mau nói riêng.