ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 17:01:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nền tảng vững chắc cho "tam nông"

Báo Cà Mau Hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP... hướng tới xuất khẩu, đó là những mục tiêu để các sản phẩm OCOP thật sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân và phát triển bền vững.

Trong thời gian qua, với sự triển khai đồng bộ các giải pháp, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các chủ thể sản phẩm OCOP. Trong giai đoạn 2020-2024, đã có 191 sản phẩm được chứng nhận OCOP, đây là kết quả đáng ghi nhận.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng như chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể được tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại nhiều hội nghị, hội chợ nhằm tìm kiếm, phát triển thị trường.Thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng như chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể được tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại nhiều hội nghị, hội chợ nhằm tìm kiếm, phát triển thị trường.

Không dừng lại ở số lượng sản phẩm, theo ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhiều sản phẩm khi được chứng nhận OCOP đã nâng cao giá trị, bán ra thị trường với mức giá tăng cao; OCOP đã giúp người lao động có thêm việc làm ổn định, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân. Cụ thể, doanh thu của các chủ thể đạt trên 146,7 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 30% so với năm 2023; giải quyết việc làm cho 691 lao động với thu nhập trung bình hơn 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hiện đã có 65 sản phẩm của 27 chủ thể được đưa vào các hệ thống phân phối của siêu thị trong và ngoài tỉnh, cũng như lên các sàn thương mại điện tử...

Toàn huyện Ðầm Dơi hiện có 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 13 sản phẩm đạt 4 sao, 37 sản phẩm đạt 3 sao của 14 chủ thể trên địa bàn 11 xã, thị trấn. Từ đó, đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, khơi dậy và phát huy tiềm năng, lợi thế khu vực để phát triển bền vững...

Theo ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ðầm Dơi, để xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, vai trò định hướng của cấp huyện là đặc biệt quan trọng. Khi có định hướng và định hướng đúng sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm OCOP trong thời gian ngắn và sản phẩm có chất lượng.

Tôm khô OCOP 3 sao của HTX Nguyễn Thơ, xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi. Ảnh: LOAN PHƯƠNGTôm khô OCOP 3 sao của HTX Nguyễn Thơ, xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Ông Trường cho biết, huyện luôn quan tâm công tác định hướng chọn sản phẩm để xây dựng OCOP. Việc định hướng phát triển sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn huyện xoay quanh 6 nội dung: Xác định sản phẩm chủ lực của huyện để xây dựng và đánh giá công nhận, để khi đạt sẽ có sức sống và không ngừng nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế; phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với xây dựng nông thôn mới; đối với sản phẩm khi được công nhận, tiếp tục khuyến khích các chủ thể tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường; tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để các chủ thể tiếp cận nhằm tháo gỡ những khó khăn gặp phải, cũng như nâng cấp, mở rộng quy mô; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể tham gia các buổi hội thảo, hội chợ... để kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm mở rộng thị trường; đối với những sản phẩm 3 sao, 4 sao có sự phát triển tốt nguồn nguyên liệu dồi dào, huyện khuyến khích tạo điều kiện nâng hạng để sản phẩm tiếp tục phát triển không chỉ trong nước mà hướng tới xuất khẩu.

“Nhờ định hướng tốt ngay từ đầu, thời gian qua huyện không chỉ phát triển được nhiều sản phẩm OCOP mà còn hạn chế tối đa sản phẩm rớt chuẩn khi thanh tra, kiểm tra đánh giá lại”, ông Trường chia sẻ thêm. 

Dù đã đạt được nhiều kết quả, song, việc triển khai thực hiện chương trình còn không ít khó khăn. Ông Quân nhận định, ngoài số lượng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đang thấp hơn so với nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP còn hạn chế nên việc quản trị, phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn khó khăn, nguyên liệu còn mang tính thời vụ, không ổn định; mẫu mã, bao bì sản phẩm, chất lượng chưa được chú trọng nhiều...

Bánh phồng tôm OCOP của Công ty TNHH Kiên Cường - Năm Căn. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Bánh phồng tôm OCOP của Công ty TNHH Kiên Cường - Năm Căn. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Liên quan đến nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì, chất lượng... sản phẩm OCOP, ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho biết, thời gian qua, đã tập trung đẩy mạnh việc hỗ trợ các sản phẩm cũng như chủ thể trong Chương trình OCOP với nhiều nội dung. Trong đó, hỗ trợ, hướng dẫn thiết kế nhãn mác và bao bì cho 37 sản phẩm của 20 chủ thể theo hướng thu hút người tiêu dùng và đúng quy định về ghi nhãn sản phẩm; triển khai truy xuất cho 96 sản phẩm của 65 cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó có 83 sản phẩm OCOP của 55 chủ thể). Từ đó, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm để giới thiệu, quảng bá mở rộng thị trường. Ngoài ra, còn hỗ trợ trong việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000:2018, VIETGAP cho 20 cơ sở với 41 sản phẩm OCOP...

Nhãn mác, bao bì, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm... được xem là yếu tố quan trọng để sản phẩm OCOP không ngừng phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực mà các chủ thể sản phẩm OCOP gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Ðặc biệt là liên quan đến thủ tục, thời gian đăng ký, thẩm định nội dung đơn, chờ cấp văn bằng bảo hộ theo quy định còn kéo dài; việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng mất nhiều thời gian...

Nhằm tiếp tục nâng chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của tỉnh đạt OCOP cũng như duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; để mỗi sản phẩm OCOP thật sự là một tài sản trí tuệ, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và phát triển bền vững; ông Thanh cho biết thêm, sẽ tiếp tục tăng cường đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã. Ðồng thời, tiếp tục hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ cho các sản phẩm đặc thù, đặc sản và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý...

Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với những kết quả bước đầu đạt được thời gian qua, Chương trình OCOP sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Ðặc biệt là việc phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, sẽ là nền tảng vững chắc tiến tới nông thôn mới bền vững./.

 

Nguyễn Phú

 

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.

Phố biển vào xuân

Về thị trấn Cái Ðôi Vàm những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khởi của Ðảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn biển khi được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Ông Lê Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn, cho biết: “Ðây là thành quả sự chung sức chung lòng qua 8 năm phấn đấu. Với thế mạnh về kinh tế gắn biển, hướng biển, địa phương đang dồn sức khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá phát triển trong tương lai”.

Ðặc sản OCOP

Huyện Ðầm Dơi là một trong những địa phương có tiềm năng về nuôi thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng tôm, cua, ba khía... Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều cơ sở sản xuất đã phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương để chế biến thành những mặt hàng đạt chuẩn OCOP, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.