ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:06:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Du kích xã bị cho là khai man hồ sơ để hưởng chính sách thương binh

Báo Cà Mau (CMO) Từ việc đề nghị được cấp giấy chứng nhận bị thương bổ sung để được giám định bổ sung thêm vết thương, sau hơn 6 tháng từ khi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau có công văn yêu cầu UBND huyện xem xét, giải quyết, Trưởng Ban Chỉ đạo xác nhận người có công huyện Cái Nước kết luận bà Thái Cẩm Dân (du kích xã Hưng Mỹ, tham gia bao vây đồn Cái Múi bị thương vào ngày 5/3/1969) khai man để lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách thương binh. Vậy đâu là sự thật, bà Dân có khai man hồ sơ hay không? Tại sao trước đây (ngày 26/12/2016), UBND huyện Cái Nước lại cấp giấy chứng nhận bị thương cho bà?

Bà Thái Cẩm Dân, ấp Rau Dừa, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, cho biết, vào năm 2016, bà đề nghị Sở LĐ-TB&XH cấp giấy chứng nhận thương binh. Trước đây bà đã làm hồ sơ gửi nhiều lần nhưng đều bị thất lạc, đến nay mới làm lại. Một trong những điều kiện để được xét cấp giấy chứng nhận thương binh cần phải có giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật, tuy nhiên, tại UBND xã Hoà Mỹ bà được hướng dẫn khai ngắn gọn, không dài dòng. Do không hiểu biết về thủ tục nên bà chỉ khai có 3/7 vết thương. Từ cơ sở đó, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cấp giấy chứng nhận bị thương với 3 vết thương (theo nội dung tờ khai). Căn cứ giấy chứng nhận bị thương của huyện, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh thực hiện giám định với 3 vết thương theo giấy chứng nhận bị thương được cấp với tỷ lệ thương tật 18%.

Với tỷ lệ này, bà không đủ điều kiện được hưởng chế độ thương binh (theo quy định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên). Sau đó, bà Thái Cẩm Dân đề nghị được xem xét, giám định bổ sung 4 vết thương khai sót chưa được giám định.

Đến ngày 5/6/2017, bà Thái Cẩm Dân gởi đơn yêu cầu đến Sở LĐ-TB&XH, Sở Tư pháp và UBND tỉnh Cà Mau.

Với sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự vào cuộc của Sở Tư pháp, Sở LĐ-TB&XH đã xin ý kiến Cục Người có công về trường hợp của bà Dân có được giám định bổ sung thêm hay không, nếu được thì thủ tục như thế nào. Cục Người có công trả lời trường hợp của bà Dân phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương bổ sung. Cụ thể là Chủ tịch UBND huyện Cái Nước phải có trách nhiệm xác minh, cấp giấy chứng nhận bị thương đối với bà Dân.

Theo đó, ngày 4/10/2017, Sở LĐ-TB&XH có công văn đề nghị Chủ tịch UBND huyện Cái Nước có trách nhiệm xác minh, cấp giấy chứng nhận bị thương đối với bà Dân.

Quyết định hưởng chính sách bị đề nghị thu hồi

Qua hơn 6 tháng, đến ngày 16/4/2018, UBND huyện Cái Nước trả lời như sau: Từ những tài liệu thu thập được, kết quả xác minh và kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo xác nhận người có công huyện Cái Nước cho thấy, bà Thái Cẩm Dân khai man hồ sơ (du kích xã Hưng Mỹ, tham gia bao vây đồn Cái Múi bị thương vào ngày 5/3/1969) để lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách thương binh. Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 66, Nghị định số 31/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, UBND huyện Cái Nước không thống nhất yêu cầu bổ sung các vết thương bà khai còn sót để lập hồ sơ thương binh.

Sở dĩ có kết luận như trên là do Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước đã đi xác minh và đề xuất Chủ tịch UBND huyện Cái Nước: Ban hành quyết định thu hồi và huỷ bỏ Giấy chứng nhận bị thương số 04/GCNBT-UBND ngày 26/12/2016 cấp cho bà Thái Cẩm Dân; đề nghị Sở LĐ-TB&XH có văn bản đề nghị Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Cà Mau thu hồi và huỷ bỏ Biên bản giám định thương tật số 36/GĐYK-TT ngày 2/6/2017; Chỉ đạo UBND xã Hoà Mỹ phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự huyện xác minh làm rõ hồ sơ bà Dân khai lập hưởng chính sách một lần theo Quyết định 290/2005 của Thủ tướng Chính phủ (Chính sách 290), được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 giải quyết tại Quyết định số 208/QĐ-BTL ngày 28/1/2015.

Theo báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước trả lời với phóng viên Báo Cà Mau, ngày 22/2/2018, người của phòng này làm việc trực tiếp ông Lý Hoàng Nghĩa, Bí thư Chi bộ ấp Rau Dừa C; ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Tù chính trị yêu nước xã Hoà Mỹ, 2 ông trình bày không công tác chung với bà Cẩm Dân, chỉ nghe bà Dân có tham cách mạng và nghe có bị thương, 2 ông không biết bà bị thương tại đâu, bao nhiêu vết, 2 ông cũng không hướng dẫn bà viết hồ sơ.

Tuy nhiên, vào ngày 7/1/2018, ông Nguyễn Văn Tuấn viết giấy xác nhận bà Thái Cẩm Dân có tham gia cách mạng và có bị thương nhiều vết thương. Trước đây bà làm hồ sơ nhiều lần mà không được, sau đó ông hướng dẫn bà làm hồ sơ ngắn gọn, đừng khai nhiều.
Còn ông Lý Hoàng Nghĩa, vào ngày 30/1/2018 cũng viết giấy xác nhận bà Thái Cẩm Dân có tham gia cách mạng, bị thương nhiều vết thương nhưng địa phương hướng dẫn khai chưa hết.

Cũng theo Phòng LĐ-TB&XH huyện, bà Dân cho biết ông Trần Văn Bé và ông Lý Văn Phú, ngụ ấp Kênh Lách, xã Hoà Mỹ biết bà bị thương khi tham gia trận đánh đồn Cái Múi. Nhưng theo báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện, kết quả xác minh ông Lý Văn Phú cho biết bà Dân có tham gia du kích xã Hưng Mỹ, còn bà bị thương như thế nào, ở đâu ông không biết, ông chỉ nghe bà Dân kể lại và cho xem các vết thương của bà vào tháng 3/2017.

Đâu là sự thật?

Tuy nhiên, phóng viên đi thực tế xác minh thì ông Lý Văn Phú cho biết ông có gặp người của Phòng LĐ-TB&XH huyện nhưng không có nói giống như báo cáo của cơ quan này khi trả lời phóng viên Báo Cà Mau. Ông Phú cho biết: "Năm 1969, tôi cùng bà Dân chung đơn vị du kích xã bao vây đồn Cái Múi, bà Dân bị thương rất nặng, sau đó đơn vị đưa về quân y điều trị".

Ông Lý Văn Phú xác nhận với phóng viên, năm 1969, ông cùng bà Dân chung đơn vị du kích xã bao vây đồn Cái Múi, bà Dân bị thương rất nặng, sau đó đơn vị đưa về quân y điều trị. 

Theo báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước, ông Trần Văn Bé, chức vụ trung đội trưởng, xác định bà Thái Cẩm Dân không tham gia du kích xã Hưng Mỹ. Ông nhớ có lần bao vây đánh đồn Cái Múi, thấy có một chiến sĩ nữ bị thương nặng ở đầu, chân, bụng, khi về đến xã Hưng Mỹ mới nghe nói người chiến sĩ nữ bị thương là cô Út Dân. Ông Bé khẳng định, bà Dân không thuộc lực lượng du kích xã Hưng Mỹ; ông không trực tiếp nhận diện người nữ bị thương là bà Dân mà khi về đơn vị tại xã Hưng Mỹ nghe nói lại...

Tuy nhiên, ông Bé khẳng định với phóng viên là báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện không đúng như lúc ông trả lời với người của cơ quan này. Ông Trần Văn Bé khẳng định, năm 1969, ông cùng bà Dân bao vây đồn Cái Múi, bà Dân bị thương rất nặng, sau đó đơn vị đưa bà vào quân y.  

Qua báo cáo của Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước trả lời phóng viên Báo Cà Mau và qua thực tế đi xác minh của phóng viên cho thấy: Kết quả thẩm tra, xác minh của Phòng LĐ-TB&XH huyện Cái Nước là thiếu trung thực và có biểu hiện lừa dối những người tham gia. Ông Bé, ông Phú là người biết trực tiếp sự việc này và không trình bày như đã trả lời của cơ quan này với phóng viên. Những người này đã viết giấy xác nhận cùng tham gia chiến đấu với bà Dân, không giống như kết quả xác minh của Phòng LĐ-TB&XH. Không như báo cáo cho biết khi xác minh, ông Tuấn, ông Nghĩa không hướng dẫn bà Dân làm thủ tục nhưng chính 2 người này lại viết giấy xác nhận cho bà Dân là có hướng dẫn. Đây là dấu hiệu không bình thường, thiếu trung thực và thiếu khách quan để UBND huyện ra văn bản bác yêu cầu của bà Dân.

Từ sự việc trên cho thấy, phải chăng khi người dân làm thủ tục để hưởng chế độ thương binh, cán bộ không ủng hộ mà còn tìm cách ngăn cản người dân thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị. Vấn đề này Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều văn bản, Sở Tư pháp, thậm chí Bộ LĐ-TB&XH cũng đã có văn bản chỉ đạo nhưng huyện Cái Nước không thực hiện mà làm theo hướng khác. Lẽ ra huyện Cái Nước phải cấp cho bà Dân giấy chứng nhận bổ sung thêm vết thương để bà Dân được giám định bổ sung vết thương, nhưng họ đã không làm vậy mà còn có biểu hiện huỷ toàn bộ kết quả bà đã được hưởng Chính sách 290/2005/QĐ-TTg trước đó.

Vấn đề đặt ra là trình tự thủ tục thực hiện giải quyết hưởng chế độ Chính sách 290 cho bà Dân đã được thực hiện như thế nào? Nếu sai thì trách nhiệm này thuộc về ai? Còn việc trước đây bà Thái Cẩm Dân được UBND huyện Cái Nước cấp giấy chứng nhận bị thương được thực hiện ra sao mà sau đó Phòng LĐ-TB&XH huyện lại đề xuất Chủ tịch UBND huyện Cái Nước ban hành quyết định thu hồi và huỷ bỏ giấy chứng nhận bị thương đã cấp cho bà?

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, những người đã từng hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước như bà Thái Cẩm Dân chỉ mong mỏi được công nhận là thương binh để được hưởng đúng chế độ mà lẽ ra bà được hưởng. Nhưng sự vô cảm của người có trách nhiệm, có thẩm quyền để sự việc kéo dài, đến nay bà Dân tuổi đã cao, mang trên người nhiều thương tật từ chiến tranh để lại, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, cuộc sống thì rất khó khăn. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần xem xét, làm rõ trường hợp của bà Dân có đúng đã khai man hồ sơ hay do sự tắc trách của cán bộ, hoặc cố tình bóp méo sự thật?

Hồng Phượng 

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 2: Hà Tiên - Giữ nhịp hai vùng biên cương

Nằm ở cực Tây Nam Tổ quốc, Hà Tiên không chỉ nổi danh với cảnh sắc thiên nhiên mà còn là vùng đất biên giới từng chịu nhiều biến động. Những năm 1977-1978, chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, Hà Tiên trở thành tuyến đầu chống lại sự xâm lược của quân Khmer Ðỏ, thị xã nhỏ bé khi ấy hoang tàn. Sau chiến tranh, Hà Tiên đối mặt với những thách thức mới: phục hồi kinh tế, ổn định dân cư và bảo vệ biên giới. Những năm 80, vùng đất này vẫn nghèo nàn, ít người lui tới. Năm 2018, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, là trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của tỉnh Kiên Giang.

Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn? - Bài 2: Chọn tâm – thế đúng

Vận động, thay đổi là quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, quá trình này bao gồm cả cơ chế đào thải, đồng thời cũng mở ra những cơ hội để những nhân tố có khả năng thích ứng, linh hoạt bứt phá vươn lên để khẳng định vị trí. Trước cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh gọn đội ngũ nhân lực, vấn đề lựa chọn cho mình tâm thế đúng, con đường đúng để chạm đến thành công lại một lần nữa được xã hội đặc biệt quan tâm.

Tâm thế nào trước cuộc đổi thay lớn?

Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh - gọn - mạnh; hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm tái cấu trúc đội ngũ nhân lực khu vực công ngang tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc để đất nước vươn xa trong bối cảnh mới.