ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 12:31:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Báo Cà Mau Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Dù xa vẫn nhớ...

Bà Huỳnh Xuân Thảo, cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh, bày tỏ: “Từ hồi nhỏ, hình ảnh Bác Hồ tưới cây vú sữa đã in đậm trong tôi. Sau này, được biết cây vú sữa ấy là của má Sảnh ở Cà Mau gửi tặng Bác thì thấy Cà Mau thật gần gũi. Cà Mau cũng là nơi anh trai tôi xuống tàu đi tập kết, rồi trong số bạn bè, anh chị là cựu HSMN thân thích với tôi, nhiều người sống, chiến đấu ở Cà Mau hoặc quê Cà Mau... Vì vậy mà nhắc đến Cà Mau là thấy lòng bồi hồi, thân thương lắm”.

Ðoàn cựu HSMN lưu dấu bước chân mình tại điểm cuối đất nước.

Ðoàn cựu HSMN lưu dấu bước chân mình tại điểm cuối đất nước.

Bà Thảo cũng chia sẻ, bà về Cà Mau từ rất sớm, sau ngày giải phóng đất nước không lâu. “Hồi đó, Cà Mau còn nghèo, đường sá đi lại rất khó khăn. Giờ thì Cà Mau đổi thay nhiều lắm rồi, nhà cửa, lộ làng rất phát triển. Cà Mau cũng nổi tiếng có nhiều đặc sản ngon, có rừng tràm, rừng đước bạt ngàn với nhiều giá trị về môi trường, về lịch sử. Vì vậy, Cà Mau phát triển du lịch theo hướng sinh thái gắn với lịch sử là đúng. Vấn đề là quản lý cho có trật tự, an toàn và chuyên nghiệp...”, bà Thảo nhìn nhận.

Sống và công tác tại Hungary, Phó giáo sư, Tiến sĩ Ðỗ Thị Ðông Xuân - Viện Nghiên cứu bảo tồn Gen gia súc quý hiếm Hungary (cũng là HSMN), lần thứ hai trở lại Cà Mau. Bà không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của mảnh đất này. Nhưng trên tất cả, bà về với Cà Mau còn bởi những nghĩa tình sâu đậm.

“Cà Mau là điểm đến đặc biệt, phải yêu thương một cái gì đó thì người ta mới tới. Với tôi, đây còn là nơi gắn bó tuổi thơ của chị Nhật Sinh (HSMN), là người chị thân thương trong đoàn. Trên đường về, chúng tôi đã ghé thắp nhang mộ ba chị - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Châu Văn Ðặng - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau, Bạc Liêu) tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu. Làm được nghĩa cử này với đấng sinh thành ra chị, chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng”, bà Xuân bộc bạch.

Sẻ chia cùng quê hương

Bà Châu Nhật Sinh, dù quê ở Bạc Liêu nhưng trong tim bà, Cà Mau luôn là một phần không thể thiếu, bởi tuổi thơ của bà gắn liền với những ngày theo cha mẹ hoạt động cách mạng tại vùng căn cứ Cà Mau.

Chính tình yêu ấy đã thôi thúc bà và những người bạn HSMN xây dựng tại quê hương Cà Mau 13 cây cầu, 1 ngôi nhà cho trẻ mồ côi; tặng xe đạp cho học sinh nghèo và quà cho nhiều gia đình túng khó...

Những ngày giáp tết Ất Tỵ vừa qua, bà đã tặng bà Ðỗ Thị Bảy (Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, con má Lê Thị Sảnh - người bứng cây vú sữa cho má Sảnh gửi biếu Bác Hồ) vỏ và máy trị giá hơn 11 triệu đồng để làm phương tiện đi lại, nhất là lúc ốm đau. Lần về này, bà cùng các cựu HSMN tặng bà Ðỗ Thị Bảy 10 triệu đồng để thuốc thang, bồi dưỡng; tặng 1 xe lăn và gậy để tiện di chuyển trong sinh hoạt. Cháu nội và người thờ cúng má Sảnh, ông Lê Văn Hùng, cũng được hỗ trợ 5 triệu đồng để lo hương khói cho má.

Các cựu HSMN chụp ảnh lưu niệm cùng bà Ðỗ Thị Bảy (người ngồi xe lăn) và ông Lê Thanh Hùng (thứ tư từ trái qua) tại Khu Di tích Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

Các cựu HSMN chụp ảnh lưu niệm cùng bà Ðỗ Thị Bảy (người ngồi xe lăn) và ông Lê Thanh Hùng (thứ tư từ trái qua) tại Khu Di tích Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

Cà Mau cũng trở nên thân thương hơn qua những tấm lòng luôn hướng về mảnh đất này. Ông Lê Văn Tân, một cựu HSMN, đã hơn 10 lần đến với Cà Mau. Mỗi khi đoàn cựu HSMN về xây cầu, hỗ trợ bà con, dù bận rộn thế nào ông cũng cố gắng sắp xếp để tham gia. “Người dân Cà Mau còn nghèo, nên chúng tôi tiếp một tay giúp được gì cho bà con, cho các cháu học sinh thì giúp,” ông Tân tâm tình.

Cùng về Cà Mau với đoàn cựu HSMN tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 2 vừa rồi, còn có một nhân vật đặc biệt - bà Monique Ouandié, cũng từng là HSMN. Bà Monique Ouandié là người Cameroon, sang Việt Nam từ nhỏ, học tại các trường HSMN. Sau ngày đất nước thống nhất, bà được Nhà nước ta hỗ trợ đi học ở Ba Lan và hiện đang là bác sĩ tại Pháp.

Những cánh rừng đước nguyên sinh ở Ðất Mũi là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có cựu HSMN.

Những cánh rừng đước nguyên sinh ở Ðất Mũi là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trong đó có cựu HSMN.

Khi trở về Việt Nam, bà đã đi dọc đất nước như về với chính quê hương mình. Với bà, chuyến đi Cà Mau không chỉ là hành trình khám phá vùng đất cuối trời Nam mà còn là một trải nghiệm đầy cảm xúc. "Ðược tận mắt chứng kiến những cánh rừng đước bạt ngàn, xanh thẳm, nơi từng là căn cứ của những người cách mạng; được đi ca nô từ Năm Căn đến Ðất Mũi, thật là một hành trình đặc biệt, rất vui, rất hồi hộp và khó quên...", bà Monique Ouandié bày tỏ.

Cà Mau không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ là điểm cuối trên bản đồ Tổ quốc, mà còn là mảnh đất đậm nghĩa, nặng tình. Dù là người con sinh ra từ mảnh đất này hay chỉ từng đặt chân đến một lần, ai cũng đều cảm nhận: Cà Mau là nơi để thương, để nhớ, để quay về./.

 

Huyền Anh

 

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.