ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 22-1-25 11:17:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Báo Cà Mau (CMO) Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Phường 4, TP Cà Mau triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.

Khởi xướng từ năm 2019, xuất phát điểm chỉ là mô hình nhỏ với tên gọi "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" tại Khóm 3, sau 4 năm triển khai thực hiện tuyên truyền hiệu quả, đã nâng cấp thành Khu dân cư tự hào dùng hàng Việt. Ðến nay, mô hình đã nhân rộng 5 khu dân cư/5 khóm với tổng số tham gia trên 225 hộ. Trong đó, Khóm 1 tại vị trí Hẻm 67, đường Phạm Hồng Thám; Khóm 2 tại Hẻm 15, đường Phan Ngọc Hiển; Khóm 3 tại Hẻm 175/15; Khóm 4 tại khu tái định cư đường Số 9 và Hẻm 02 tại Khóm 5.

Dân cam kết thực hiện tốt và duy trì lâu dài, công tác vận động được triển khai bài bản. Theo đó, Mặt trận phường sẽ tiến hành khảo sát trong các khu dân cư, sau đó thông qua chi uỷ, chi bộ xây dựng kế hoạch cụ thể, mời bà con đến tham gia xây dựng đóng góp ý kiến, cuối cùng là ký cam kết với hộ dân, ưu tiên sử dụng hàng Việt trong sinh hoạt gia đình.

Bà Mã Kim Tuyến, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Phường 4, chia sẻ: “Từ khi thành lập mô hình đến nay, người dân ủng hộ rất nhiệt tình, đặc biệt là trên địa bàn phường vốn có lợi thế khi gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, kênh tạp hoá bán lẻ nên càng tạo điều kiện cho người dân lựa chọn mua sắm hàng Việt”.

Trước đây, khi chưa tham gia mô hình, người dân mua sắm, kinh doanh mặc dù có sử dụng hàng Việt nhưng tỷ lệ chưa cao, chỉ khoảng 60%, còn lại là hàng các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... xen kẽ. Ðến nay, qua khảo sát, trên 90% người dân chủ động thực hiện đúng cam kết và tích cực tuyên truyền, vận động thêm cho người thân, bạn bè cùng hưởng ứng.

Không chỉ thực phẩm, các mặt hàng điện máy, gia dụng Việt Nam ngày càng được tin dùng vì chất lượng và giá cả phải chăng, không kém các sản phẩm do nước ngoài sản xuất.

Là một trong những điểm ra mắt Khu dân cư tự hào dùng hàng Việt, tiệm tạp hoá của chị Nguyễn Trúc Uyên, Khóm 5, Phường 4, đã có thâm niên hơn 20 năm kinh doanh, với cách bày trí tại các gian hàng dễ dàng nhận thấy đa phần hàng hoá của chị bán chủ yếu là hàng Việt Nam.

Chị Uyên bộc bạch: “Trước nay tiêu chí của tôi nhập hàng vào là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lấy trực tiếp tại các kênh phân phối trên địa bàn tỉnh. Vì chủ yếu bán cho bà con trong khu sử dụng nên nhất là về thực phẩm, ăn uống, tôi đều chuộng hàng Việt, hầu như là 90% tổng các sản phẩm. Ðến nay, khi địa bàn Phường 4 nhân rộng mô hình Khu dân cư tự hào dùng hàng Việt thì người dân lại càng ủng hộ nhiều hơn nữa. Ðây cũng là cách làm hay để quảng bá hàng Việt đến tay người tiêu dùng”.

Chị Trúc Uyên (người thứ 2 từ trái sang) ưu tiên nhập hàng Việt về bán, tổng các mặt hàng có trên 90% thương hiệu nhãn hàng của Việt Nam sản xuất.

“Từ rất lâu rồi tôi sử dụng hàng hoá của Việt Nam, từ chai dầu gội, dầu ăn đến hàng gia dụng, hộp khăn giấy đều phải là của Việt Nam sản xuất, ghi rõ thành phần, nhãn mác như vậy thì dùng mới yên tâm. Nói vậy không phải tẩy chay hàng nước ngoài nhưng theo tôi thì mình là người Việt thì phải dùng hàng Việt, như vậy kinh tế nước nhà mới phát triển, kích cầu mua sắm mạnh”, bà Nguyễn Thị Thơm, Khóm 2, Phường 4, chia sẻ.

Kinh doanh thực phẩm, gia vị các loại, chị Tô Tú Lan, tiểu thương kinh doanh tại Khóm 1, Phường 4, cho biết: “Vì là kinh doanh nên khi nhập hàng tôi sẽ lựa chọn nhập song hành các nhãn hàng để người tiêu dùng dễ lựa chọn. Tuy nhiên, khi cùng một món mà có cả hàng Việt Nam lẫn nước khác thì bà con đều mua hàng Việt, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không chỉ sử dụng yên tâm mà đó còn là cách để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, xa hơn nữa là ủng hộ thị trường hàng hoá Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19”.

Bên cạnh cam kết thực hiện sử dụng hàng Việt trong sinh hoạt gia đình, chị Lan còn tích cực giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm, thực phẩm Việt Nam đạt chất lượng.

Ðến với cửa hàng điện máy gia dụng của hộ anh Châu Tấn Kiệt, Khóm 5, Phường 4, đa phần các mặt hàng từ nồi cơm điện, quạt gió, nồi chiên không dầu hay bóng đèn đều ưu tiên bán và trưng bày các nhãn hàng thương hiệu của Việt Nam.

“Hàng Việt Nam vì sản xuất trong nước nên so về giá cả có phần nhỉn hơn, mẫu mã ngày càng cải tiến bền và đẹp. Người dân thích mua các thương hiệu nhãn hàng Việt vì dễ sử dụng, có hướng dẫn chi tiết mà chất lượng cũng không thua kém các thương hiệu đến từ các nước bạn. Khi bà con mua cũng yên tâm hơn vì không sợ hàng nhái, kém chất lượng”, anh Kiệt cho biết.

Sau thời gian triển khai, Uỷ ban MTTQ Phường 4 tiến hành khảo sát về tình trạng và mức độ hài lòng tại các khu dân cư. Theo đó, đa phần hộ dân đều nhận thức đúng đắn hơn về chất lượng hàng hoá, sản phẩm trong nước, không chỉ vậy, giá cả cũng là điều mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Song song đó, ngoài công tác vận động, tuyên truyền đến các hộ dân, còn tích cực hướng dẫn nhận biết hàng Việt Nam chất lượng cao, cách tiêu dùng, mua sắm thông minh…

Có thể nói, với cách làm thiết thực đã góp phần thay đổi tâm lý và thói quen, ý thức tiêu dùng hàng ngày của người dân, tạo nét đẹp trong văn hoá mua sắm, kinh doanh. Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất cũng nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc mua bán, nhất là trong thời kỳ mua sắm online đang trên đà thịnh thế thì việc kinh doanh đồng hành bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hết sức cần thết. Tiêu  dùng hàng Việt cũng là cách thể hiện lòng yêu nước./.

 

Ngô Nhi

 

Liên kết hữu ích
Hướng dẫn order 1688 từ A-Z

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.