ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 6-7-24 00:48:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gắn QR Code cho cua

Báo Cà Mau Ðể giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm cua biển Cái Nước - Cà Mau, HTX Chế biến, Thương mại Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát (xã Hoà Mỹ) sử dụng dây rút in QR Code trên từng sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc một cách dễ dàng, đồng thời giữ thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương. Với ý tưởng độc đáo này, sản phẩm cua biển gắn QR Code của HTX đã được Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP huyện Cái Nước chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023.

Cua biển Cái Nước - Cà Mau là một trong những mặt hàng đặc sản, nổi tiếng mang nét đặc trưng của tỉnh. Lợi dụng tình trạng người tiêu dùng rất khó nhận dạng, một số thương lái ngoài tỉnh hám lợi đã thu mua cua biển kém chất lượng, sau đó trưng bày, quảng bá sản phẩm cua biển Cà Mau, phần nào ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu sản phẩm đặc trưng ở địa phương.

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Cái Nước chấm sản phẩm cua biển gắn QR Code đạt 70 điểm.

Ông Nguyễn Hoàng Ân, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX, chia sẻ, vào năm 2017, một dịp ra Thủ đô Hà Nội học hỏi kinh nghiệm mô hình HTX kiểu mới, ông mang theo mặt hàng cua biển Cái Nước - Cà Mau làm quà biếu, kết hợp với quảng bá sản phẩm nổi tiếng của địa phương. Lúc bấy giờ, sản phẩm cua gạch loại nhất được thu mua tại địa phương với mức giá 400 ngàn đồng/kg, nhưng ghi nhận tại một số tuyến phố ở Hà Nội, cua được gắn mác là cua Cà Mau được niêm yết giá bán 350 ngàn đồng/kg, thấp hơn 50 ngàn đồng cua mua tại tỉnh, chưa kể chi phí vận chuyển. Thấy giá bán cua Cà Mau bất thường, ông tranh thủ thời gian dạo quanh một vòng tìm hiểu, bằng kinh nghiệm nhiều năm nuôi cua, bằng cảm quan bên ngoài, ông khẳng định không phải đặc sản cua biển Cà Mau. Ðể khẳng định, ông chi 700 ngàn đồng mua thử 2 kg, nhờ quán ăn luộc để chiêu đãi đại biểu các HTX. Sau khi dọn lên bàn ăn, ông so sánh giữa sản phẩm cua biển Cái Nước - Cà Mau được mang từ Nam ra Bắc với sản phẩm được mua ở một tuyến phố thì thấy có sự khác biệt về tỷ lệ gạch và hương vị. Theo đó, qua trao đổi, một số HTX phía Bắc mong muốn có cách nào đó để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm nổi tiếng cua Cái Nước - Cà Mau, không phải mua nhầm sản phẩm cua biển kém chất lượng đang được bày bán trên thị trường như hiện nay.

Vậy là sau nhiều đêm trăn trở, ông Ân quyết định in mã QR Code thành miếng tem bằng chất liệu đặc biệt, dán lên sợi dây rút có bán sẵn trên thị trường. Ðồng thời, vận động xã viên phát triển mô hình nuôi cua xen canh trong vùng nuôi tôm hữu cơ, tạo ra sản phẩm cua chất lượng không chứa dư lượng kháng sinh, hoá chất và đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Sản phẩm cua biển gắn QR Code của Hợp tác xã Chế biến, Thương mại, Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Hằng ngày, khi xã viên thu hoạch cua nuôi trong vuông tôm, HTX tiến hành thu mua, lựa chọn cua gạch chất lượng và dùng dây kiếng được bán trên thị trường để trói, kết hợp gắn QR Code vào càng từng con cua biển, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết cua biển Cái Nước - Cà Mau thông qua quét QR Code. Từ đó, ông có ý tưởng phát triển mặt hàng cua biển trở thành sản phẩm OCOP 3 sao.

Với mặt hàng cua biển gắn QR Code bằng dây rút độc đáo, HTX Chế biến, Thương mại, Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản Cái Bát giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đặc sản cua Cái Nước - Cà Mau, không phải nhầm lẫn với các loại cua khác bày bán trên thị trường. Sản phẩm này được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Cái Nước năm 2023 chấm đạt 70 điểm, đủ điều kiện chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðây sẽ là tiền đề quan trọng để HTX tiếp tục nâng hạn lên OCOP 4 sao trong năm 2024./.

 

Việt Tiến

 

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.

Phòng bệnh trên tôm lúc giao mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, xuất hiện nhiều cơn mưa làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài việc người dân ý thức trong chăm sóc tôm nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để vụ nuôi đạt hiệu quả.

Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được quan tâm thực hiện, đạt kết quả khả quan. Ðặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu ứng tích cực.

Thích nghi để phát triển sản xuất

Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 300.000 ha với nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, thời tiết chuyển biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, buộc các mô hình phải có sự thay đổi để thích nghi.

Nông dân chủ động vụ hè thu

Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.