ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 15:58:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gánh nặng thiên tai - Bài 1: Thiệt hại khó lường

Báo Cà Mau (CMO) Theo số liệu quan trắc của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, trong tháng 10/2020, lượng mưa hàng ngày dao động từ 46-76 mm. Tổng lượng mưa của tháng 10/2020 đo được trên 572 mm. Lượng mưa này cao hơn gấp 1,5 lần so với lượng mưa trung bình của tháng 10 trong khoảng 57 năm qua (từ năm 1958-2015, dao động trên dưới 350 mm) và cao gấp 2 lần so với lượng mưa của tháng 10/2019. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, mà còn làm thiệt hại nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.

Một thực tế đang diễn ra, thiên tai đe doạ trực tiếp, hàng ngày ở khắp các vùng ngọt hoá, vùng sản xuất lúa - tôm, vùng nuôi thuỷ sản, thậm chí đe doạ cả hạ tầng đường bộ trên diện rộng ở Cà Mau.

Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới kéo dài cả tháng 10 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt và đi lại ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh. Trong khi diễn biến của mưa bão và ngập úng đang hết sức phức tạp, các địa phương vẫn đang liên tục cập nhật mức độ thiệt hại.

Toàn huyện Trần Văn Thời vẫn còn 3.400 ha lúa chưa thu hoạch. Ảnh: P.Phú

Bão chồng bão, thiên tai nối tiếp thiên tai. Giờ đây chỉ có thể dùng cụm từ “chát ngắt” và đáng sợ ấy để nói lên những tổn thất nặng nề nhất ở nhiều vùng quê Cà Mau, nhất là vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, U Minh.

Chỉ chưa đầy 5 năm, toàn vùng đã gánh chịu 4 đợt thiên tai, thiệt hại nghiêm trọng bởi hạn, sụp lún (năm 2016, 2020); nước biển dâng (2019) và ngập úng đang diễn ra.

Hơn 202 km đường giao thông và trên 5.400 căn nhà ở huyện Trần Văn Thời bị ngập. Ảnh: P.Phú

Không chỉ riêng Cà Mau, cả khu vực ĐBSCL, hơn 5 năm trở lại đây mỗi mùa khô, mùa mưa đều có đến trên 70% địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2018-2019 và 6 tháng năm 2020, toàn vùng đã có 12/13 tỉnh, thành bị ảnh hưởng gay gắt của hạn, xâm mặn và ngập úng hoành hành. Hàng trăm ngàn héc-ta lúa, cây ăn trái, hoa màu và vùng nuôi thuỷ sản của người dân bị thiệt hại nặng nề, kèm theo đó là hàng triệu lượt người thiếu nước sinh hoạt.

Riêng mưa, ngập úng năm 2020, theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này nhiều địa phương: Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ và Cà Mau đang chịu ảnh hưởng nặng. Trong đó, Cà Mau có hơn 20.980 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch, 228 ha lúa - tôm và 267 ha rau màu bị thiệt hại do ngập úng. Mặt khác, mưa lớn còn kèm theo dông lốc làm sập 18 căn nhà và tốc mái 57 căn. Trên biển, sóng to, gió lớn làm chìm 2 tàu cá (không có thiệt hại về người). Ngoài ra, mưa bão còn là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện thêm 5 vị trí sạt lở mới trên đê biển Tây với chiều dài 5.835 m.

Trở lại vùng quê Trần Văn Thời vào thời điểm thu hoạch vụ lúa hè thu năm nay, những con số thống kê về thiệt hại cứ tăng dần. Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Trần Tấn Công cho hay: Hàng loạt những trận mưa kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão vào nửa cuối tháng 9 và tháng 10/2020, kèm theo triều cường đã làm ngập úng, thiệt hại trên tất cả các lĩnh vực ở huyện. Trong đó, nặng nề nhất là lúa hè thu, hoa màu, cá đồng và hạ tầng giao thông.

Ví như, vụ lúa hè thu toàn huyện sản xuất được 28.900 ha thì đã có hơn 1.400 ha bị thiệt hại trắng, 8.570 ha thiệt hại hơn 70% và 5.254 ha thiệt hại từ 30-70%; còn lại hơn 3.400 ha chưa thu hoạch vì ngập, vì thiếu nhân công nhưng không thể vận hành phương tiện cơ giới. Riêng mùa lúa - tôm năm nay, toàn huyện xuống giống hơn 995 ha nhưng đã thiệt hại hơn 100 ha. Và một thông tin buồn khác là diện tích nuôi cá đồng ở huyện gần như thiệt hại hoàn toàn.

Tương tự, vùng ngọt huyện U Minh cũng bị thiệt hại nặng nề. Chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Toản cho biết, toàn huyện ngập và thiệt hại 4.074 ha lúa, 477 ha cây ăn trái, 463 ha cây công nghiệp; tổng số diện tích nuôi thuỷ sản bị ngập là 8.220 ha...

Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững cho biết, do thời tiết khắc nghiệt nên việc sản xuất vụ lúa - tôm của bà con rất khó khăn. Đầu mùa thì mưa đến muộn, làm độ mặn trong vuông tôm cao, còn thời gian gần đây mưa lại nhiều khiến ngập úng. Đến nay chỉ xuống giống khoảng 8.000/18.000 ha nhưng đã thiệt hại hơn 500 ha. Có những nơi dù người dân chủ động bơm nước chống ngập nhưng do đê bao bị tràn không thể bơm tháo nước.

Chưa dừng lại ở các con số thống kê, khi hàng trăm tuyến đường ngập chìm hạn chế lưu thông. Chỉ tính riêng huyện Trần Văn Thời đã có 5.695 căn nhà bị ngập nước nhiều ngày qua./.

Huyện Trần Văn Thời đã kiến nghị hỗ trợ ban đầu cho 11.220 hộ dân bị thiệt hại lúa, hoa màu, cây ăn trái (có đăng ký sản xuất ban đầu), với tổng số tiền trên 24 tỷ 239 triệu đồng. Còn lại, số hộ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm do chưa tuân thủ quy định đăng ký sản xuất ban đầu nên chưa thể thống kê và định lượng thiệt hại.
Đồng thời, huyện cũng khẩn cấp trình UBND tỉnh xem xét ban hành quyết định về tình huống khẩn cấp ngập úng trên địa bàn huyện.

Phong Phú - Nguyễn Phú

Bài 2: GIAO THÔNG MẤT AN TOÀN

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.