ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:45:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng

Báo Cà Mau Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho hay, từ đầu năm đến nay giá tôm giảm so với cùng kỳ, và đến thời điểm tháng 6, tháng 7 thì giá ở mức thấp, có thể nói là “chạm đáy” so với các năm. Người nuôi tôm hiện gặp rất nhiều khó khăn, nhất là người nuôi tôm siêu thâm canh.

Từ đầu năm nay giá tôm đã liên tục giảm và đến thời điểm này đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Giá tôm lao dốc không phanh khiến người nuôi tôm điêu đứng, nhiều hộ phải nuôi cầm chừng, thậm chí treo đầm.

Anh Nguyễn Hoàng Thống, ấp Tân Thành B, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, cho biết anh nuôi tôm siêu thâm canh đã 9 năm nay, nhưng chưa có năm nào mà giá tôm lại rớt thê thảm như năm nay. Dù trước đó có một số ít thời điểm giá tôm giảm sâu nhưng giá thức ăn, chi phí khi đó thấp nên người nuôi vẫn có lời. Riêng thời điểm này, dù tôm nuôi đạt thì vẫn cầm chắc lỗ.

Anh Thống cho hay: “Tôi nuôi 2 ao tôm siêu thâm canh, với diện tích khoảng 6.000 m2. Vụ nuôi vừa rồi tôi mới thu hoạch xong, đạt 43 con/kg nhưng giá bán chỉ 98.000 đồng/kg, thu về 350 triệu đồng, trong khi chi phí 2 ao nuôi trong 65 ngày tốn khoảng 330 triệu đồng. Nếu tính luôn tiền nhân công thì coi như lỗ vốn”.

Trong khi giá tôm giảm sát đáy thì nghịch lý là giá thức ăn vẫn ở mức cao, đây là một trong những chi phí ảnh hưởng lớn đến người nuôi lúc này. Anh Thống nhẩm tính: “Từ giai đoạn thả giống đến đạt 100 con/kg thì mất chi phí khoảng 78.000 đồng/kg tôm, trong khi đó 1 kg tôm cỡ này bán ra chỉ có giá 80.000 đồng". 

"Tiền nhân công khoảng 20 triệu đồng/người (tính luôn tiền lương, tiền ăn, tiền sản lượng đầu tấn tôm thu hoạch được). Đặc biệt là tiền thức ăn cho tôm, trung bình 1 tấn tôm “ngốn” từ 1-1,3 tấn thức ăn. Giá 1 kg thức ăn trung bình 45.000 đồng/kg, tương đương mất khoảng 50 triệu đồng/1 tấn tôm. Tính ra chí phí quá lớn, giá tôm thì quá thấp”, anh Thống ngao ngán trước bài toán lợi nhuận.

Chỉ tay về phía đầm tôm đã thu hoạch xong, đang được nhân công rửa ao, anh Thống lắc đầu: “Nếu tình hình này kéo dài thì người nuôi tôm treo đầm nhiều lắm. Tôi cho vệ sinh đầm vậy thôi, chứ chưa biết khi nào thả nuôi lại. Để xem tình hình sắp tới như thế nào rồi mới tính chuyện thả nữa hay không”.

Đầm tôm của anh Nguyễn Hoàng Thống, ấp Tân Thành B, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, vừa thu hoạch xong, bán với giá thấp, hiện đang được vệ sinh. "Tôi cho vệ sinh đầm vậy thôi, chứ chưa biết khi nào thả nuôi lại. Để xem tình hình sắp tới như thế nào rồi mới tính chuyện thả nữa hay không”, anh nói.

Cùng nỗi niềm, ông Huỳnh Chí Ái, ấp Tân Thành B, xã Tạ Khương Nam, cũng nuôi 2 ao tôm siêu thâm canh trải bạt nhưng thu về không được là bao.

Ông Ái buồn rười rượi: “Từ đầu năm đến nay giá tôm xuống thấp quá, tôi nuôi tôm đạt đầu con nhưng giá rớt liên tục nên không có đồng lãi, chủ yếu lấy công làm lời thôi. Thêm vào đó, thời gian gần đây nuôi tôm cũng không thuận lợi, môi trường nguồn nước cũng ô nhiễm nên phải tốn chi phí lớn cho khâu xử lý”.

Ánh mắt buồn hướng về ao đầm tôm mới thả giống được 10 ngày, ông Ái lo lắng: “Đã đầu tư rồi, bắt buộc phải duy trì thôi, cầm cự coi giá thị trường có lên hay không. Vì nếu treo ao thì lo đồ đạc, máy móc không sử dụng sẽ hư hỏng. Còn nếu quay về nuôi truyền thống thì giá tôm cũng thấp, nên cố gắng nuôi cầm cự, mong thời gian tới giá cả khả quan hơn, nhất là dịp tết”.

Về phía các doanh nghiệp thu mua tôm, ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Hành chính - Nhân sự, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cho hay: “Có thể nói, giá tôm thời điểm này thấp nhất từ trước đến nay, trong khi đó năm nay sản lượng xuất khẩu tương đối tốt. Hiện nay, mỗi ngày công ty thu mua khoảng 150 tấn tôm nguyên liệu. Sản lượng tôm hiện tại cũng tạm đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều hộ nuôi công nghiệp treo đầm, tuy nhiên bù lại lượng tôm nuôi quảng canh và một số nơi người dân vẫn duy trì nuôi”.

“Nếu tình hình này kéo dài sẽ rất khó khăn cho người nuôi lẫn doanh nghiệp khi giá tôm không cải thiện. Bởi doanh nghiệp không thể tăng giá thu mua được, vì khi xuất khẩu sẽ không cạnh tranh lại Ấn Độ và Ecuador, đây là 2 nước hiện có giá bán tôm rất thấp. Trong khi tôm Việt Nam qua thị trường Mỹ lại rất khó khăn, và đây lại là thị trường rất lớn”, ông Phan Văn Tâm nhận định.

Dù giá tôm giảm sâu nhưng ông Huỳnh Chí Ái, ấp Tân Thành B, xã Tạ Khương Nam, huyện Đầm Dơi, vẫn cố gắng duy trì ao nuôi với hy vọng giá cả khả quan hơn.

Theo ông Phan Hoàng Vũ phân tích, nguyên nhân giá tôm giảm là do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine, tình hình lạm phát, nguồn cầu giảm trong khi nguồn cung không giảm; chi phí vận chuyển logistics tăng rất cao, gấp 2-3 lần so với trước đây; một số thị trường lớn để xuất khẩu thì sức tiêu thụ cũng còn hạn chế. Từ đó dẫn đến giá tôm xuất khẩu rất thấp.

Dự báo từ nay đến cuối năm có khả năng giá tôm sẽ tăng lên do tình hình cung cầu cuối năm của một số thị trường lớn, nhu cầu trong nước những tháng cuối năm cũng sẽ tăng. Theo đó, các ngành chức năng khuyến cáo người dân lựa chọn những mô hình nuôi phù hợp, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành như nuôi tôm quảng canh cải tiến 2-3 giai đoạn, phát triển các mô hình tôm - lúa, tôm - rừng.     

"Riêng đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, nên lựa chọn mật độ thả nuôi phù hợp, lựa chọn con giống tốt, thực hiện đúng các quy trình nuôi theo hướng dẫn của ngành chức năng và thời điểm nuôi phù hợp với mùa vụ, để làm sao tỷ lệ sống cao, giá thành giảm, thích ứng với điều kiện giá tôm hiện nay", ông Phan Hoàng Vũ khuyến cáo.

Theo cập nhật của Sở NN&PTNT về tình hình giá tôm nguyên liệu mới nhất trên địa bàn tỉnh, đối với tôm thẻ chân trắng ao bạt: loại 25 con/kg giá 128.000 đồng; loại 30 con/kg giá 123.000 đồng; loại 40 con/kg giá 103.000 đồng; loại 50 con/kg giá 97.000 đồng; loại 100 con/kg giá 86.000 đồng. Đối với tôm sú, loại 20 con/kg giá 210.000 đồng; loại 30 con/kg giá 155.000 đồng; loại 40 con/kg giá 125.000 đồng.

 

Phi Long - Hưng Thái 

 

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.