ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:29:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giấc ngủ ở Trường Sơn

Báo Cà Mau Diên đã từng nhiều lần hứa đi tìm ông. Ai cũng tin Diên sẽ tìm thấy ông bằng đôi chân của tuổi trẻ, bằng ước vọng đưa ông về với bà dù có thể ông chỉ là nắm đất giữa Trường Sơn. Nhưng chiến tranh xa rồi, còn cuộc sống trước mắt với nhiều lo toan đang thúc giục mỗi ngày. Làm sao để thoát được nó là câu hỏi đâu chỉ của mình Diên. Việc gối việc, lo toan kế tiếp lo toan nên lời hứa đi tìm ông cứ lần lữa mãi rồi bụi thời gian cũng phủ mờ. Về nhà không ai dám nhắc vì thấy Diên đang kiệt sức mỗi ngày, chỉ có dáng ngồi của bà là chất vấn lòng Diên.

Diên đã từng nhiều lần hứa đi tìm ông. Ai cũng tin Diên sẽ tìm thấy ông bằng đôi chân của tuổi trẻ, bằng ước vọng đưa ông về với bà dù có thể ông chỉ là nắm đất giữa Trường Sơn. Nhưng chiến tranh xa rồi, còn cuộc sống trước mắt với nhiều lo toan đang thúc giục mỗi ngày. Làm sao để thoát được nó là câu hỏi đâu chỉ của mình Diên. Việc gối việc, lo toan kế tiếp lo toan nên lời hứa đi tìm ông cứ lần lữa mãi rồi bụi thời gian cũng phủ mờ. Về nhà không ai dám nhắc vì thấy Diên đang kiệt sức mỗi ngày, chỉ có dáng ngồi của bà là chất vấn lòng Diên.

Dãy Trường Sơn, Diên từng đến một lần. Vào những năm tháng sinh viên cùng đoàn thực tế của khoa đi xuyên Việt. Xe dừng lại bên Nghĩa trang Trường Sơn, những ngọn đồi nằm nín lặng cạnh thượng nguồn sông Bến Hải. Có một thứ hùng vĩ được xây trên đau thương, mất mát. Hơn mười nghìn phần mộ nằm lại nơi này có biết bao nhiêu liệt sĩ vô danh. Trong đó liệu có ông của Diên?

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Cái dáng lặng lẽ, nhỏ nhoi của Diên lẫn trong những hàng mộ trắng. Ði đến rã rời chân và nhức nhối tâm can vẫn không gặp được ông ở nơi này. Có thể ông đang nằm đâu đó trong số bảy mươi hai nghĩa trang trên mảnh đất Quảng Trị đầy đau thương này, hoặc cũng có thể không. Núi rừng bao la, đất trời rộng lớn, Diên đã chẳng đủ thời gian để mà đi. Ông ở rất gần trong tiếng lá reo, trong từng cơn gió, trong bông hoa tím ngát mà Diên cúi xuống hôn trên đoạn đường nghỉ chân ngắn ngủi.

Và cũng đã có lúc Diên nghĩ, nếu không thể tìm đón được ông về chắc Diên sẽ đưa bà vào thăm mảnh đất này để được hội ngộ cùng ông. Trường Sơn lùi lại phía sau, thành phố đã đón Diên trở lại. Suốt sáu năm qua, thỉnh thoảng Diên gặp lại Trường Sơn trong những giấc mơ đứt đoạn đến mệt nhoài.

Lần gần nhất Diên về thăm nhà nghe bà bảo: “Sáng nay thức dậy, bà lỡ quên mất khuôn mặt ông rồi, giờ biết làm sao?”. Trong câu nói tựa có hơi sương, như là nước mắt, như chiếc lá khô vừa rụng xuống ngoài vườn. Diên nằm xuống trên chiếc chõng tre cạnh chỗ bà ngồi, muốn ôm bà an ủi. Bà ngồi đó vừa nhai trầu vừa hồi tưởng những câu chuyện về ông. Vườn nhà lá lá xôn xao, mây trên trời bay ngang một dải… Hôm Diên quay lại thành phố, bà theo ra cổng dúi vào tay Diên một bì thư, bà bảo: "Trong này có di ảnh ông và các thông tin cần thiết, cháu giúp bà gửi đến chương trình “Nhắn tìm đồng đội”. Bà thấy trên đài người ta tìm thấy cũng nhiều. Biết đâu…"

Diên nắm tay bà, không biết nói câu gì nên lặng lẽ đi. Thành phố đang dần trước mặt, còn quê nhà thì hun hút sau lưng.

 * * *

Diên nhớ đến vườn hoa của bà, những bông cúc vàng rực rỡ và lay ơn đỏ, bà đã trồng nó cho ông. Mấy mươi năm hoa nở vườn bà chắc đủ một thảm hoa vàng nối hai bờ sông Bến Hải. Chiến dịch Xuân - Hè 1972 đã nuốt ông Diên trong hố đen tử thần của con quái vật mang tên “chiến tranh”. Bức thư cuối cùng bà nhận được của ông giờ đã hoen màu. Ông lẫn vào cỏ cây, sông suối, xanh tốt và phẳng lặng thời bình. Vài người nói thoang thoảng như gió bên tai bà, rằng chiến tranh qua lâu rồi còn đau đáu làm chi…

Diên dừng lại sáu mươi giây đèn đỏ thì nhận được điện thoại của bố. Bố bảo bà dạo này yếu lắm, mấy hôm nay khớp đau, bà đã không thể ra hiên ngồi được nữa. Diên trôi đi trong dòng người tấp nập, phố xá nhộn nhịp nháo nhào chỉ lòng Diên đơn lạnh. Có một nỗi mất mát mơ hồ, xa xôi nào đó ám ảnh Diên. Như là người ta nhìn thấy những cây cổ thụ giữa rừng đang cằn cỗi dần và úa vàng sắc lá.

Thế hệ của những người như ông bà Diên đến một lúc nào đó chỉ còn nằm trên trang sách, mà thế hệ sau đọc nó mơ hồ và xa lạ như bọn Diên học sử thời Ðinh Bộ Lĩnh. Cây lá rồi sẽ hát giai điệu khác của một bản nhạc không bi thương nhưng cũng chẳng có khúc hào hùng.

Diên chìm vào giấc ngủ mệt mỏi sau cái ý nghĩ sẽ hoàn thành sớm công việc để trở về bên bà. Chuông điện thoại reo vang, một số máy lạ, đầu số có lẽ ở miền trong. Diên nghe máy, đầu dây bên kia có vẻ ngập ngừng rồi một giọng nói vang lên:

- Cô à! Cô có phải là thân nhân của liệt sĩ…

Giọng nói ấy nghẹn đi, Diên kịp nhận ra đó là giọng của một người già. Diên ngồi bật dậy, miệng ấp úng, muốn nói gì đó mà lời mắc kẹt trong lời.

- Ông cháu…

- Tôi thấy thông tin trên “Nhắn tìm đồng đội” nên liên lạc với cô. Tôi là đồng đội của đồng chí Phụng, chúng tôi cùng đơn vị với nhau.

Tim Diên như muốn vỡ oà. Cuộc điện thoại kéo dài khá lâu, hai thế hệ đứng trước câu chuyện về chiến tranh thành ra có quá nhiều điều để nói. Diên kể cho đồng đội của ông nghe về những năm tháng chờ đợi mỏi mòn của bà, về vườn hoa vàng sắc nắng, về những cái giật mình thảng thốt giữa đêm. Ðồng đội của ông thì kể về những ngày đêm chiến đấu của một thời hoa lửa, kể về những người đã ngã xuống và cả những trăn trở, day dứt của người may mắn trở về.

- Ðơn vị tôi mỗi người một quê, sau chiến tranh, những người còn sống trở về với cuộc chiến mưu sinh. Ai cũng nhớ, chẳng ai quên những người nằm lại nhưng cứ lần lữa mãi cho đến tận bây giờ mới hội tụ nhau để quay lại chiến trường xưa tìm đồng đội.

- Giá mà một ngày nào đó ông cháu trở về sau chiến tranh như bác Phan Hữu Ðược thì thích ông nhỉ. Với cháu thì đó là cổ tích.

- Ông cháu rồi sẽ trở về bằng cách này hay cách khác. Chiến tranh mà…

Diên hiểu. Chỉ là thỉnh thoảng cũng tự vẽ lên trong mình thứ hy vọng mờ ảo như sương núi. Cuộc trò chuyện ấy kéo Diên trở lại Trường Sơn một lần nữa để tìm ông. Ðồng đội của ông còn nhớ mang máng vị trí căn hầm bị sập nơi có chín liệt sĩ nằm lại khi xe tăng địch càn qua. Nhưng giữa bạt ngàn rừng núi, trí nhớ qua mấy chục năm mưa nắng liệu còn có thể dẫn đường? Dù thế nào Diên cũng phải đi, nhất định phải đi, ông đang đợi Diên nơi ấy.

Mọi công việc được gấp gáp hoàn thành, sếp không có lý do để từ chối lời khẩn cầu của Diên, lịch sử vẫn luôn được coi trọng. Diên điện về nhà dặn bố đừng vội nói với bà. Người già như sợi đàn tơ, căng ra mãi rồi cuối cùng sẽ đứt. Diên không muốn gieo vào lòng bà sự hy vọng quá lớn này khi không biết trước được kết quả sẽ ra sao. Bố định nói gì nhưng ngập ngừng hồi lâu, trước khi tắt máy Diên kịp nghe tiếng ho của bà lẫn trong tiếng gió…

 

* * *

Tựa đầu vào cửa kính, thấy hơi thở của nhịp sống hiện đại đang trôi đi dọc hai bên đường Hồ Chí Minh. Nhìn màu xanh tốt tươi của sự sống, những người trẻ như Diên thật không thể tưởng tượng được rằng mỗi tấc đất nơi đây từng bị bom cày, đạn xới, biết bao xương máu đã rơi. Nên trong cái màu xanh mơn mởn kia có gì đó xót xa, nhức nhối.

Ừ mà thôi, chiến tranh đã qua lâu rồi, hãy cứ yêu những cung đường tươi đẹp này đi. Diên mỗi lúc lại cảm thấy ông đang ở gần hơn. Hay là những nơi Diên đi qua từng mòn vẹt dấu giày ông ở đó. Diên nhắm mắt, hít hà mùi hương gió trời luồn qua cửa kính. Mọi thứ thân thuộc đến kỳ lạ. Ðồng đội của ông chắc đang chờ Diên ở đó.

Diên đến. Rất nhiều thân nhân liệt sĩ khác cũng có mặt. Vị trí của căn hầm bị vùi lấp đã được xác định. Các cựu chiến binh đã mất rất nhiều ngày mới có thể tìm ra, cũng là vì vị trí của căn hầm chiếu thẳng vào chóp một quả núi nhỏ phía trước. Quả núi nhỏ ấy chiến tranh, bom đạn đã oanh tạc, giờ đây cây cối mọc lên trùng điệp, bạt ngàn như muốn thử thách lòng người. Ðồng đội của ông đã vỡ oà khi tìm thấy nó.

Cuộc khai quật được bắt đầu vào buổi chiều hôm sau, một buổi chiều lặng gió. Diên đứng đó giữa bao nhiêu con người thuộc cả hai thế hệ nhưng không hề có một khoảng cách nào. Chờ đợi từng nhát cuốc bổ xuống, có một ý nghĩ đã an ủi Diên rằng ít ra ông đã không đơn độc. Suốt mấy chục năm qua như một giấc ngủ dài ông nằm gần đồng đội nghe lá xôn xao và lảnh lót tiếng chim chuyền.

Mọi thứ đã lẫn vào trong đất. Còn lại vài di vật và hài cốt lẫn lộn không rõ của ai nên được chính quyền đưa về quy tập trong nghĩa trang liệt sĩ. Diên cúi xuống, rưng rưng bốc một nắm đất gói vào chiếc khăn tay. Ông đây rồi, Diên sẽ đưa ông về bên bà, hồn ông đã lẫn vào hồn đất. Khi đoàn người đưa hài cốt các liệt sĩ trở về, gió đại ngàn thổi hun hút phía sau lưng như khúc tráng ca tiễn biệt. Khi đã ngồi trên chuyến xe Bắc Nam đông nghẹt, Diên cúi xuống hôn nắm đất trên tay, nước mắt lặng lẽ rơi. Chắc hẳn bà đang đứng trước vườn hoa vàng chờ ông về…

Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.