ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 04:40:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải bài toán bảo vệ môi trường - Bài cuối: Khắc phục từ "gốc" vấn đề môi trường

Báo Cà Mau (CMO) Trước những vấn đề đặt ra về ô nhiễm môi trường đang tác động đến nền kinh tế, xã hội và đời sống, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều chủ trương, chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, hướng tới xây dựng và bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp.

> Bài 1: Sức ép ô nhiễm môi trường

> Bài 2: Khó khăn công tác thu gom, xử lý

Thách thức từ nhiều phương diện

Những sức ép dẫn đến ô nhiễm môi trường, chất thải từ các nguồn sản xuất, buôn bán, kinh doanh, chế biến, chất thải sinh hoạt… đã gây ra nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều hệ luỵ. Trong khi đó, cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường chưa được đầu tư, phát triển kịp thời với những nguồn gây ra ô nhiễm. Chính vì lẽ đó, công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều thách thức cả khách quan và chủ quan.

Theo báo cáo của UBND tỉnh vào trung tuần tháng 3 vừa qua, khó khăn trong công tác xử lý, thu gom rác thải hiện nay là do công tác triển khai, thực hiện quy hoạch khu xử lý chất thải còn chậm. Chưa có cơ chế để kiểm soát hoạt động thu, chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong vận chuyển rác thải sinh hoạt về xử lý nên nhiều hộ dân tự phân loại và đốt rác. (Ảnh chụp tại địa bàn huyện Ngọc Hiển).

Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt khác; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 5, Ðiều 79, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020) nên các cơ quan, đơn vị, địa phương đang gặp khó khăn trong việc tham mưu xây dựng văn bản để triển khai, thực hiện.

Mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện bố trí bãi chôn lấp chất thải tạm thời nhưng một số huyện chưa thực hiện (do chưa có quỹ đất) hoặc có bố trí nhưng hạ tầng giao thông (cầu, đường) không đảm bảo để xe rác chuyên dụng lưu thông nên chưa thể tiếp nhận, xử lý rác. Ðiều kiện về hạ tầng, phương tiện vận chuyển, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc phân loại rác thải tại nguồn. Nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao nên công tác phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền về phân loại, thu gom, xử lý rác sinh hoạt và bảo vệ môi trường chưa sâu rộng đến tận người dân; ý thức của một bộ phận người dân, tổ chức, đơn vị về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải còn hạn chế, chưa chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường; không nộp phí dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Nguồn nhân lực thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh chưa đáp ứng đủ so với tình hình thực tế; chế độ đãi ngộ cho công nhân phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị còn thấp. Tỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn còn thấp, các chương trình phân loại tại một số huyện còn mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ.

Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, do dân cư phân bố rải rác, hệ thống giao thông chưa đáp ứng. Một số tuyến lộ, hẻm chưa đáp ứng cho các phương tiện thu gom, nên dẫn đến tỷ lệ thu gom còn thấp.

Việc xử lý rác của TP Cà Mau và rác từ các huyện chỉ phụ thuộc vào một nhà máy xử lý rác thải, thiếu độ an toàn dự phòng sự cố, không bền vững và tiềm ẩn nguy cơ lớn ùn tắc rác ở địa phương khi nhà máy ngưng hoạt động. Công suất của nhà máy chưa đảm bảo xử lý toàn bộ khối lượng rác tiếp nhận về.

Nguồn kinh phi hỗ trợ công tác thu gom còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thu gom rác thải, nhất là ở khu vực nông thôn, chưa có đơn giá để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển rác từ các xã ra trục lộ chính để vận chuyển về Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau. Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ hàng năm cho cấp xã, thị trấn còn thấp, chưa đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ.

Giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế

Nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, UBND tỉnh chủ động tham gia ý kiến đóng góp đối với định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

"UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng hoàn thiện định mức kỹ thuật xử lý rác thải sinh hoạt tại Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau, xây dựng phương án giá gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành đơn giá, làm cơ sở cho UBND TP Cà Mau chi trả cho nhà máy xử lý rác thải theo đúng quy định. Ðồng thời, đề nghị Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau thường xuyên nâng cấp, duy tu, sửa chữa hệ thống xử lý rác, tránh để tình trạng ngưng hoạt động như thời gian qua làm tồn đọng rác thải, gây ảnh hưởng đến môi trường", ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo.

Ðể thu hút các dự án đầu tư thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trong thời gian tới, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, lập quy hoạch địa điểm xử lý rác thải tập trung của huyện hoặc khu vực liên huyện mang tính đồng bộ, liên kết giữa các khu vực lân cận, giảm thiểu việc thu gom rác về TP Cà Mau như hiện nay; đồng thời, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có sử dụng công nghệ cao, giảm quỹ đất cho công tác xử lý chôn lấp, bảo vệ môi trường.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế kiểm soát trong hoạt động thu, chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 để triển khai, áp dụng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể... trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Tiếp tục thu hút, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng thêm cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, TP Cà Mau tiếp tục rà soát, bố trí quỹ đất để đầu tư, xây dựng bãi chôn lấp rác thải dự phòng tại địa phương để dự phòng trường hợp Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau ngưng tiếp nhận rác để bảo trì, sửa chữa trong thời gian tới.

Ban hành kế hoạch tuyên truyền, vận động, quy định trong việc thu gom, phân loại chất thải tại nguồn ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn phải trang bị phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Ðiều 27, Thông tư số 02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Thực hiện thí điểm mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, làm cơ sở nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao tỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của tỉnh. (Ảnh chụp tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển)

Chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, làm cơ sở nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao tỷ lệ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của tỉnh. Tiếp tục đầu tư, lắp đặt camera tại các tuyến đường chính, khu dân cư tập trung để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân loại, thu gom rác của các hộ gia đình, cá nhân và đơn vị thu gom, vận chuyển rác.

Yêu cầu các địa phương rà soát, bố trí các điểm tập kết rác phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường (phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động). Tiếp tục cân đối, phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh về đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt.

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng, vấn đề thu gom, xử lý rác là việc hệ trọng. Với vai trò, trách nhiệm của mình, UBND các cấp tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân đô thị và nông thôn. Vận động người dân, các nơi sản xuất phải có trách nhiệm phân loại, thu gom rác thải gắn với công tác quy hoạch nhà máy xử lý rác. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, không để môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn./.

 

Hưng Anh

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.