ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 22-1-25 13:53:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gian hàng thịt sạch, người tiêu dùng được... giải cứu

Báo Cà Mau (CMO) Nhu cầu mua thịt heo sạch, an toàn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh thực phẩm mất vệ sinh, chứa hoá chất có hại đang tràn lan. Trước mong mỏi của người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP (chi nhánh Cà Mau) lần lượt khai trương các cửa hàng thịt heo sạch tại TP. Cà Mau. Đây có thể xem là giải pháp hiệu quả, cung cấp nguồn thịt ngon, an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Lung Lăng, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết, do giá heo quá thấp, nhiều người chăn nuôi đã tự giết mổ heo quá lứa và bán với giá thấp hơn giá thịt ngoài chợ khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng không bị lỗ như bán cho thương lái. Điều đó cho thấy, phần lời lãi rất lớn chảy vào túi tư thương mà đáng ra phải được chia sẻ với người chăn nuôi. Đã vậy, khi thịt heo đến tay người tiêu dùng còn thêm cả phần lời từ việc bơm nước vào heo để tăng trọng. Chính vì vậy, chất lượng thịt cũng theo đó giảm rất nhiều.

Nhằm góp phần giải cứu thịt heo, hay nói đúng hơn là giải cứu người tiêu dùng, Sở Công thương đã vận động các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn tổ chức những gian hàng thịt sạch, giá cả hợp lý để phục vụ người tiêu dùng trên địa bàn TP Cà Mau.

2 điểm bán thịt sạch ra đời từ nhu cầu giải cứu người tiêu dùng: gian hàng thịt sạch của Công ty TNHH Tô Vân, Phường 7, TP Cà Mau (số 125, Huỳnh Thúc Kháng, Khóm 7, Phường 7) và gian hàng thứ 2 của Công ty Minh Thảo (số 161, Nguyễn Tất Thành, Phường 8).

Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những gian hàng thịt sạch của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP, chi nhánh Cà Mau,

Các quầy bán thịt sạch đều có pa-nô tuyên truyền, móc treo bằng inox, niêm yết giá, bảo đảm an toàn vệ sinh; nguồn thịt được kiểm soát nghiêm ngặt đầu vào, đầu ra tại trại giết mổ nhằm đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng thịt heo sạch, không bị bơm nước.
Chị Ngô Thị Lan (Phường 7) chia sẻ: "Bây giờ ra chợ mua thịt, thật khó phân biệt thịt sạch, thịt không sạch. Từ khi có gian hàng này, tôi đỡ đau đầu chuyện lựa chọn, bữa cơm gia đình phần nào cũng an toàn hơn”.

Ông Nguyễn Văn Xoài, đại diện chi nhánh CP Cà Mau, bộc bạch: "Mục đích của chúng tôi là từ "bước chạy đà" này sẽ phát triển mạng lưới tiêu thụ hiện đại, dần dần thay thế hệ thống tiêu thụ truyền thống chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, tiến tới không còn hình thức kinh doanh thịt sống tại các chợ dân sinh, chợ "cóc" mà thay vào đó là hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích".

Chị Đinh Thị Hương, nhà ở Khóm 5, Phường 9, cho biết, lợi ích từ việc sử dụng thực phẩm sạch đối với chị là giảm các mối nguy đối với sức khoẻ chính mình và gia đình. “Nghe nói, khi được bán rộng rãi, giá thịt heo an toàn có thể tăng thêm hoặc có thể việc đi chợ sẽ xa hơn trước đây, nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận nếu sản phẩm đó đem lại sự yên tâm và lợi ích về sức khoẻ được đảm bảo…”, chị Hương chia sẻ.

Chăn nuôi sạch không chỉ là yêu cầu từ thị trường mà còn là yếu tố sống còn của ngành chăn nuôi Việt Nam trước sức ép của thịt nhập khẩu, vốn đến từ các nước có nền chăn nuôi phát triển và có tiếng quản lý tốt về an toàn thực phẩm.Vì vậy, với mô hình chuỗi sản xuất an toàn từ chuồng trại đến bàn ăn như thế này, tập quán của người tiêu dùng cũng như người mua bán sẽ thay đổi./.

Huệ Như

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.