ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 21:29:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gieo neo xóm Cây Bàng

Báo Cà Mau Nằm ở ven biển, thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, xóm Cây Bàng hiện có khoảng 48 hộ dân sinh sống. Những hộ dân này, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào biển, khai thác biển để kiếm sống. Không phải mưu sinh nghề biển lúc nào cũng gặp thuận lợi nên đời sống còn nhiều khó khăn.

Nằm ở ven biển, thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, xóm Cây Bàng hiện có khoảng 48 hộ dân sinh sống. Những hộ dân này, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào biển, khai thác biển để kiếm sống. Không phải mưu sinh nghề biển lúc nào cũng gặp thuận lợi nên đời sống còn nhiều khó khăn.

Ðiều dễ dàng nhìn thấy được khi đến xóm Cây Bàng là người dân cất nhà san sát nhau, tạm bợ, lụp xụp, không có căn nhà nào xây dựng kiên cố, vấn đề môi trường vẫn chưa được thực hiện tốt. Và có lẽ, đáng mừng nhất ở xóm này là con lộ lầy lội ngày nào giờ được thay bằng lộ bê-tông dài 200 m, để người dân trong xóm dễ dàng đi lại hơn.

Cái nghèo đeo bám

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Nguyễn Cảnh Hạnh cho biết: “Phần đông số hộ dân ở xóm Cây Bàng từ nơi khác đến sinh sống, không có nghề nghiệp ổn định, không đất sản xuất. Phần đất họ đang sinh sống là đất của xã quản lý và trong số 48 hộ thì có gần 20 hộ thuộc diện hộ nghèo”.

Em Út Nhi vá lưới chuẩn bị cho chuyến biển tới.

Bám trụ ở đây đã trên 40 năm, gia đình ông Nguyễn Việt Bắc chỉ biết dựa vào nghề biển để kiếm sống. Vì không có vốn đầu tư tàu lớn đánh bắt xa bờ nên hiện nay 5 thành viên trong gia đình ông trông cậy vào chiếc ghe nhỏ đánh bắt ven bờ. Khai thác biển phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năm nào không thuận lợi đời sống gia đình lâm vào cảnh túng quẫn.

Ông Bắc buồn bã nói: “Gia đình tôi không có đất canh tác, chỉ làm nghề biển để sống, nhưng khó khăn lắm. Vì làm nghề biển ở đây như gia đình tôi thì không có thu nhập thường xuyên. Mỗi chuyến đi biển cũng kiếm được hơn 12 triệu đồng chưa trừ chi phí, trong 1 năm chỉ đánh bắt được 3 tháng và số tiền kiếm được trong 3 tháng phải trang trải cho cuộc sống gia đình trong năm. Từ Tết Nguyên đán đến nay cha con tôi ít đi biển được nên sống rất khổ”.

Không đi biển đánh bắt được thì ông Bắc và 2 người con trai lại đi làm mướn nhưng cũng không được thường xuyên. Cuộc sống khó khăn, chật vật là vậy, nhưng có lẽ điều mà vợ chồng ông Bắc trăn trở và ngậm ngùi nhất đó là vì cái nghèo mà 6 người con của mình (3 trai, 3 gái) đều dang dở chuyện học hành. Trong 6 người con thì có 2 người không biết chữ, người con gái út là Nguyễn Thị Nhi đành phải nghỉ học khi vừa học hết lớp 8.

Ông Bắc nói: “Mình không được học đến nơi đến chốn nên ráng làm cho các con có cái chữ nhưng không thể được. Tôi buồn vì không lo được cho các con mình học hành như người ta. Thương nhất là con Út Nhi, nó học rất giỏi và ham học lắm, nhiều năm nó đạt học sinh tiên tiến và năm lớp 8 được chọn thi học sinh giỏi vòng huyện nhưng nhà khó khăn quá đành cho nó nghỉ”.

Hiện em Nhi nghỉ học phụ giúp mẹ việc nhà, rảnh rỗi thì tiếp cha mẹ vá lưới để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. Rưng rưng nước mắt, Nhi nghẹn ngào: “Em thích học lắm nhưng cha mẹ không tiền nên em cũng không được tiếp tục đến trường nữa và biết gia đình không có khả năng nên em cũng không dám ước mơ là sẽ học ngành gì”. Vợ chồng ông Bắc không khỏi chạnh lòng khi nghe con mình nói vậy, nhưng biết sao hơn khi cuộc sống gia đình quá khó khăn.

Ông Bắc thở dài: “Thú thật là hiện nay cái ăn thôi mà gia đình còn thiếu trước hụt sau, mấy tháng nay có làm gì ra tiền đâu. Ở đây mùa mưa đến là dông gió mạnh lắm, nhưng không có tiền cất được căn nhà đàng hoàng. Căn nhà cất lại cách đây không lâu được lợp tol nhưng không yên tâm lắm khi có dông gió và còn thiếu nợ 17 triệu đồng, đang cố gắng xoay xở để trả cho người ta”.

Ở xóm Cây Bàng này, nhiều gia đình khác cũng như gia đình ông Bắc, xoay quanh “4 chữ không”: không đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, không lo con đi học được vì nhà nghèo, không khả năng cất nhà đàng hoàng để ở nên mùa mưa đến lại thấp thỏm, lo âu vì căn nhà đang ở có thể sập bất cứ lúc nào.

Cần đầu tư cho thế hệ tương lai

Hàng chục năm sinh sống ở đây, làm lụng vất vả nhưng giờ đây căn nhà để che mưa, che nắng vẫn còn là điều mơ ước đối với gia đình bà Nguyễn Thị Kha. Bà Kha buồn rầu: “Căn nhà này cất cách đây 10 năm, giờ cột nhà mối ăn muốn hết, lợp tol nhưng tol cũ xin của người ta bị lủng lỗ, mưa là dột ướt hết. Ráng dành dụm tiền để cất lại nhưng chưa có nữa. Mấy tháng nay, gió mưa không hà, khó đi biển được, nên có tiền bạc gì xài đâu”.

Vợ chồng bà Kha sinh được 4 người con, 3 người con lớn đều có gia đình riêng, còn đứa út đang đi làm mướn ở Ðồng Nai, hiện chỉ còn vợ chồng bà và đứa cháu ngoại năm nay bước vào lớp 1. Trong 4 đứa con của bà Kha, thì không ai học đến lớp 5, vì gia đình nghèo nên điều quan trọng là lo cái ăn.

Bà Kha nói: “Những tháng không mần gì ra tiền, trong nhà không có một đồng, buộc tôi phải đi mượn người khác, rồi chồng tôi đi biển, đi làm mướn như đi ghe cào, đi câu mực cho ghe người ta có tiền trả lại, lây lất qua ngày chứ ở đây làm gì bây giờ, chỉ đợi tới con nước đi biển thôi. Năm nay đứa cháu ngoại vào học lớp 1, giờ trong nhà chưa có tiền, tôi phải đi làm giấy tờ miễn học phí cho cháu”.

Căn nhà bà Kha đang ở bị hư hỏng nhiều, vách nhà làm bằng lá nay đã tả tơi, bà Kha lấy cao su che lại nhưng không ngăn nổi mưa tạt, gió lùa. Giờ đây, gia đình bà Kha không chỉ lo cái ăn hằng ngày mà còn phải lo căn nhà ở đàng hoàng hơn để mỗi khi mùa mưa đến không phải nơm nớp lo sợ nhà sẽ bị sập.

Ðời sống người dân ven biển nói chung, và ở xóm Cây Bàng nói riêng, là điều trăn trở cho chính quyền địa phương.

“Thời gian qua, Ðảng uỷ, UBND xã luôn quan tâm đến đời sống người dân ven biển, tạo mọi điều kiện thuận lợi để những hộ nghèo, nhất là hộ dân tộc nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Ða phần người dân ở đây nhà cửa tạm bợ, bị ảnh hưởng của thiên tai rất nặng nề nên trước mắt xã đầu tư lộ bê-tông cho người dân dễ dàng đi lại, thuận tiện tìm nơi trú ẩn an toàn khi có thiên tai xảy ra. Ðào tạo nghề cho lao động nhàn rỗi, đặc biệt là chị, em phụ nữ với các nghề như làm ruốc, làm mắm. Quan tâm các chính sách cho hộ nghèo, vận động các cá nhân, tổ chức tặng quà như gạo hoặc nhu yếu phẩm cần thiết khác. UBND xã mong các ngành chức năng cấp trên có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho những hộ dân này có chỗ ở ổn định, phát triển kinh tế”, ông Hạnh cho biết.

Chỗ ở chưa ổn định, nghề nghiệp bấp bênh, nhiều hộ dân ở xóm Cây Bàng sẽ tiếp tục lận đận với chuyện mưu sinh. Rồi sẽ còn nữa không những đứa trẻ không được học hành đến nơi đến chốn như con ông Bắc, bà Kha.

Khánh Bình Tây được biết đến nhiều với Khu du lịch Hòn Ðá Bạc và khi đến đây du khách từ khắp nơi phải đi qua xóm Cây Bàng. Mong rằng, sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong thời gian tới, sẽ sớm đưa xóm Cây Bàng không còn hình ảnh nhà cửa lụp xụp, kinh tế hộ dân phát triển hơn, kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, môi trường xanh, sạch để du khách đến Khu du lịch Hòn Ðá Bạc thật sự có ấn tượng đẹp khi tham quan. Ðồng thời, người dân nơi đây cần chủ động, nỗ lực hơn trong phát triển kinh tế. Vì không chỉ làm giàu cho gia đình mà là còn đóng góp cho sự phát triển chung ở địa phương./.

Bài và ảnh: Anh Thư

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).