ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:23:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giới thiệu sách đọc “Fừn nèn - Củi tết” của Y Phương: Thắp ngọn lửa thời gian

Báo Cà Mau Là một người Tày, tác giả Y Phương có đủ mọi lợi thế để viết về tất cả mọi thứ xoay quanh văn hoá, cuộc sống, tình cảm... của dân tộc mình. Với "Fừn nèn - Củi tết", Y Phương như đã "rút hết gan ruột" qua từng con chữ, đắn đo từng dấu chấm, dấu phẩy, thương quý từng nếp xưa, nét cũ của những ngày tuy còn khốn khó nhưng tình người sống với nhau vuông tròn, nơi nhìn những ngọn lửa được nhen lên và người ta có thể đoán ra được tâm ý, sự đầu tư của người thắp lên ngọn lửa ấy qua từng loại củi. "Người Tày chúng tôi gọi fừn nèn là củi tết.

Là một người Tày, tác giả Y Phương có đủ mọi lợi thế để viết về tất cả mọi thứ xoay quanh văn hoá, cuộc sống, tình cảm... của dân tộc mình. Với "Fừn nèn - Củi tết", Y Phương như đã "rút hết gan ruột" qua từng con chữ, đắn đo từng dấu chấm, dấu phẩy, thương quý từng nếp xưa, nét cũ của những ngày tuy còn khốn khó nhưng tình người sống với nhau vuông tròn, nơi nhìn những ngọn lửa được nhen lên và người ta có thể đoán ra được tâm ý, sự đầu tư của người thắp lên ngọn lửa ấy qua từng loại củi. "Người Tày chúng tôi gọi fừn nèn là củi tết. Củi dùng để đun luộc bánh chưng, đồ xôi nếp chín cho vào cối giã làm bánh dày, vò bánh khảo, nặn thúc théc (bỏng gạo), đun quấy chè lam, chế biến đồ ăn, dọn cỗ bàn để tiếp đón khách quý gần xa" bởi "Theo quan niệm dân gian, củi là giống cái, lửa là giống đực. Giống cái mới làm nên mùa xuân. Nếu trên đời này chỉ có mỗi giống đực, sẽ chả nên trò trống gì. Có lửa mà không có củi, tết đến nhà nào cũng vô nghĩa. Ðời lạnh lẽo nhạt nhẽo vô cùng".

Mà có lẽ vậy, bởi xuyên suốt trong những bài tản văn của mình, Y Phương viết nhiều về lửa, về cách chế biến những món ăn, đến những tập tục của người Tày... chẳng hạn như món cháo ngựa, thịt hun khói, món bánh nếp chiên dính răng, cái ang nước được đặt trước cửa mỗi gia đình dùng để rửa chân cho chủ và khách trước khi bước chân vào nhà, bởi không có gì "xúc phạm" căn nhà và chủ nhà hơn việc vào nhà với đôi chân bẩn. Và cả niềm tự hào về "tiếng của dân tộc mình" theo cách "Tôi ngầm khoe với thiên hạ rằng tiếng Tày của tôi, thoạt nghe mềm thì như nước, mà ý tứ bên trong như sắt như đồng, như đinh đóng cột, như rồng phun mưa. Tiếng Tày tôi diễn đạt bất kể niềm vui nào, nỗi buồn nào cũng chính xác đến từng milimet. Nói: Tôi đang đói là đói. Nói: Tôi đang khát là khát. Nói: Tôi đang nhớ nhung người yêu liu diu chân dài đến nách. Là có thật. Nói: Tôi đang thèm muốn ôm hôn người tôi yêu, ngay bây giờ, tại nơi đông người này. Cũng đúng thế thật. Nói: Tôi đã từng mê một em bải hoải bài hoài như người đào củ mài cắm đầu xuống hố ngạt thở... Cũng đúng một trăm phần trăm" (Sóng tiếng Tày).

 Vậy mà tiếng nói đó theo thời gian đã nhạt phai đi khi người trẻ của bản làng chạy theo xu hướng mới, thích mặc những bộ quần áo tân thời hơn trang phục truyền thống, thích nấu nướng qua loa hơn là những món phải đầu tư tâm sức, kỳ công. "Phải thấy hạt cơm rẽ mạt gừng lặn xuống đáy bát. Rồi hạt cơm ở đáy bát từ từ thay nhau ngoi lên, cùng nhau hý hớp lấy hơi thở sâu thở dài. Vừa thở vừa cười. Ðấy là lúc hạt cơm thúc nhau nở rộ. Nở toé toè loe. Nở hết cỡ. Bát cháo khi này không còn là cháo nữa, nó là một lẵng hoa nhỏ. Lẵng hoa có mùi thơm cay. Thơm cay là nét đặc trưng của cháo mạ. Không thể lẫn với các món khác. Nhưng trước khi ăn, ta nhớ đập một quả trứng gà tươi xuống trần. Sau đấy, con cháu mới kính cẩn mời các bậc trưởng lão dùng bữa sáng" (Cháo ngựa).

Hoặc như món phúng xàng lủng lẳng với cách chế biến theo cái cách mà nghe qua, người đọc như cứ mơ màng về một vùng đất cao biệt lập, nơi có mây trắng, trời xanh ngăn ngắt như chỉ cần đưa tay là có thể chạm được đến, chỉ có vậy thì món ăn mới "thần tiên" đến được như thế qua lời miêu tả của tác giả. "Có thể nói, phúng xàng là một món ăn tinh hoa của người Tày, Nùng. Món ăn tụ khí từ thiên nhiên, tiếp thu thêm hơi thở của con người. Bởi thế món phúng xàng ngon nức tiếng. Khi ta đem phơi phúng xàng, âm dương hoà hợp cùng với tâm hồn con người. Món ăn này không những tạo ra nguồn bổ dưỡng trực tiếp mà còn làm mới từng phần trong cơ thể người một cách hữu hiệu. Cắn một miếng phúng xàng nghĩa là bạn đang ngậm sông núi ở trong bụng..." (Phúng xàng lủng lẳng).

Ðọc những bài tản văn trong Fừn nèn - Củi tết là đọc những nét đặc sắc của người Tày qua góc nhìn của chính tác giả người Tày Y Phương, để tủm tỉm cười trước lý do tại sao người nhà của cặp vợ chồng mới cưới lại tìm cách "cấm chợ, ngăn sông" những chuyện rất ư là bản năng của đôi trẻ; hay phần nào giải đáp được thắc mắc tại sao món thịt hun khói treo gác bếp "thần thánh" ngon nức tiếng là vậy, treo quanh năm suốt tháng không đậy đụng thế kia nhưng lại "không có một con mèo, con chó, con chuột nào dám nhảy lên kéo thịt xuống ăn vụng. Bởi thịt hun khói hấp thụ đắng cay từ trong lửa khói. Mùi khói tạo ra một thứ vị đắng ngắt, chua lòm, cay hơn xé lưỡi... Nói chung cực kỳ khó chịu. Trước khi nấu người ta phải ngâm thịt thật lâu và rửa sạch bằng nước gạo. Nhưng chế biến xong, lại trở thành một món ăn độc đáo thơm ngon tới mức thần kỳ. Có khá nhiều cách nấu. Nhưng cách phổ biến nhất là thái mỏng thịt, xào lá tỏi. Cũng có thể xào khế chua thái lát. Cũng có thể xào lá mác mật... Nói chung là xào. Ít khi luộc. Nếu đem luộc, mùi khói lửa bị nhạt đi. Mất hương vị đặc trưng thịt hun khói" (Tết Tày có gì khác).

Còn có cách gọi vầng trăng chung của cả vũ trụ này theo cách gọi rất riêng. "Người Tày chúng tôi gọi trăng là nàng hai. Hai chữ nàng hai, nghe miêng miêng xa lắc. Có một vầng trăng bàng bạc xa mờ, thế nhưng nó lại xao xuyến ở trong con người". (Ngọn khói lên trời)...

Ðôi lúc bỏ qua những nhọc nhằn của đời thường, những suy tư, ngẫm ngợi những được - mất về quá khứ, tương lai rồi cùng nhau quây quần bên ngọn lửa Fừn nèn với "gỗ nghiến có mùi thơm rất lạ và cực kì hấp dẫn. Chỉ nhìn củi cháy thôi mà ta đã mềm lòng. Lửa củi nghiến hôn nhau tới tấp như tình yêu trai gái. Ðã bén lên là khó lòng dập tắt. Khói củi nghiến miên man lâng lâng như đang đưa mình bay lên. Lửa củi nghiến thổi ra những hạt lép bép. Những hạt sáng lung linh như hoa cà hoa cải. Chúng bay từng chùm xoả ra tung toé. Chúng lại cong cong thu về, rơi nhè nhẹ như pháo hoa. Khắp ba gian nhà ngói, chỗ nào cũng tỏa ra mùi củi nghiến. Mùi nó thơm ngỡ như ta đang trong vườn ổi giữa mùa" (Trích Fừn nèn - Củi tết)" để rồi thấy bốn mùa tuần tự trôi qua, thấy dòng thời gian như được thắp lửa bởi những âm vang trong tâm hồn của mỗi bản sắc dân tộc./.

Ngọc Lợi

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.