ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 10-10-24 05:17:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ hương khói cho người

Báo Cà Mau Toạ lạc ở sát ngã tư đường Ngô Quyền, bên kia là Quảng trường Phan Ngọc Hiển, Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm giáp ba bề là cây xanh, chốn này yên bình đến nỗi hằng ngày có thể nghe tiếng lá rơi, tiếng chim hót gọi bầy... Vốn được biết đến là nơi thể hiện niềm yêu kính của người dân Cà Mau đối với Bác, cho nên khi đến đây, lặng ngắm không gian thương thuộc này, người ta có cảm giác đâu đó có bóng hình lãnh tụ...

Bên cạnh những hạng mục như Nhà sàn - ao cá, Nhà trưng bày - chiếu phim, thì Gian thờ Bác là điểm nhấn quan trọng nhất, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của đình làng Nam Bộ, mái ngói, vòm cong; toàn bộ cách bày trí, thiết kế từ cổng tam quan bước lên bậc thềm dẫn đến khoảng sân rộng, bên trong Gian thờ tập trung thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam nói chung, Nhân dân Cà Mau nói riêng dành cho Bác. Ðến Gian thờ thắp nén nhang thơm tưởng nhớ Bác, tự dưng lòng người cũng thanh thản, nhẹ tênh, như có làn gió trời tràn vào lòng mát rượi, như trút hết được mọi bộn bề suy tư thường nhật ra khỏi tâm trí...

Kể từ khi được hình thành giữa lòng TP Cà Mau, Gian thờ Bác Hồ không lúc nào ngơi ngớt khói hương, không chỉ dành riêng cho bao thế hệ những người con vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc tìm đến bày tỏ lòng thành kính, tri ân Bác, mà nơi này đã trở thành mái nhà chung cho cả du khách khắp nơi trên mọi miền đất nước tìm về với Bác kính yêu!

Ðại biểu thành kính, trang nghiêm trước Gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: NHẬT MINHÐại biểu thành kính, trang nghiêm trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: NHẬT MINH

3 năm, 5 năm, 10 năm, lần lượt kẻ trước người sau, một tập thể cùng mang một trái tim kính yêu lãnh tụ, hằng ngày vẫn cần mẫn, tận tuỵ, gắn bó với công việc “giữ hương khói cho Người”... Ðược kế thừa từ lớp người đi trước, nay những bạn trẻ như Trần Chúc Ly, Lê Thị Cẩm Nhung, Trịnh Thuỳ Nhiên, Huỳnh Thu Thảo, Nguyễn Xuân Chúc, Bùi Thị Diệu Chuyên, Ngô Ánh Hồng, Mai Tấn Lực... thuộc Bảo tàng tỉnh, ai nấy đều thạo việc, luôn học tập, trau dồi kỹ năng để luôn tròn vai khi thực hiện nhiệm vụ được phân công. Một năm 365 ngày, họ đều thay nhau có mặt ở nơi tôn nghiêm này. Do tính chất công việc nên hiếm có ngày lễ, Tết họ được nghỉ... Ðể kịp thời phục vụ các đoàn khách có nhu cầu tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm Bác hay tham quan các công trình thiêng liêng tại Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ phục vụ phải làm việc suốt cả thứ Bảy, Chủ nhật, có khi bắt đầu công việc từ mặt trời còn chưa mọc cho đến khi đêm muộn...

Ðể các tuyến đường luôn được tươm tất, sạch sẽ khi mở cửa phục vụ khách tham quan, viếng và dâng hương Bác; Tổ cảnh quan có các anh, chị: Ánh, Tỷ, Thư, Hướng... luôn thay phiên quét dọn, chăm chút vườn hoa, cắt tỉa cây xanh, bất kể ngày mưa hay ngày nắng. Cô gái trẻ Bùi Thị Diệu Chuyên, người trực tiếp chăm nom Gian thờ Bác, tháo vát, luôn tay quét dọn, lau chùi, dĩa trái cây tròn đều, bình hoa vừa mắt, nén hương cô thắp vòng khói như cuộn tròn và quấn quýt hơn. Cô lấy làm hạnh phúc được là người sớm chiều bên cạnh Bác.

Nơi đây, ngoài đội bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày, còn có lực lượng cảnh sát bảo vệ mục tiêu do Công an tỉnh bố trí, túc trực tại Gian thờ để luôn đảm bảo sự an toàn, trang nghiêm. Các chú cảnh sát bảo vệ đồng phục màu xanh, luôn có mặt mọi lúc để gìn giữ cho Gian thờ Bác luôn ấm cúng và an toàn nhất...

Các bạn Trần Chúc Ly, Lê Thị Cẩm Nhung, Trịnh Thuỳ Nhiên nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình, chuẩn bị nội dung hướng dẫn các đoàn lãnh đạo các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp Nhân dân cử hành lễ viếng, dâng hương và đã quen việc. Nằm lòng tất cả nội dung, nhưng cứ mỗi lần thực hiện nhiệm vụ ai nấy không khỏi lo lắng, cố làm sao cho từ động tác, phong thái, giọng nói đạt được sự truyền cảm cao nhất... Mỗi nén nhang được thắp lên, hương khói hoà quyện như có tấm lòng thành kính của mình trong đó.

Lời tưởng niệm Bác từ chất giọng nhẹ nhàng mà chân thành, sâu lắng cất lên... khiến không gian thiêng liêng tại Gian thờ Bác như được cô đặc lại thêm muôn phần xúc động: “Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, chúng con ghi nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng; tình thương của Người đối với đồng bào, đồng chí bao la không bờ bến. Lòng kính yêu của toàn Ðảng, toàn dân ta đối với Người là vô hạn...”.

Bao năm qua, dù đã phục vụ hàng trăm, hàng ngàn đoàn khách khác nhau, nhưng cứ mỗi lần nén nhang được thắp lên, mỗi lần đọc lời khấn Bác là mỗi lần các bạn thuyết minh ở đây không kìm được cảm xúc, cố dằn cho mắt khỏi ngấn lệ. Trong Gian thờ, từ sáng tinh mơ đến chiều mây lãng đãng, lúc nào hương khói cũng lượn lờ, thoang thoảng hương trầm huyền hoặc, tưởng như Bác đang về với quê nội Làng Sen, quê ngoại Hoàng Trù, với Bến Nhà Rồng...; tưởng như Bác với hình dung giản dị ấy, đang tưới cây vú sữa, cho đàn cá nhỏ ăn trong ao cá bên cạnh Nhà sàn...

Bác Hồ - người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - một con người mà “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, Nhân dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, thì nói làm sao hết những tình cảm mến thương của đồng bào dành cho Bác... Nhưng bằng tất cả lòng tri ân Bác, bằng tất cả tâm huyết với công việc, các bạn trẻ đã không ngừng rèn luyện kỹ năng mỗi ngày, với lối kể chuyện mộc mạc, chân tình và trìu mến; những thuyết minh viên như Cẩm Nhung, Chúc Ly, Thu Thảo... đã dẫn dắt những du khách tìm đến Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để họ cảm nhận sâu sắc niềm yêu kính của người dân miền Nam, người dân Cà Mau dành cho Bác... Những người thuyết minh có lẽ từ lâu đã vẹn nguyên một niềm son sắt dành cho Bác, nên trong giọng đọc lời khấn Bác, hay qua những câu chuyện kể về cuộc đời Người, đều lan toả những tình cảm thật đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tấm lòng của người dân Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam dành cho người lãnh tụ kính yêu của dân tộc...

Ðến với Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài các buổi lễ dâng hương và nghe kể những câu chuyện xúc động về Bác, người ta cũng vô cùng thích thú khi sớm sớm chiều chiều, từng đàn chim lũ lượt kéo nhau đi về, những đàn cò trắng giăng kín bầu trời, thong dong cất tiếng hót khi bình minh vừa hé rạng... Thấy những cánh chim dang rộng như thấy biểu tượng của tự do, càng thấm thía câu nói “đất lành chim đậu”. Vẻ tự tại, bình yên của những cánh chim trời cũng chính là điểm nhấn tham quan đặc biệt thu hút du khách phương xa. Vườn chim giữa lòng thành phố đã là một sự diệu kỳ, nó lại tồn tại giữa chốn giữ khói hương cho Người lại càng vô cùng đặc biệt.

Nhắc tới vườn chim này là nhắc người kỹ sư tâm huyết Lê Thị Liễu và những cộng sự đã luôn kề vai sát cánh thực hiện muôn ngàn phương cách để thành công dẫn dụ chim trời, tiếp đó là những thế hệ làm công tác trực tiếp bảo quản, chăm sóc vườn chim như Trịnh Huy Hoàng, Lê Phú Ân, Nguyễn Phi Long...

“Chim có tổ, người có tông”, khi có tổ, thì nơi đó thành “nguồn cội” chúng tự động quay về, phải dành cho chúng sự quan tâm và sự chăm sóc ấm áp thì tự nhiên nơi đó trở thành “mái nhà” của chim muông... Ðối với vườn chim này, công sức kiến tạo và tâm huyết giữ gìn khó có thể diễn tả hết được bằng lời, nhưng họ - những người yêu những cánh chim trời vẫn âm thầm làm việc, không muốn phô trương, chỉ mong đóng góp sức mình để gìn giữ vườn chim thật tốt, để giữ mãi niềm tự hào của Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cả thành phố trẻ này.

Mỗi ngày, nếu thường xuyên lui tới, sẽ luôn bắt gặp được những hình ảnh đời thường nhưng đong đầy cảm xúc minh chứng cho tình cảm mà người Cà Mau dành cho Bác. Nhưng đọng lại trong tôi gần nhất là một buổi sáng tháng Năm, nhân sinh nhật lần thứ 134 của Bác, hai ông lão cựu chiến binh Tiểu đoàn U Minh I Phạm Trung Chánh, Nguyễn Văn An ở Phường 7, TP Cà Mau, nhờ xe ôm chở đến Gian thờ để thắp nén nhang dâng Bác. Hai ông đã từng cài băng tang trên ngực áo những ngày đầu tháng 9/1969 giữa lúc mưa gió đầy trời, kẻ thù lợi dụng nỗi đau của dân tộc ra sức càn quét, đánh phá.

Ðược Bùi Thị Diệu Chuyên tận tình giúp đỡ, bốn bàn tay run run giữ chặt nén nhang kính cẩn trước tượng Bác. Các ông thầm thì những gì chúng tôi không nghe được, có phải ngày trước hương khói cho Bác trong nghẹn ngào, nay giang san đã về một mối, nơi giữ khói hương cho Bác giờ đường hoàng, khang trang, tươi đẹp, biết bao thế hệ cháu con hôm nay thành kính tưởng nhớ, học tập theo tấm gương của Người... Ấm lòng biết bao và xúc động đến chừng nào...

Suốt 55 năm từ ngày Bác đi xa, trong mọi hoàn cảnh, mọi biểu hiện và các hình thức lo hương khói cho Người không bao giờ ngừng nghỉ. Có những đền thờ Bác giản dị trong chiến tranh gian khổ được dựng lên từ những thanh đước, cột tràm tận sâu trong rừng thẳm ngày xưa cho đến Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khang trang giữa lòng TP Cà Mau như hôm nay... Qua bao dáng hình, qua bao năm tháng vẫn còn đọng lại mãi niềm tinh tuý vẹn nguyên là lòng sắt son dành cho lãnh tụ. Giữ hương khói cho Người là giữ gìn sự yêu kính, biết ơn với một bậc thánh hiền, là sự kế tục đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc... 

Một ngày nào, khi đã vén sạch lòng mình, hãy tìm về với Bác, tại Gian thờ trang nghiêm. Khi hương trầm đã thoang thoảng, khi khói nhang đã quyện với gió trời..., hãy nhắm mắt lắng nghe chín tiếng khánh vang lên, chín tiếng chuông đáp lại... Bạn sẽ thấy trái tim mình thổn thức, và trong dòng tưởng niệm thiêng liêng của lời khấn ấm trầm, ta như thấy được trên bục cao mắt Bác như cười, tay Bác như ôm lấy đàn con ở miền cuối đất...

 

Cẩm Thu

 

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kể từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII ra đời, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ luôn nêu cao quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng các cấp và cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò của mình, ra sức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trước mọi sự tấn công, chống phá của các thế lực thù địch.

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Nhằm tạo sự thống nhất nhận thức tư tưởng chính trị và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Đại hội đề ra những định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:

Ðoàn Phương Ðông - Vượt Trường Sơn về Nam chiến đấu

Trước tình hình Mỹ - Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam với nhiều thủ đoạn dã man, tàn bạo, gây bao đau thương tang tóc cho quê nhà, nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc lòng sôi sục căm thù, quyết tâm tham gia cùng các đoàn trở về quê hương chiến đấu, trong đó có Ðoàn Phương Ðông với quân số lên đến gần 600 người.

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Từng vào sinh ra tử nơi chiến trường năm xưa để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, khi trở về với cuộc sống đời thường, có những người thân thể không còn lành lặn, mang trong mình nhiều thương tích, nhưng với tinh thần quả cảm, bản lĩnh kiên cường của Bộ đội Cụ Hồ, những cựu chiến binh (CCB) trở thành “cây cao, bóng cả” cho thế hệ trẻ noi gương, tiếp tục đóng góp quan trọng xây dựng quê hương, đất nước.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, mặc dù địa phương đã nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt kết quả quan trọng; nhưng nhìn nhận toàn diện, vẫn còn những hạn chế nhất định. Trên cơ sở thực tiễn, trong 3 tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu, đề ra các giải pháp, biện pháp phù hợp, quyết liệt, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2024 của Huyện uỷ và của cấp uỷ cấp mình đạt kết quả cao nhất”.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Anh Tám Giữ luôn giữ lời Bác dạy

Anh Tám Giữ, đó là tên gọi thường ngày của anh Nguyễn Văn Giữ, thương binh hạng 4/4, mất 85% sức khoẻ, cụt 2 chân, hội viên Hội Cựu chiến binh, thường trú tại Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau. Trong cuộc sống thường ngày, anh luôn khắc ghi và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

“Biết người, biết ta”

Diễn đàn Tổng biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” không chỉ gợi mở hướng đi đầy tiềm năng của báo chí - báo chí giải pháp, mà còn lan toả một thông điệp rộng hơn, đó là báo chí cần thiết và tất yếu phải “biết người, biết ta” trong bối cảnh mới.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đào tạo người công dân tốt, cán bộ tốt

Hội thảo “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới” diễn ra chiều 30/9, có sự tham dự của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.