ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 15-11-24 09:36:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỗ đước giảm giá, người trồng rừng điêu đứng

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày đầu tháng 6, đến các hộ dân nhận khoán đất rừng ngập mặn ven biển của huyện Ngọc Hiển mới cảm được hết nỗi lòng của bà con. Thất vụ tôm, cua, nghĩ sẽ được bù lại nhờ mùa khai thác rừng, nhưng do giá gỗ sụt giảm mạnh, bà con đang lâm vào khốn khó.

Đối với người dân huyện Ngọc Hiển, rừng đước là tài sản quý báu giúp đời sống người dân khởi sắc. Người có tiền xây nhà khang trang, người nuôi con ăn học thành tài... Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước, khi giá cây đước vẫn ở mức cao. Còn hiện nay, giá gỗ đước sụt giảm thê thảm.

Sản xuất gặp khó khăn, tiêu thụ và xuất khẩu than gặp khó khiến gỗ đước rớt giá mạnh.

Nếu như năm 2018, với 1 ha rừng đước, hộ dân khai thác được 400 m3 gỗ, thu nhập khoảng 400 triệu đồng (giá 1 triệu đồng/m3, có lúc tăng lên 1,2 triệu đồng), thì năm nay, các nhà thầu đấu giá thu mua chỉ từ 400.000-500.000 đồng/m3. Như vậy, 1 ha rừng sẽ mất trắng khoảng 200 triệu đồng.

Ông Tô Văn Dưng, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, chua xót: “Rừng trồng gần 20 năm mới được khai thác, nhưng năm nay giá rớt thê thảm. Nhìn đám rừng xanh cây nào cây nấy to đùng, tôi chỉ biết ngậm ngùi”.

Câu chuyện khai thác rừng về mặt thủ tục khá nhiêu khê, đây cũng là trở ngại đối với người dân. Ðể được phép khai thác rừng, người dân phải đăng ký từ năm trước. Sau đó, các đơn vị quản lý rừng tiến hành đo đạc, xem xét các yêu cầu rồi mới cấp phép khai thác.

Ông Lâm Toàn, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, cho rằng: “Giá cây rừng giảm là thiệt thòi lớn của người dân. Khai thác không được thì người dân có quyền tìm thầu, tìm được giá họ sẽ bán. Nhưng ngặt nỗi, hết thời gian khai thác thì họ sẽ mất lượt và phải đợi 3-4 năm sau. Như vậy, họ vẫn còn lệ thuộc vào đơn vị quản lý rừng rất lớn”.

Cũng theo ông Toàn, phần lớn các nhà thầu thu mua cây rừng vẫn phải qua đấu giá do các ban quản lý rừng tổ chức, ai trúng thầu sẽ được thu mua lâm sản. Như vậy, chuyện giá gỗ đước sụt giảm một phần do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng nhà thầu cũng “vịn” vào thực tế đó mà ép nông dân.

Thủ tục đăng ký với ngành chuyên môn đã xong, chấp nhập giá thấp, nhưng hơn 1 tháng nay, một số hộ dân ở ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông vẫn phải chạy đôn chạy đáo tìm nhà thầu. Nếu không khai thác, mật độ rừng che phủ quá dày sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi; đồng thời, khai thác cũng để xoay xở kinh tế.

Ông Văn Công Tỏ, ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông, chia sẻ: “Chưa năm nào người trồng rừng khổ như năm nay, phải chạy khắp nơi để tìm kiếm nhà thầu. Có vài nhà thầu đến xem rừng nhưng rồi cũng đi, rừng thì vẫn còn đó. Nghe người ta đồn đoán, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu than không được, kéo theo giá cây rừng giảm. Tôi mong Nhà nước sớm có giải pháp bình ổn giá rừng để bà con vùng ngập mặn Ngọc Hiển đỡ cơ cực, vất vả hơn”.

Những hộ dân khai thác lâm sản chung nỗi sầu vì đước rớt giá.

Phó trưởng ban Quản lý rừng Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển Tạ Minh Mẫn cho biết: “Hiện nay, giá cây đước trên địa bàn huyện Ngọc Hiển giảm mạnh, chúng tôi tổ chức họp dân để công khai, cho bà con lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng mời gọi nhiều nhà thầu để tăng mức giá cây rừng, được chút nào mừng cho bà con chút đó. Nhưng hầu hết nhà thầu vẫn mua giá lâm sản rất thấp”.

Gỗ đước được huyện Ngọc Hiển cơ cấu trở thành ngành hàng chủ lực của địa phương, là một trong những đột phá để nâng cao cuộc sống người dân. Song, câu chuyện gỗ đước vẫn loay hoay về giá cả, thậm chí những lúc cây đước rớt giá trầm trọng, người bán chạy tìm người mua, người mua không xuất bán được nên mua cầm chừng để tạo việc làm cho nhân công lao động. Nếu chờ giá thì những năm sau họ mất lượt khai thác, họ sẽ lỗ về chu kỳ và giá trị cây đước rất thấp... Ðước cứ rớt giá và không có giải pháp tháo gỡ từ ngành chức năng thì chuyện trồng và giữ rừng là vấn đề nan giải./.

 

Chí Hiểu - Hồng My

 

Sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư

“Khu bảo tồn biển rộng và trải dài từ Đông sang Tây trên vùng ngư trường trọng điểm của quốc gia, theo đó cần trang bị phương tiện hiện đại phục vụ công tác tuần tra, quản lý. Theo đó, trong kế hoạch sẽ đóng mới 2 tàu kiểm ngư thực hiện công tác thực thi pháp luật trên biển với mỗi tàu có chiều dài 26 m, rộng 6,25 m, vận tốc lớn nhất (đầy tải) đạt 25 hải lý/giờ”, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư tỉnh, thông tin về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Ðề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả tích cực bước đầu

Theo kế hoạch thực hiện Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án), trên địa bàn tỉnh hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp khoảng 25.000 ha. Các vùng chuyên canh này được tổ chức hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Ðừng để hoang phí đất

Giảm nghèo là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu được hướng đến. Thế nhưng, thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân tư duy sản xuất, cách sống chậm chuyển biến, dẫn đến không thể thoát khỏi cái nghèo. Trong nhiều trường hợp khó khăn ấy, qua khảo sát thực tế, có trường hợp vẫn sở hữu tư liệu sản xuất (dù ít), có đất vườn (khu vực nông thôn), nhưng quỹ đất này chưa phát huy hiệu quả.

Vào vụ màu Tết

Chưa đầy 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2025, ngay từ đầu tháng 11, nông dân trên địa bàn các xã Khánh Bình Tây, Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã tích cực làm đất, ươm hạt, chăm sóc vụ rau màu, đặc biệt tập trung vào sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ứng dụng công nghệ để tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống”, do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.