ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:34:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góp vị cho xuân

Báo Cà Mau Tre già măng mọc, những thế hệ tiếp nối đã và đang nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị nghề truyền thống, để những món ăn bình dị, gắn liền với đất và người Cà Mau từ bao đời, sẽ góp thêm hương vị đậm đà mâm cỗ ngày Tết, đưa thương hiệu ngày càng vươn xa.

Xóm bánh phồng tôm ngày đêm đỏ lửa

Ðể chuẩn bị cho thị trường Tết, xóm bánh phồng tôm ấp Thuận Hoà B, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, đỏ lửa suốt ngày đêm. Những ngày giáp Tết, nhịp lao động tại đây dường như tất bật hơn, từ đầu đến cuối xóm nhà nào cũng có giàn phơi bánh trước sân. Từ 4 giờ sáng, bà con đã tranh thủ tráng bánh cho kịp đem phơi trong nắng sớm. Bên nồi tráng bánh, dưới ánh đèn vừa đủ sáng, người thợ chính vừa tráng bánh xong thì người phụ việc sẽ đem bánh ngay ra giàn phơi. Cứ thế, 2 người cần mẫn lặp đi lặp lại từng ấy thao tác, chạy đua với thời gian cho kịp nắng.

Người biết làm bánh trong xóm đa phần đã bước qua tuổi lục tuần, cho dù hoàn cảnh có đổi thay, điều kiện thị trường có nhiều thăng trầm nhưng họ vẫn hằng ngày duy trì cái nghề thiêng liêng mà ông bà đã để lại.

Gắn bó với nghề làm bánh phồng tôm từ thời còn thiếu nữ, đến nay mái tóc đã pha sương, trong ký ức của bà Trương Mỹ Xuân, để có một chiếc bánh hoàn hảo ra lò là khoảng thời gian thức thâu đêm nhồi hàng chục ký bột, chưa kể những lúc bột nhồi không khéo, bị “óc trâu” coi như bỏ cả mẻ bánh. “Nghề này do cô tôi truyền lại, đến đời con gái tôi là đã qua 3 thế hệ rồi. Tôi nhớ hoài, ngày xưa mọi công đoạn phải làm bằng tay mới cho ra một cái bánh chất lượng. Những năm trở lại đây, người dân chuyển dần sang dùng máy móc, giúp việc làm bánh nhẹ công, năng suất cao, nhưng bí quyết truyền thống phải giữ”, bà Xuân chia sẻ.

Sau khi tráng bánh vừa chín, vợ chồng bà Trương Mỹ Xuân sẽ mang bánh ra phơi trong nắng nhẹ.

Sau khi tráng bánh vừa chín, vợ chồng bà Trương Mỹ Xuân sẽ mang bánh ra phơi trong nắng nhẹ.

Suốt nhiều thập kỷ tưng bừng, nhộn nhịp, giờ đây xóm bánh phồng tôm Thuận Hòa B chỉ khoảng 50 hộ còn làm nghề. Công việc cực nhọc, làm chỉ để tận dụng thời gian nhàn rỗi kiếm thêm tiền, nhưng khi hỏi có ai trong xóm muốn bỏ nghề không thì bà Xuân chắc nịch: “Nói bỏ nghề chắc là không rồi. Như vợ chồng tôi, giờ làm được ngày nào thì làm, còn không nổi thì chuyển qua cho con gái tôi làm. Ở xóm này tôi chưa thấy ai giàu từ nghề làm bánh phồng tôm, nhưng nghề này giúp nhiều gia đình đủ sống. Một năm kiếm vài chục triệu đồng thôi nhưng giải quyết được thời gian nhàn rỗi, thay cho những lúc làm vuông không hiệu quả”.

Cô gái trẻ giữ nghề

Cũng tại ấp Thuận Hoà B, thương hiệu mắm tôm chua Ánh Kua được nhiều người biết đến, không chỉ bởi chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất bài bản mà đằng sau những hũ mắm tôm đậm vị ấy chính là tình yêu, tâm huyết của cô gái trẻ Trương Ngọc Ánh mong muốn giữ lại nghề truyền thống đã được truyền lại qua 3 thế hệ trong gia đình.

May mắn được đặt chân đến nhiều nước trên thế giới để học hỏi, tìm hiểu, chị Ánh luôn ấp ủ nhiều dự định để “thay áo mới” cho những sản phẩm truyền thống của quê hương. Sau 5 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, mắm tôm chua Ánh Kua dần có được nguồn khách ổn định và có cửa hàng riêng tại TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng cơ sở cung ứng cho thị trường gần 1.000 hũ mắm tôm, đến thời điểm cận Tết số lượng hàng càng tăng cao. Chính vì thế, nhân lực tại xưởng phải chạy hết công suất để kịp hàng cung ứng cho thị trường. “Là nghề trao truyền qua nhiều thế hệ, các công đoạn, từ nhập tôm nguyên liệu, lựa tôm, tẩm ướp đều được làm thủ công để đảm bảo giữ hương vị truyền thống. Hiện cơ sở có 20 công nhân làm việc liên tục, vào thời điểm cuối năm công việc tuy có vất vả nhưng mọi người đều thấy vui vì có thêm thu nhập ăn Tết”, chị Ánh tâm tình.

Nhân công tại cơ sở mắm tôm chua Ánh Kua tất bật tẩm ướp tôm tươi để chuẩn bị các đơn hàng Tết.

Nhân công tại cơ sở mắm tôm chua Ánh Kua tất bật tẩm ướp tôm tươi để chuẩn bị các đơn hàng Tết.

Nỗ lực giữ nghề truyền thống đã kết tinh quả ngọt, khi sản phẩm tại cơ sở vừa được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Chị Ánh cho biết: “Ðể sản phẩm được công nhận chuẩn OCOP, cơ sở đã đầu tư bài bản nhà xưởng, có các phòng tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, đóng gói. Các sản phẩm được đầu tư nhãn hiệu và được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù có mặt trên thị trường hơn 5 năm qua nhưng khi sản phẩm được công nhận OCOP sẽ là bệ đỡ để cơ sở quảng bá sản phẩm đặc sản địa phương đến nhiều thị trường trong và ngoài nước”.

Ông Trần Hoàn Bách, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết: “Hiện địa phương có 3 chủ thể, với 5 sản phẩm tiềm năng, chúng tôi tập trung hướng dẫn các chủ thể về đăng ký kinh doanh, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn về bao bì. Tuy nhiên, các sản phẩm OCOP tại huyện Ðầm Dơi hầu như gần giống nhau, cho nên, xã Tân Thuận muốn tìm các sản phẩm có dấu ấn riêng để định hình thương hiệu trên thị trường. Thời gian tới, để duy trì và phát huy giá trị của các sản phẩm, làng nghề truyền thống, bên cạnh khuyến khích, tạo điều kiện để người dân giữ nghề, địa phương cũng sẽ khuyến khích tạo một số sản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng, như sò huyết sấy khô 1 nắng, hoặc một số sản phẩm về muối để phát huy giá trị làng nghề muối”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Tiên phong trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong mọi ngành nghề. Thời gian qua, Hội BVQLNTD tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN).

Chìa khoá quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên

Ngày nay, ngân hàng số không còn là chuyện riêng của người lớn mà đã trở thành một công cụ hữu ích giúp giới trẻ làm quen với tài chính. Khi tiếp cận sớm các dịch vụ ngân hàng, học sinh, sinh viên (HS, SV) có thể rèn luyện thói quen quản lý tiền bạc, biết cách lập ngân sách, kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng chi tiêu quá tay. Quan trọng hơn, những kỹ năng này không chỉ giúp các em vững vàng về tài chính ngay từ khi còn trẻ mà còn góp phần định hình tư duy tài chính thông minh cho tương lai.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.