ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 20:34:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành động mạnh mẽ, quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC

Báo Cà Mau (CMO) “Chỉ còn trên 1 tháng nữa chúng ta sẽ đón đoàn EC sang kiểm tra lần thứ 4 về IUU. Đây được xem là cơ hội cuối để gỡ “thẻ vàng”, vì tới đây sẽ có nhiều thay đổi trong Ban lãnh đạo EC”, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU, nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 28 tỉnh, thành ven biển vào sáng 29/8. Cuộc họp được trực tuyến đến các xã, thị trấn ven biển cả nước.

Theo Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, thực trạng dẫn đến EC phạt thẻ là do hệ luỵ tàu của chúng ta quá nhiều mà nguồn lợi trên biển ngày càng ít dần nên xảy ra đánh bắt vi phạm bằng nhiều hình thức. Vấn đề mà EC mong muốn là Việt Nam chấm dứt hoàn toàn việc tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, cũng như cho thấy được sự hành động quyết tâm, trách nhiệm, minh bạch trong chống khai thác vi phạm trên biển.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo, quản lý giám sát chặt chẽ tàu cá với quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong tháng 10 tới.

Thông tin tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, tính đến ngày 29/8, cả nước đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đạt 97,86% (28.753/29.381 chiếc).

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, công tác chống khai thác IUU, sau hơn 6 năm bị cảnh báo “thẻ vàng”, đã có những chuyển biến đáng kể trong công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản, chống khai thác IUU. Qua kết quả làm việc trực tiếp với DG-MARE về các khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3, EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU, một số nội dung đã triển khai các giải pháp xử lý và có kết quả cập nhật, trao đổi kịp thời.

“Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC, cũng như thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU đến nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chậm khắc phục trên thực tế tại một số địa phương. Để gỡ được cảnh báo “thẻ vàng”, phía EC đề nghị cần phải xử lý dứt điểm, áp dụng chế tài xử lý nghiêm minh”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.

Trao đổi tại cuộc họp, các đại biểu và lãnh đạo các địa phương ven biển đều cho biết việc kiểm soát, xử lý trong bờ đã có nhiều chuyển biến tích cực, được giám sát chặt, nhưng tình hình trên biển hiện còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhiều tàu cá vi phạm, nhất là việc mất kết nối nhưng không vào đất liền trong thời gian dài nên không thể xử lý và đây là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao trong khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Đối với tàu cá trong bờ, việc quản lý, giám sát được thực hiện chặt chẽ, tuy nhiên, với tàu cá đang hoạt động trên biển còn gặp rất nhiều khó khăn, do vùng biển rộng, lực lượng thực thi trên biển chưa thể bao quát hết...

Tham gia phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đề xuất nên có đợt ra quân tổng kiểm tra IUU cả trên bờ và trên biển nhằm nâng cao năng lực giám sát, phát hiện tàu cá nguy cơ và tàu cá vi phạm, kiểm soát chặt được tình hình, chấm dứt mọi hành vi, quyết tâm gỡ “thẻ vàng”.

Nói về cảng cá chỉ định tại địa phương, ông Lê Văn Sử cho biết, hiện tại không đủ năng lực, do đó, Cà Mau tận dụng bến cá tư nhân có kiểm soát của chính quyền về nguồn lợi sau khai thác và được xem là đáp ứng nhu cầu, phù hợp thực tế. Về việc này, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang khen ngợi Cà Mau có cách làm linh hoạt, cần tiếp tục thực hiện, vấn đề là cách giải thích phù hợp, minh bạch khi đoàn EC đến kiểm tra.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nêu cách làm linh hoạt khi tận dụng và có giám sát các bến cá tư nhân, tạo thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hoá sau khai thác được thuận tiện, phù hợp tình hình thực tế địa phương.

Trên tinh thần quyết liệt và trách nhiệm hơn, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các tỉnh, thành cần tích cực hơn trong quản lý tàu, cảng cá, điều phối thông tin với Trung ương và các địa phương khác.

“Thời gian còn lại không nhiều mà nhiệm vụ thì còn khó khăn, vì thế cần tích cực hơn với quyết tâm hơn nữa nhằm lấy lại uy tín ngành khai thác hải sản Việt Nam trên trường quốc tế”, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, đồng thời lưu ý các địa phương phải có hành động mạnh mẽ hơn, sát thực tế, trong từng trường hợp cụ thể, đó không chỉ mang lại hiệu quả trước mắt mà mang tính bền vững lâu dài cho ngành thuỷ sản nước nhà. Phó thủ tướng Chính phủ yêu cầu, xử lý hành chính, hình sự những trường hợp khai thác vi phạm và phải được thực hiện nghiêm minh, cảnh báo để nghiêm túc chấp hành, vì lợi ích kinh tế nhưng vẫn phải gắn liền với trách nhiệm quê hương, phát triển đất nước.

“Đã rà soát rồi, ngay từ bây giờ phải rà soát lại hiện trạng tất cả mọi công việc liên quan đến quản lý, giám sát tàu cá, phải đến từng trường hợp và phải được thể hiện cụ thể thông qua hình ảnh mới nhất, có cơ sở dữ liệu. Địa phương nào làm không tốt thì người đứng đầu nơi ấy chịu trách nhiệm với cấp trên. Cà Mau sẽ có đợt tổng kiểm tra, xử lý nghiêm minh nhằm tạo tính răn đe đối với trường hợp vi phạm trong khai thác hải sản và công việc này được thực hiện nghiêm túc, tích cực ngay từ bây giờ, trên tinh thần khẩn trương, không nghỉ Lễ 2/9”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thể hiện quyết tâm khi chỉ đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh ngay sau cuộc họp với Chính phủ./.

 

Trần Nguyên

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.