ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:23:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hạnh phúc của chị Giang mù

Báo Cà Mau Những tưởng gia đình ấy sẽ “tan đàn, xẻ nghé” sau khi người mẹ nghèo, tật nguyền bỗng bị mù hai mắt. Nhưng rồi tình máu mủ thiêng liêng, tình cảm tương ái của cộng đồng đã giúp họ thoát được cảnh chia ly.

Những tưởng gia đình ấy sẽ “tan đàn, xẻ nghé” sau khi người mẹ nghèo, tật nguyền bỗng bị mù hai mắt. Nhưng rồi tình máu mủ thiêng liêng, tình cảm tương ái của cộng đồng đã giúp họ thoát được cảnh chia ly.

Lần đầu tiên trong đời, bà Thái Mỹ Út biết giang tay xin xỏ. Bà đã xin được 12 lon gạo đầu tiên từ bà Bảy Bình ở xóm ngoài. Ðó là một sự kiện trong đời bà, bà bảo: “Nào giờ cũng nghèo, nhưng chưa xin ai, túng thì mượn, có thì trả. Nhưng vì đứa cháu gái của tôi, tôi đã phá bỏ cái nguyên tắc đó. Tôi đã đi xin gạo”. Bà biết rồi đây bà sẽ phải thêm nhiều lần đi xin nữa và có thể, đến một lúc nào đó, có người sẽ tránh mặt bà từ xa vì sợ bị tốn  tiền, hao gạo. Nhục lắm, nhưng bà mặc kệ. Vì cái thứ bà cần nhất bây giờ là những đứa cháu không bị “tan đàn, xẻ nghé”.

Thiêng liêng tình máu mủ

Chồng bà Út là ông Nguyễn Ngọc Sinh (58 tuổi, thường gọi là ông Sáu Sinh) cũng đồng lòng với hành động của vợ. Họ đồng lòng với nhau kể từ cái ngày mà cả đám người lớn phải chịu thua bé gái 8 tuổi Nguyễn Thị Hận, cháu ngoại của ông.

Nhờ những tấm lòng nhân ái, mẹ con chị Giang sẽ không chia cắt nhau.

Hôm đó, vào khoảng đầu tháng 5/2015, cặp vợ chồng hiếm muộn từ ngoài thành phố vào nhà ông (ấp Mương Ðiều A, xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi) để bồng thằng bé Nguyễn Hoài Hận, mới hơn 5 tháng tuổi, cháu ngoại của ông về nuôi. Ông kêu cho thằng bé vì hoàn cảnh thắt ngặt quá. Nhưng đâu ngờ, chị của thằng bé, cháu Nguyễn Thị Hận lại giãy tử giành em. Nó ôm chân ông ngoại, khóc, thét, quyết giành lại đứa em trai của mình. Ông bà Sáu cố gắng dỗ dành nó, nhưng nó bất chấp. Nó không cần gì cả, chỉ cần em trai.

Bà Út kể lại: “Nó khóc mà miệng thì nói chuyện leo lẻo. Nó nói nó sẽ ăn cơm ít lại để nhường cho em nó ăn. Hết gạo thì nó sẽ đi xin gạo… làm cả đám người lớn khóc theo với nó”. Ðến mức hai vợ chồng hiếm muộn ham con hơn ham vàng cũng rơi nước mắt, đành lẳng lặng ra về tay không.

Sự cố bất ngờ đó khiến ông bà Sáu Sinh luống cuống. Luống cuống với vợ chồng người hiếm muộn kia và với ngay bản thân mình. Ông bà kêu cho đứa cháu vì không chịu nỗi cảnh nhìn mẹ con nó khổ sở. Mẹ nó, chị Nguyễn Kim Giang, vốn bị tật hai chân từ nhỏ, đi lại khó khăn, nay thêm bệnh đau thắt lưng, rồi mù cả hai mắt. Giang đã tuyệt vọng vô cùng, cả về tiền và tình cảm khi người chồng thứ hai biến mất không để lại một lời nhắn gửi nào. Hắn cũng giống như người chồng thứ nhất, được chị Giang yêu thương hết mực, nhưng khi hay tin vợ có thai là lẳng lặng biến đi. Chị Giang đã hai lần sinh nở một mình, trong nghèo túng và tiệt vọng. Ở lần sinh đứa con thứ hai, chị Giang bắt đầu mang bệnh rề rà. Khi vẫn chưa điều trị dứt được căn bệnh đau xương sống, Giang bị mù cả hai mắt. Trong khi nguồn sống của mẹ con chị Giang chỉ vẻn vẹn 300.000 đồng tiền trợ cấp người khuyết tật nặng của Nhà nước dành cho Giang.

Ông bà Sáu Sinh cũng đã hết lòng với con, nhường từng lon gạo, con cá cho mẹ con chị Giang. Khi bé Hoài Hận được hơn 4 tháng tuổi thì bắt đầu ăn bột gạo pha đường thay cho sữa vì không còn tiền mua. Từ đó, ông bà Sáu Sinh mới nghĩ đến chuyện cho đi bé Hoài Hận để cháu mình không phải bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn, dốt nát vì nghèo khổ.

Cách tính của ông bà Sáu Sinh như vậy cũng đâu phải là đáng trách, nhưng hành động quyết liệt đòi em của bé Nguyễn Thị Hận khiến ông bà nao núng và ân hận. Và bà đã bắt đầu đi xin gạo, phá bỏ sĩ diện mấy mươi năm của mình. “Nghĩ tới hình ảnh cháu ngoại tôi mới 8 tuổi đi xin gạo, tôi rớt nước mắt. Và tôi đã làm việc đó thay cho nó”, bà Út sụt sùi.

Ấm áp tình cảm tương ái của cộng đồng

Việc bà Út mở miệng xin gạo bà Bảy Bình ở xóm ngoài là việc lạ, gây chú ý, vì lâu nay người ta vẫn biết vợ chồng Sáu Sinh nghèo nhưng rất sĩ diện. Và ngay sau đó, câu chuyện thắt ngặt của gia đình ông Sáu Sinh vì gánh cả nhà chị Giang lan truyền nhanh chóng. Bà Bảy Bình sau khi cho 12 lon gạo, còn cho mượn 1 triệu đồng mua cua giống, với giao kèo mỗi tháng gửi lại 100.000 tiền vốn cho mình. Bà Dương Thị Ðậm ở gần bến đò vàm Mương Ðiều ra công đi xin quà, tiền, gạo ở chùa và các tổ chức từ thiện đến địa phương để hỗ trợ cho mẹ con chị Giang. Nhưng bà Ðậm trăn trở nhiều, vì cho tiền, cho gạo chỉ là cứu cánh nhất thời.“Có đâu mà xin hoài, phải tìm cách khác. Tôi gọi Hồng, em gái tôi ở TP Cà Mau vào tiếp nghĩ cách”, bà Ðậm kể.

Những tấm lòng nhân ái bắt đầu về với gia đình ông Sáu Sinh. Chị Trần Thu Hồng (em chị Ðậm) ở phường 1, TP Cà Mau, vốn có kinh nghiệm làm công tác từ thiện xã hội nhiều năm, đã bày cách cho mọi người nhờ xã rà lại chính sách cho mẹ con Giang. Bản thân chị đi kêu gọi anh em, những nhà hảo tâm khác.

Và chỉ trong 1 tuần, những tin tức tốt lành đã về với gia đình khốn khổ này. Chị Hồng huy động được số tiền 3 triệu đồng để ông bà Sáu Sinh đưa chị Giang ra Bệnh viện Ða khoa tỉnh tiếp tục điều trị cơn đau sống lưng cho chị Giang và tìm cơ hội cho đôi mắt mới bị mù của chị. Ông Phạm Hoàng Tám, cán bộ phụ trách chính sách xã hội xã Tạ An Khương, báo tin vui đã thành lập Hội đồng rà soát và đề xuất cho nâng mức trợ cấp cho chị Giang lên hàng “khuyết tật đặc biệt nặng”. Bé Hoài Hận cũng được hưởng 1 suất trẻ bị mất nguồn nuôi dưỡng đến 36 tháng tuổi. Ông bà Sáu Sinh sẽ được hưởng 1 suất chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng. Vậy là sắp tới, gia đình ông Sáu và Giang sẽ có được số tiền hơn 1 triệu đồng/tháng, thay vì chỉ 300.000 đồng như hiện nay.

Chị Nguyễn Thu Ðông, Trưởng Phòng Chính sách Xã hội, Sở LÐ,TB&XH tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Nghe bà con báo cáo về câu chuyện gia đình của bé Giang, tôi trăn trở nhiều ngày qua. Khi rà lại thì phát hiện nếu Giang được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc nhà ở xã hội thì cả hai con dưới 16 tuổi của Giang đều được hưởng trợ cấp xã hội. Nhưng Giang ở nhà, tức đang được nuôi dưỡng trong cộng đồng thì chỉ có bé Hoài Hận, dưới 36 tháng tuổi được hưởng, bé gái 8 tuổi không được hưởng. Chúng tôi sẽ đề xuất bổ sung phần bỏ sót này trong thời gian tới”.

Tuy vậy, ông bà Sáu Sinh và Giang đã vui tưng bừng khi biết tin sẽ được trợ cấp thêm cả triệu đồng/tháng. “Ở nhà có rau, có cá sẵn không cần mua. Thêm được nhiêu tiền đó thì mẹ con của con Giang no bụng rồi, cháu gái tôi sẽ không phải khóc giành lại em nó”, ông Sáu Sinh mừng rỡ./.

Bài và ảnh: Trần Vũ

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).