ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 10:23:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Báo Cà Mau Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Thông qua khảo sát thực tế, ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh (bìa phải) đã nắm bắt, chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc để tập trung phát triển kinh tế biển tại cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh. (Ảnh chụp ngày 31/5/2023)

“Ðúng vai, thuộc bài”

Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hoạt động giám sát tại kỳ họp được HÐND các cấp thực hiện tốt, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Các báo cáo của thường trực, các ban HÐND, UBND, các cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đều được đại biểu quan tâm nghiên cứu, xem xét, thảo luận, cho ý kiến. Các ý kiến thảo luận, tranh luận khá toàn diện, chất lượng, cơ bản đánh giá đúng, khách quan về hoạt động của các đơn vị được giám sát”.

Hoạt động chất vấn tiếp tục được đổi mới, đúng thực chất, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. HÐND các cấp đã tổ chức tốt phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp thường lệ, bố trí thời gian thoả đáng. Nổi bật là phương pháp đổi mới theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn”, đúng trọng tâm và theo đến cùng vấn đề. Nội dung chất vấn đều là những vấn đề nóng, bức xúc tại địa phương, tạo hiệu ứng rõ nét cho việc đề cao trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy hiệu quả thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.

Ông Dương Huỳnh Khải thông tin: “Hầu hết các ý kiến chất vấn đều được trả lời, giải trình, làm rõ nội dung, được đại biểu đồng tình, thống nhất, cử tri đánh giá cao. Thường trực và các ban của HÐND, đại biểu HÐND thường xuyên theo dõi việc thực hiện của người trả lời chất vấn, tại kỳ họp sau, Thường trực HÐND đề nghị người trả lời chất vấn báo cáo kết quả thực hiện lời hứa tại kỳ họp lần trước để chuyển đến đại biểu xem xét”.

Thực hiện Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HÐND bầu hoặc phê chuẩn, việc lấy phiếu tín nhiệm được các cấp HÐND quan tâm, chỉ đạo nghiêm túc; thực hiện đúng nội dung, quy trình, thủ tục quy định. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai, kịp thời để cử tri theo dõi, giám sát hoạt động lấy phiếu tín nhiệm.

Đồ hoạ: LÊ TUẤN

Ông Dương Huỳnh Khải cho biết thêm: “Phiên chất vấn của Thường trực HÐND các cấp, nhất là cấp tỉnh có nhiều đổi mới, bài bản, thông qua việc tổ chức khảo sát thực tế, cung cấp thông tin, hình ảnh, video phóng sự có liên quan để đại biểu xem xét trước khi tiến hành chất vấn, ban hành nghị quyết về phiên chất vấn. Các đơn vị, cá nhân giải trình, trả lời chất vấn với tinh thần trách nhiệm cao, rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Sau phiên giải trình, chất vấn, Thường trực HÐND các cấp có ý kiến kết luận cụ thể, đánh giá rõ kết quả đạt được và kiến nghị giải pháp đối với những vấn đề còn khó khăn, hạn chế trên các lĩnh vực để UBND và các ngành chức năng cùng cấp khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động”.

Linh động, đa dạng hình thức

Hằng năm, vào kỳ họp giữa năm, HÐND các cấp ban hành nghị quyết về chương trình giám sát của HÐND năm sau. Ngoài ra, khi có yêu cầu bức xúc ở địa phương, thường trực, các ban kịp thời tổ chức giám sát, khảo sát nắm tình hình, kiến nghị giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, vướng mắc.

Theo đó, hoạt động giám sát chuyên đề được chuẩn bị từ sớm, từ xa, bám sát chương trình, kế hoạch đề ra. Nội dung giám sát ngày càng sát với thực tiễn, trọng tâm, trọng điểm. Phương thức giám sát ngày càng đổi mới, đa dạng, có kết hợp khảo sát nắm tình hình thực tế tại cơ sở, gặp gỡ trực tiếp người dân, doanh nghiệp. Kết quả giám sát, khảo sát được tổng hợp, báo cáo, đề xuất, kiến nghị kịp thời. Thường trực, các ban HÐND các cấp luôn theo dõi kết quả thực tế việc thực hiện các ý kiến kiến nghị sau giám sát.

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh ngày càng đổi mới, hướng đến hiệu quả thực chất. (Bà Lê Thị Nhung, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giám sát về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành chống lãng phí tại huyện Năm Căn).

“Một số chuyên đề giám sát, khảo sát mang lại hiệu quả cao, có tác động tích cực, toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân. Một số nội dung kiến nghị chưa được thực hiện tốt, thường trực và các ban HÐND tổ chức tái giám sát, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả giám sát, nâng cao niềm tin của cử tri đối với cơ quan dân cử. Giám sát hậu giám sát, giám sát kết quả thực tế, lấy thước đo từ sự hài lòng của cử tri chính là điểm nhấn mới trong hoạt động của HÐND các cấp. Từ đó khắc phục được tình trạng hứa suông, hứa cho có, hứa mà không thực hiện hoặc thực hiện qua loa, không thực chất của đại biểu và cơ quan dân cử các cấp”, ông Dương Huỳnh Khải đánh giá.

Hoạt động giám sát thường xuyên được thường trực, các ban và đại biểu HÐND các cấp quan tâm thực hiện tốt thông qua nhiều biện pháp, hình thức. Công tác phối hợp với uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và các cơ quan chuyên môn ngày càng nhịp nhàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, thường trực và các ban HÐND tỉnh, cấp huyện tham gia đầy đủ các đoàn giám sát, khảo sát của các Uỷ ban Quốc hội, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh giám sát trên địa bàn.

Ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch HÐND TP Cà Mau, cho rằng: “Giám sát trước tiên phải đúng vai, thuộc bài, đầy đủ tinh thần trách nhiệm và hơn thế nữa là luôn luôn phải sẵn sàng để thực hiện vai trò đại biểu dân cử, cơ quan dân cử khi thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của cử tri đặt ra những vấn đề mới. Có thể nói thông qua giám sát, cơ quan dân cử, đại biểu dân cử thể hiện rõ vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân”.

Dẫn ra thực tế của TP Cà Mau, ông Phương chia sẻ: “Vấn đề diện mạo đô thị, vệ sinh môi trường của TP Cà Mau lâu nay vẫn còn nhiều bất cập. Chính từ các cuộc giám sát với đa dạng, linh động hình thức gắn với tinh thần trách nhiệm cao của đại biểu, của cơ quan dân cử, sự sâu sát với cử tri, với thực tiễn đã tạo nên những chuyển biến thực sự ấn tượng. Ðô thị Cà Mau tươi đẹp, văn minh, hiện đại chính là nhờ mối liên hệ chặt chẽ, tin cậy giữa đại biểu dân cử, cơ quan dân cử với Nhân dân”.

Từ các cuộc giám sát chuyên đề, trong đó có việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, HĐND các cấp tỉnh Cà Mau đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, củng cố nội lực để phát triển. (Ảnh: Học viên theo học nghề công nghệ ô tô tại trường Cao đẳng Việt - Hàn Cà Mau).

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, chỉ rõ: “Giám sát là kênh thông tin quan trọng, nhiệm vụ thường trực của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử. Ðại biểu không nên nghĩ khi nào thành lập đoàn mới thực hiện chức năng giám sát, mà phải vận dụng tất cả các kênh, các hình thức; sẵn sàng, chủ động giám sát mọi lúc, mọi nơi với tinh thần gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân và phụng sự Nhân dân; xứng đáng với trọng trách, niềm tin mà cử tri giao phó. Giám sát phải đúng, phải trúng, phải trọng tâm, trọng điểm và hướng đến hiệu quả, kết quả thực chất”./.

 

Phạm Hải Nguyên

Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.