ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 15:58:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Hạt giống" tình người

Báo Cà Mau (CMO)"Tư Hồng" là cách gọi trìu mến, theo thứ trong gia đình của chị (tên đầy đủ của chị là Nguyễn Thu Hồng). Những phụ nữ nghèo, bị chồng ngược đãi ở Phường 5, TP Cà Mau luôn dành tình cảm trân trọng, sự mến phục về tài ăn nói khéo léo, tận tâm của chị - một “quan toà” công tâm hoà giải các vụ xích mích, xung đột trong gia đình của họ.

Chị Phượng ở Khóm 8 mưu sinh bằng nghề bán cá. Trái hẳn với sự vất vả của chị, chồng chị cứ "chén chú chén anh" xong, ngật ngưỡng về nhà nhìn thấy vợ là mặt dữ dằn. Thậm chí, nếu vợ càm ràm, người chồng tức giận là thẳng tay đập hết đồ đạc trong nhà, tát luôn vào mặt vợ, thâm tím mắt mũi. 1 tuần có 7 ngày thì chồng chị nhậu gần như đủ.

Giúp phụ nữ thoát khỏi bạo hành

Đau đớn, tủi phận, chị muốn tìm đến cái chết mong được giải thoát. Trong lúc tuyệt vọng, chị Phượng đã tìm đến chị Tư Hồng. Nhìn vào đôi mắt đượm buồn của người phụ nữ hy sinh vì 2 chữ “gia đình”, chị Tư Hồng trấn an: “Chị đừng buồn. Mọi việc cứ để em lo”.

Chị Tư Hồng đợi lúc người chồng tỉnh táo, lân la chuyện trò, tâm sự thân tình như một người em.

Có lần bị chị Tư Hồng hỏi cắt cớ về những vết thâm tím trên mặt chị Phượng. Anh Khánh (chồng chị Phượng) lúng túng đổ lỗi: “Tại… tại… có chút men nên tui lỡ bạt tay vợ một cái”.

Bất ngờ chị Tư Hồng nghiêm giọng: “Người chồng là đàn ông mà đánh vợ là vũ phu, chị sanh cho anh 2 đứa con. Mỗi đứa mang nặng đến 9 tháng, rồi phải đẻ đau, nuôi con. Anh lao động vất vả, chị là phụ nữ chân yếu tay mềm nào được ở không. Anh gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến khu dân cư… Anh đã vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình...”.

Tranh thủ lúc rảnh rỗi, chị Tư Hồng làm bánh phú sỹ  bán kiếm lời để giúp đỡ người nghèo.

Liên tiếp ra đòn tâm lý, thấy anh Khánh ngồi im không nhúc nhích, chị Tư Hồng liền xuống giọng khuyên lơn, phân tích điều hơn thiệt, khuyên nhủ mọi bề, và viện dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra để phân tích mức độ vi phạm nặng nhẹ.

Chị Tư Hồng gỡ nút thắt: “Rượu là nguyên nhân gây bất hoà trong gia đình. Ma men ngày một ngày hai bỏ không được thì giảm. Giảm được thì nhất định bỏ được”.

Bị điểm trúng “huyệt”, về sau chị Tư Hồng lại cho vợ mượn tiền bán cá nuôi 2 con ăn học đàng hoàng nên anh Khánh xem chị như người ơn của gia đình. Còn với chị Phượng, chị Tư Hồng là vị cứu tinh giúp chồng chị tu chí làm ăn, các con được ăn học.

Dẫn vốn để "giữ chân" hội viên

Chị Tư Hồng đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 8 vào năm 2005, hoạt động của chi hội ban đầu gặp nhiều khó khăn. Tiền bồi dưỡng mỗi tháng của chị mua cũng chỉ 20 kg gạo nên “cái chức” chi hội trưởng không ai ham.

“Không chạy theo số lượng, quan tâm chất lượng, tạo quỹ hội” là phương châm đặt ra của Chi hội trưởng Nguyễn Thu Hồng. Điều mà chị Tư Hồng băn khoăn là cách “giữ chân” các chị. Toàn chi hội có 5 tổ phụ nữ với rất nhiều hội viên nghèo. Với quyết tâm giúp hội viên "cần câu" tự "câu lấy cá", chị nghĩ ra mô hình “hùn vốn có lời”. Gần 12 năm nay, quỹ hùn vốn đã giúp gần 400 hội viên có tiền làm kinh tế.

Chị Tư Hồng vinh dự được nhận biểu tượng danh hiệu phụ nữ xuất sắc nhiệm kỳ 2011-2016.

Từ tiền lãi của quỹ, chị Tư Hồng lập ngay “Quỹ rủi ro”. Tư Hồng lại bàn bạc với các tổ trưởng lấy tiền từ Quỹ rủi ro tiếp tục giải quyết cho hội viên nghèo, khó khăn, gặp hoạn nạn, bệnh tật. Mỗi ngày, hội viên góp 2.000 đồng, Tư Hồng cũng ghi đầy đủ vào sổ hoàn vốn.

Và hình thức tạo sinh kế của chị không chỉ “giữ chân” được hội viên mà còn thu hút nhiều phụ nữ tự nguyện tham gia vào tổ chức hội. Từ đó, danh sách hội viên ngày càng đông, đồng nghĩa sinh hoạt phí giải quyết cho các tổ hội cũng tăng. Lúc đó chị Tư Hồng vừa mừng lại vừa lo.

Canh cánh nỗi lo này, chị Tư Hồng nảy ra ý tưởng thành lập “Ngân hàng niềm tin”. Từ con số 0, đến nay số tiền có trong ngân hàng niềm tin của tập thể Chi hội Phụ nữ Khóm 8 là 7 triệu đồng. Tiền lãi gom góp để trợ cấp người già neo đơn vào dịp Lễ Vu lan hằng năm, hoặc cho chị em mượn mua bán nhỏ.

Giải thích cụm từ "Ngân hàng niềm tin", Tư Hồng tâm đắc: “Bằng uy tín của mình, chi hội vận động 5 tổ trưởng tiên phong cho mượn tiền, cùng sự đóng góp của hội viên tin tưởng vào tôn chỉ hoạt động của ngân hàng niềm tin, được tất cả là 3 triệu đồng. Cứ mỗi hội viên vay 1 triệu đồng sẽ trả lãi mỗi tháng 20.000 đồng. Chỉ trong 1 năm, số tiền gốc đã mượn của các chị trước đó được hoàn trả đúng hẹn”.

Ngân hàng niềm tin, Quỹ rủi ro, Quỹ tín dụng, Heo đất tiết kiệm…. là cứu cánh giúp chị Nguyễn Thị Hằng có tiền lấy vé số bán; chị Phạm Diễm Phương có tiền xạ trị bệnh ung thư, kéo dài sự sống… và nhiều hội viên khác được giải quyết vốn làm kinh tế vượt lên hoàn cảnh.

Hiện nay, với vai trò Tổ trưởng Tổ vay vốn của Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Tư Hồng làm nhịp cầu dẫn vốn đến cho hội viên nghèo có điều kiện làm ăn, nâng bước học sinh, sinh viên nghèo chinh phục bến bờ tri thức. Với suy nghĩ, tấm lòng luôn hướng đến người nghèo, ngoài thời gian buôn bán tạp hoá tại nhà và sinh hoạt hội, người phụ nữ mê làm công tác giảm nghèo Nguyễn Thu Hồng lại nghĩ cách giúp chị em làm kinh tế, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ tiền, gạo, mùng, mền, mì gói... cho người nghèo.

Năm 1995, khi mới chuyển đến đường Trần Hưng Đạo, vợ chồng chị Tư Hồng phải đối mặt với bốn bề là cỏ ống, đồng năn, rắn rết. Lối xóm cũng chỉ vỏn vẹn hơn chục nóc nhà. Đường lộ sụp lún, sình lầy mỗi khi mưa xuống. Thấy vậy, chị xin cát, đá, vỏ bao xi-măng cùng vận động bà con góp của, góp công rải đá cho con lộ cao ráo, sạch sẽ hơn.

Ngày ra riêng, cuộc sống vô cùng chật vật. Từ bàn tay trắng, chị Tư Hồng cùng chồng chung lưng đấu cật xây dựng tổ ấm gia đình. Cuộc sống chưa thể gọi là giàu nhưng nhiều năm qua, chị Tư Hồng tự nguyện nuôi nấng, lo cho các cháu Toàn, Công, Cường, Nhi, Ngoan, Thanh, Phương… có cái ăn, cái mặc, lại được học hành như con ruột của mình. Nhiều trong số đó trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định. Đã vậy, chị còn đứng ra dựng vợ gả chồng cho các cháu. Cảm kích ân tình của người nuôi nấng mình, các cháu luôn miệng gọi “mẹ Hồng”. Với chị, đó là nguồn sức mạnh vô hình để chị gieo và làm nảy nở thêm những hạt giống tình người.

Chủ tịch Hội Phụ nữ Phường 5 Võ Thị Thu Thuỷ vui vẻ cho biết: “Không chỉ là cán bộ nhiệt tình, tâm huyết về mọi mặt trong công tác hội, chị Nguyễn Thu Hồng còn là người vợ đảm đang, người mẹ mẫu mực, cần cù lao động, nuôi con ăn học thành đạt. Nhiều năm liền chị được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh trao tặng bằng khen, giấy khen, danh hiệu phụ nữ xuất sắc”./.

Thiện Nhân

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).