ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 21:55:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hãy đến Trại rắn Ðồng Tâm

Báo Cà Mau Trại rắn Ðồng Tâm có diện tích 12 ha, toạ lạc tại ấp Tân Thuận B, xã Bình Ðức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm TP Mỹ Tho 9 km. Nơi đây có bảo tàng trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn hiện có ở Việt Nam. Ða số rắn được nuôi và bảo tồn trong lồng, một số loài không có nọc độc được nuôi thả tự nhiên trên các nhánh cây, để du khách có thể quan sát trực tiếp chúng. Trong khuôn viên Trại rắn Ðồng Tâm còn trồng hơn 60 cây thuốc Nam.

Ngoài nuôi các loài rắn và trăn phục vụ khách tham quan, trại rắn còn bán các sản phẩm thuốc y học dân tộc như: kem nghệ mỡ trăn, mỡ trăn, cao trăn, cao rắn toàn tính, bột rắn lục, cùng các loại rượu rắn...

Trại rắn Ðồng Tâm là một trong những trại rắn lớn nhất Việt Nam.

 

Khu trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm.

 

Rắn hổ chúa (rắn hổ mây) sinh sản từ tháng 4 đến tháng 5, mỗi lứa sinh từ 20-50 trứng, tuổi thọ hơn 20 năm.

 

Với cây sắt dài và đầu có móc, nhân viên trại rắn dễ dàng điều khiển các con rắn hổ khi giới thiệu với du khách về đặc tính sinh trưởng của chúng.

 

Chuồng nuôi rắn hổ chúa.

 

Nhiều loài rắn không có nọc độc, được nuôi thả bên ngoài cho du khách tham quan.

 

Ngoài rắn, nơi đây còn nuôi nhiều loài thú hoang dã như chồn hương, gấu chó...

 

Trại rắn Ðồng Tâm còn sản xuất những loại thuốc bào chế từ nọc rắn hổ và các loại mỹ phẩm, cao trăn, rượu rắn...

 

Vũ Trân thực hiện

 

Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”

Nằm trên bờ Nam sông Cổ Chiên và dọc theo kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) có một làng nghề gạch, gốm đỏ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, được ví như "Vương quốc lò gạch" đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm, nay làng nghề ấy dần hình thành "Di sản đương đại Mang Thít", thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Nghề nuôi cá lồng bè

Ở vùng biển Tây Nam, như các đảo của tỉnh Kiên Giang, Cà Mau..., người dân đầu tư nhiều lồng bè nuôi cá. Ðây cũng là nơi sống và sinh hoạt của nhiều hộ dân trên biển.

Làng nông thôn mới Saemaul ở Hậu Giang

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức Nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp) và Ấp 9, xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ). Thời điểm được chọn, 2 ấp nêu trên thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.

Hãy đến Trại rắn Ðồng Tâm

Trại rắn Ðồng Tâm có diện tích 12 ha, toạ lạc tại ấp Tân Thuận B, xã Bình Ðức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm TP Mỹ Tho 9 km. Nơi đây có bảo tàng trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn hiện có ở Việt Nam. Ða số rắn được nuôi và bảo tồn trong lồng, một số loài không có nọc độc được nuôi thả tự nhiên trên các nhánh cây, để du khách có thể quan sát trực tiếp chúng. Trong khuôn viên Trại rắn Ðồng Tâm còn trồng hơn 60 cây thuốc Nam.

Săn nhum ở Hòn Nghệ

Xã đảo Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) còn hoang sơ, vì thế, số lượng nhum ở đây rất nhiều. Nghề săn bắt nhum nơi đây đang thịnh hành, nhằm phục vụ khách du lịch thưởng thức hương vị ngon ngọt xen lẫn vị mặn mòi của biển từ con nhum.

Khóm Tắc Cậu - Danh tiếng trăm năm

Ðược trồng trên vùng đất cù lao, nơi hợp lưu giữa 2 con sông Cái Lớn, Cái Bé ở huyện Châu Thành (Kiên Giang), khóm Tắc Cậu có màu vàng đậm, vị ngọt thanh đặc trưng. Không chỉ tiêu thụ trái tươi, người dân nơi đây còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm bắt mắt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Triển vọng muối Bạc Liêu

Nghề làm muối ở Bạc Liêu hình thành và phát triển cách đây hơn 1 thế kỷ. Cánh đồng muối trải dài từ khu vực giáp ranh thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến cửa biển Gành Hào, giáp ranh xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi (Cà Mau). Ở xóm muối còn có hẳn địa danh ấp mang tên ấp Diêm Ðiền, vì khu vực này tập trung hàng trăm hộ dân đều sống bằng nghề làm muối. Muối Bạc Liêu xưa còn được gọi là muối Ba Thắc, thương hiệu dân gian gắn liền với sinh kế của diêm dân và đã trở thành nghề truyền thống của người dân xứ biển.

Thúc đẩy kinh tế từ cảng biển

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QÐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cảng biển TP Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. Cảng biển tỉnh Cà Mau thuộc nhóm cảng biển số 5.

Dấu ấn trên đất Giồng Trôm

Cách nay 40 năm, làng Moncada được định danh tại xã Lương Hoà (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) như mối “lương duyên” giữa Việt Nam - Cuba. Ðây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, được Nhà nước phong tặng danh hiệu xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1992.