ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 11:39:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hết lòng với quê hương

Báo Cà Mau (CMO) Chuẩn bị bước qua tuổi 80, sức khoẻ đã giảm sút nhưng bà Bảy Tấn (Lê Thị Tấn, ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời) vẫn khá minh mẫn, vẫn giữ được phong thái nói chuyện vừa lưu loát vừa hài hước như cái thời là Bí thư Xã đoàn năm xưa.

Năm 17 tuổi, Bảy Tấn hoạt động đấu tranh trực diện với kẻ thù, đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân, tham gia tổ chức chở bà con bị giặc giết tố cáo tội ác của quân xâm lược, khơi dậy lòng yêu nước, vùng lên chống áp bức trong quần chúng Nhân dân.

Bà Bảy không thể nhớ hết bao nhiêu lần bị địch bắt, bị đánh. Nhưng bà không thể nào quên những trận địch tra tấn dã man bằng điện, bằng cách đổ xà phòng vào mũi, vào miệng, bị giày đinh dày xéo thân mình. Bà cũng không thể nào quên sự thương yêu, đùm bọc, chăm sóc của đồng đội trong tù. Dù cận kề cái chết nhưng Bảy Tấn cũng như những chiến sĩ khác thà hy sinh chứ không khai báo nửa lời.

Bà Bảy Tấn được tổ chức phân công làm Bí thư Đoàn xã Chín Hòn (nay là xã Khánh Bình Tây). Nữ Bí thư Đoàn xã Chín Hòn được biết đến là một cán bộ năng động, thường tham gia đội múa hát động viên tinh thần chiến đấu cho các anh bộ đội. Trong một đợt liên hoan đưa tân binh lên đường nhập ngũ, bà đã gặp ông Phan Văn Dô là bộ đội miền Nam ra Bắc học tập, về phục vụ tại chiến trường miền Nam, Tiểu đoàn 303. Cùng chung lý tưởng, hai người đã trở thành vợ chồng và sau này, hai người có với nhau 8 người con (4 trai, 4 gái).

Từ thuở nhỏ, bà Bảy được cha mình, ông Lê Văn Quới (Bí thư đầu tiên xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho đi học. Dù chiến tranh ác liệt, dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù nhưng bà Bảy đã ý thức được tầm quan trọng của chuyện học chữ. Vừa học xong tiểu học, Bảy Tấn tham gia ngay vào khoá học sư phạm và bắt đầu đi xoá mù chữ cho bà con khắp các xã trong huyện Trần Văn Thời.

Những năm tháng đi dạy học, bà Bảy nhận thấy tình cảnh lúc bấy giờ, điều kiện y tế còn rất khó khăn, thiếu bác sĩ. Là phụ nữ, bà Bảy Tấn thấu hiểu được những đau đớn mà phụ nữ phải gánh chịu khi vượt cạn, nên bà đã tham gia khoá học đỡ đẻ từ các nữ hộ sinh và các bà mụ vườn giỏi nghề.

"Thời chiến tranh, chỉ học qua thực tế rồi làm chứ đâu có bằng cấp chuyên môn gì đâu. Sau khi học xong, dù đi dạy học hay đi bất cứ đâu tôi đều mang theo một túi xách, trong đó có 1 cái xoong, một ống chích, kim tiêm, để bất cứ khi nào cần là có sử dụng ngay. Trong lúc chiến tranh ác liệt mà mình sinh được cho người ta an toàn là mừng lắm. Tôi đã giúp 1.002 em bé chào đời. Tôi rất tự hào về điều này", bà Bảy tươi cười kể lại.

Không chỉ dạy học, làm mụ, Bảy Tấn còn là một chiến sĩ giao liên dày dặn kinh nghiệm, rành thuộc địa bàn từ ấp, xã đến huyện. Khi được cấp trên phân giao nhiệm vụ đưa những thư mật, thư hoả tốc, dù là là trong đêm, dù đang có con nhỏ bà vẫn lên đường. Bảy Tấn mang con theo, chèo xuồng vượt sông, vượt rừng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bà Bảy chia sẻ: "Người đảng viên sẽ không sợ cực, sợ khổ. Nếu mình không chịu được gian khổ thì sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ".

Sau ngày hoà bình thống nhất, bà Bảy Tấn cùng chồng và các con về sống tại ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc. Ra sức cải tạo 15 công đất nhiễm phèn mặn, làm lúa 1 vụ/năm, dù lúa có khi trúng khi thất, dù có lúc phải ăn củ co trừ cơm nhưng bà Bảy Tấn cùng chồng tranh thủ, một buổi dạy học, một buổi làm ruộng, quyết truyền thụ lại cái chữ cho các cháu nhỏ trong xã.

Bà Bảy Tấn vui thú điền viên lúc tuổi già. 

Ông Nguyễn Trọng Phối, hàng xóm gia đình bà Bảy Tấn, cho biết: "Cô Bảy dạy học và đỡ đẻ không lấy tiền bất cứ ai. Theo tôi được biết, hiện nay, học trò của cô có nhiều người là lãnh đạo ở Tỉnh uỷ, Huyện uỷ. Ngoài ra, trong ấp Đòn Dong này, những người từ 30-50 tuổi, đa số đều do cô Bảy đỡ đẻ... Ở ấp Đòn Dong này, từ già đến nhỏ, ai cũng kính nể, thương mến cô Bảy Tấn".

Ông Cao Hoài Lượng, Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, nhận xét: "Cô Bảy là đảng viên 55 tuổi Đảng. Tuổi cao nhưng cô vẫn tham gia sinh hoạt chi bộ thường xuyên; rất tích cực đóng góp ý kiến xây dựng công tác hội".

Năm 1993, ông Bảy về cõi vĩnh hằng. Từ đó đến nay, một mình bà Bảy Tấn ở lại thay chồng nuôi dạy con khôn lớn. Giờ bà sống với người con gái thứ tám trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và vui thú điền viên. Dành thời gian tập thể dục đều đặn mỗi tối, nên dù tuổi cao, bà Bảy Tấn vẫn giữ được tinh thần lạc quan, sống vui vẻ, gần gũi bên con cháu. Hễ đứa cháu nội, ngoại hay cháu cố nào sắp sửa bước vào kỳ thi quan trọng là bà động viên tinh thần bằng cách ra giải thưởng cho cháu nào có kết quả cao.

Chị Phan Minh Khánh, con gái thứ tám của bà Bảy, tâm sự: "Tôi rất tự hào về mẹ mình. Cha mất, một mình mẹ tảo tần nuôi anh chị em tôi ăn học, nên người. Ngoài niềm tự hào, là con cái, tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm hiếu thảo, chăm sóc cho mẹ chu đáo đến trăm tuổi già, bởi mẹ đã hy sinh cho chúng tôi cả cuộc đời rồi".

Bà Bảy Tấn bộc bạch: "Giờ đây, giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt đã lùi vào quá khứ. Mong mỏi lớn nhất của tôi là con cháu, cũng như thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục kế thừa truyền thống cách mạng của cha ông, không lùi bước trước những khó khăn, thử thách; cố gắng học tập, lao động, sáng tạo, góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng phát triển"./.

Kiều Oanh 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.