ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 15:20:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ bệnh nhân tâm thần hoà nhập cộng đồng

Báo Cà Mau Sân vui chơi, giải trí cho đối tượng chưa có cây xanh bóng mát, không có đất sản xuất cho đối tượng phục hồi chức năng, tăng gia lao động sản xuất vẫn là một bài toán khó cho trung tâm. Kinh phí cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng hạn hẹp. Người tâm thần sau khi tái hoà nhập với xã hội vẫn còn không ít kỳ thị, bị coi là “điên” và xa lánh, cơ hội việc làm rất mong manh.

Được thành lập từ tháng 11/2003, sau 13 năm hoạt động, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh tiếp nhận nhiều lượt bệnh nhân thuộc diện lang thang, gia đình nghèo không có khả năng nuôi dưỡng, một số từ những trung tâm của tỉnh khác chuyển về. Hiện trung tâm nuôi dưỡng 229 đối tượng, trong đó bệnh tâm thần đặc biệt là 35 người, tâm thần nặng kích động giai đoạn cuối 172 người, tâm thần đã thuyên giảm 22 người.

Nơi ở của người bệnh được chia làm 2 khu cho nam và nữ, gồm 24 phòng, mỗi phòng 7 người. Nơi ở của bệnh nhân được bố trí giường, quạt đầy đủ, phòng ăn thường xuyên được quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, có khu vệ sinh riêng biệt, không khí trong lành, thoáng mát, có sân vui chơi dành cho bệnh nhân giải lao và tập thể dục, sinh hoạt cá nhân.

Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thoái hoá khớp, béo phì, lao phổi… đều có chế độ dinh dưỡng riêng dưới sự theo dõi chặt chẽ của y, bác sĩ. Khẩu phần ăn luôn được đảm bảo vệ sinh và có sự thay đổi thực đơn luân phiên trong tuần, đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin, dưỡng chất phục hồi thể chất, não bộ.

Những hoàn cảnh đáng thương

Bác sĩ Nguyễn Văn Biên, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần, tâm sự: “Cái khó lớn nhất là khâu chăm lo người bệnh, bởi đây là những bệnh nhân sa sút về trí tuệ, hành vi khó kiểm soát, phải trực tiếp chăm sóc và làm tất cả mọi việc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sự tận tình và lòng yêu nghề đã giúp chúng tôi vượt qua mọi trở ngại. Công tác chăm sóc người bệnh tâm thần không đơn thuần vì trách nhiệm, chúng tôi thật sự cảm thông, chia sẻ những bất hạnh mà bệnh nhân phải gánh chịu”.

Khu vui chơi, sinh hoạt của bệnh nhân.

Ông Biên cho biết thêm, do đặc thù công việc, trung tâm phân công đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng trực 24/24 giờ. Vài năm trở lại đây, bệnh nhân tâm thần trong xã hội ngày càng tăng và có xu hướng tiêu cực, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như di truyền, mất cân bằng sinh hoá, hệ thần kinh, tác động bởi những yếu tố như: nghiện rượu, ma tuý, nghiện game… hoặc do chịu áp lực về kinh tế, công việc, học tập căng thẳng, biến cố trong đời sống nội tâm…

Nhiều lần chứng kiến cảnh bệnh nhân tâm thần bị kích động, gây hại đến nhân viên hộ lý, bác sĩ riết thành quen. Hộ lý Nguyễn Hồng Út (gắn bó với nghề đã 7 năm) tâm tình: “Lúc mới vào đây làm, tôi sợ lắm, mình làm gì họ cũng chú ý, rồi họ cười, nói, la hét trong vô thức, có khi lại đánh nhau lúc đang ăn, khi lên cơn lại gào thét, đòi về nhà, mình không cho thì họ đòi trốn trại… Ở lâu dần mới biết nhiều người khổ lắm, già cả không còn sức lao động, bệnh tật bị con cái đánh đập, bỏ đi lang thang. Nhiều chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình, mỗi khi vệ sinh cá nhân cho họ, tôi không khỏi xúc động khi trông thấy những vết sẹo từ những trận đòn hằn lên cơ thể”.

Chị Nguyễn Thị Diệu Hiền, quê Hà Nam, từng là giáo viên Trường Tiểu học Trần Văn Thời, vào trung tâm đã 8 năm. Gương mặt phúc hậu, nụ cười luôn thường trực trên môi, vẻ ngoài thân thiện, nhưng đôi mắt chị buồn, luôn nhìn xa xăm. Sau cái chết đột ngột của mẹ, chồng chị có vợ bé đánh đập vợ con, gia đình ly tán khiến chị trở nên điên loạn, xa lánh, sợ hãi mọi thứ. Chị rất thích làm thơ, chị đọc vanh vách những bài học vỡ lòng trên lớp, chị nhớ tên người thân, từng đứa học trò thân yêu chị đã dạy. Chị  Hiền bộc bạch: “Tôi có một ước muốn là mau hết bệnh để trở lại bục giảng, đoàn tụ cùng gia đình, vậy là tôi mãn nguyện rồi”.

Trung tâm còn là nơi cưu mang những người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ. Ông Nguyễn Văn Tèo trước đây sống dưới gầm cầu Cà Mau, được trung tâm tiếp nhận trong tình cảnh rất đáng thương: đầu tóc bù xù, quần áo rách rưới sau nhiều ngày lang thang ngoài đường, hình hài dị dạng, bốc mùi, hai bàn tay của ông bị hoại tử nghiêm trọng. Trung tâm đã chuyển ông đến Bệnh viện Ða khoa Cà Mau cắt những ngón tay, ngăn chặn hoại tử lây lan, sau hơn 10 năm chưa 1 lần tái phát bệnh.

Chị Trương Thị Quỳnh Diễm, cán bộ Phòng Công tác xã hội, chia sẻ, điều làm chị trăn trở nhất trong nghề chính là những bệnh nhân vô danh được công an, chính quyền đưa đến nhưng mãi vẫn không tìm được người thân, dù nhân viên y tế đã điều trị và khai thác dần những thông tin mập mờ trong trí nhớ của họ. Nhiều người có gia đình hẳn hoi nhưng bị bỏ rơi trong những năm tháng bệnh tật.

“Mong sao người tâm thần sẽ có được sự quan tâm, chăm sóc của người thân vì đó là liều thuốc tốt nhất giúp họ khỏi bệnh”, chị Diễm xúc động. Với chị, niềm vui lớn nhất trong nghề là những lần người bệnh được thân nhân đưa về, không quên quay lại nói lời  tạm biệt: “Trong lúc ở đây em có lỡ làm gì chị buồn thì chị bỏ qua cho em nhé”.

Chị kể, có lần một đoàn từ thiện vào trung tâm tặng quà cho bệnh nhân, sau đó họ chụp ảnh đưa lên mạng xã hội, vô tình người thân của bệnh nhân nhìn thấy, tìm mọi cách liên lạc và đến đón họ về đoàn tụ cùng với gia đình.

Nhiều khó khăn từ thực tế

Có vô số câu chuyện cảm động xảy ra ở Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần. Và cũng có không ít khó khăn, thậm chí nguy hiểm mà những cán bộ, nhân viên trung tâm đang đối mặt. Nguy hiểm của công việc này không chỉ nằm ở những chuyện y, bác sĩ bị bệnh nhân tấn công mà còn ở chỗ bệnh tình dễ “lây” nếu không biết cách tiếp xúc đúng.

“Trong ngành tâm thần có thuật ngữ “chuyển di”, nôm na là sự “lây” bệnh tâm thần từ người bệnh đến những người chăm sóc. Bằng chứng là nhiều thân nhân của người bệnh sau một thời gian chăm bệnh thì vào trung tâm luôn, mà chúng tôi lại tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với bệnh nhân, nếu không biết vận dụng nghề để chống “chuyển di” thì có khi bệnh theo luôn”, Bác sĩ Biên hài hước.

Bệnh nhân trong giờ ăn.

Nhiều năm gắn bó với nghề, nhìn dáng người nhỏ gầy, cách giao tiếp từ tốn, chậm rãi của ông Biên và lắng nghe những lời tâm sự của ông mới hiểu vì sao ông lại yêu nghề đến thế. Với cương vị là một bác sĩ, giám đốc trung tâm, hơn ai hết ông thấu hiểu được những thiếu thốn, trở ngại mà trung tâm đang phải đối mặt. Ðiều làm ông nhọc lòng nhất là khi nghĩ về cơ sở vật chất còn quá khó khăn và chật hẹp, chỗ ở của bệnh nhân đang quá tải, chưa có nhà trại cách ly cho bệnh nhân nhiễm lao và các bệnh nan y, mỗi bận có ca nhiễm lao thì hiển nhiên các bệnh nhân chung phòng trong thời gian ngắn sẽ bị lây bệnh, điều này ảnh hưởng rất xấu đến công tác khám, chữa bệnh. Số lượng bệnh nhân tăng mạnh, khó kiểm soát, hiện tại trung tâm còn thiếu 24 phòng bệnh, bên cạnh đó chưa có nhà trại để phân chia theo khoa, nhóm sức khoẻ đối tượng.

Sân vui chơi, giải trí cho đối tượng chưa có cây xanh bóng mát, không có đất sản xuất cho đối tượng phục hồi chức năng, tăng gia lao động sản xuất vẫn là một bài toán khó cho trung tâm. Kinh phí cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần cũng hạn hẹp. Người tâm thần sau khi tái hoà nhập với xã hội vẫn còn không ít kỳ thị, bị coi là “điên” và xa lánh, cơ hội việc làm rất mong manh. Bên cạnh sự quan tâm chăm lo của người thân và các y, bác sĩ, người bệnh rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm của toàn xã hội để giúp họ sớm phục hồi, trở lại cuộc sống bình thường./.

* Công văn của Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung thực hiện quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, có hiệu lực từ 1/10.

Theo đó, trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khám, chữa bệnh được chi trả tiền khám bệnh như sau: Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên, thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh. Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ, được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

Ngoài ra, công văn trên còn hướng dẫn một số nội dung khác, như thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú; thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện; tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã. Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó…

Minh Sậm

Bài và ảnh: Nhi Ngô

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.