ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 00:16:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hủ tiếu vào OCOP

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp nối nghề làm hủ tiếu bột gạo truyền thống của gia đình, chị Phạm Thị Thuỳ (Ấp 4, xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp số lượng lớn hủ tiếu ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Sau 5 năm, chị nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hủ tiếu bột gạo của gia đình chị Thuỳ vinh dự được chọn là sản phẩm OCOP đầu tiên ở địa phương.

Năm 2018, bắt tay vào nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất, chị Thuỳ đầu tư hơn 200 triệu đồng mua trang thiết bị máy móc hiện đại như: máy xay bột, máy tráng bột, máy cắt, để hạn chế sức người, tăng số lượng sản phẩm.

Chị Thuỳ cho biết: “Có máy móc hiện đại thì giảm việc làm bằng thủ công, nhưng không vì thế mà tôi lơ là đi khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi đầu tư xây dựng sản phẩm truyền thống của gia đình từ hình thức đến chất lượng, nhờ đó hủ tiếu bột gạo của tôi có chỗ đứng nhất định trên thị trường”.

Quy trình làm ra sợi hủ tiếu lắm công phu, trải qua 4 công đoạn cơ bản, gồm: xay bột, tráng bột, phơi bột và cắt thành sợi. Gạo được ngâm khoảng 24 giờ rồi cho vào máy xay nhuyễn thành bột, sau đó trộn với một số gia vị rồi tráng bột thành từng lớp mỏng và phơi, sau khi phơi khô sẽ trụng sơ trước khi cắt thành từng sợi hủ tiếu thành phẩm cung cấp ra thị trường.

Theo chị Thuỳ, để làm ra sợi hủ tiếu dai, ngon thì khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Chị Thuỳ chia sẻ: “Tôi chọn gạo Hầm Trâu để xay bột và thêm bột mì, muối nhằm tăng hương vị. Một ký gạo sẽ cho ra khoảng 1,1 kg hủ tiếu. Bên cạnh khâu chọn nguyên liệu, quá trình phơi bột cũng khá quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến độ dài và dai của sợi hủ tiếu”.

Bột sau khi tráng sẽ đem phơi, công đoạn này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ dài và dai của sợi hủ tiếu.

Mỗi tháng, cơ sở sản xuất của gia đình chị Thuỳ cung cấp ra thị trường khoảng 5 tấn hủ tiếu, giá bán trung bình từ 20-25 ngàn đồng/kg, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí. Không dừng lại ở việc phát triển kinh tế hộ gia đình, cơ sở sản xuất của chị Thuỳ còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại chỗ của địa phương với công đoạn phơi bột, thu nhập ổn định mỗi tháng.

Sau 5 năm đầu tư, đổi mới cách làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, “trái ngọt” cũng đến với gia đình chị. Năm 2022, hủ tiếu truyền thống của chị Thuỳ vinh dự được chọn là sản phẩm OCOP đầu tiên của xã Tắc Vân. Chị Thuỳ phấn khởi: “Ðây là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với công việc này và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Trong năm nay, tôi sẽ đầu tư thêm máy sấy để không phụ thuộc vào thời tiết”.

Từng sợi hủ tiếu dai ngon mang hương vị riêng biệt là thành quả sau nhiều năm đầu tư đổi mới cách làm, giúp sản phẩm của chị Thuỳ có được chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ.

Chị Trần Ngọc Nữ, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Tắc Vân, cho biết: “Cơ sở sản xuất hủ tiếu của chị Thuỳ là mô hình kinh tế rất hiệu quả, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, giúp chị nâng cao thu nhập, vươn lên phát triển kinh tế và giải quyết được việc làm cho một số lao động tại chỗ. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã luôn tạo mọi điều kiện để hỗ trợ gia đình chị như: quảng bá thương hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì, hỗ trợ vốn để chị đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cấp quy mô sản xuất. Trong năm 2023, sản phẩm hủ tiếu bột gạo sẽ được công nhận sản phẩm OCOP của địa phương vì đã ra Hội đồng xét duyệt và chờ quyết định công nhận”.

Chị Phạm Thị Thuỳ đóng gói sản phẩm hủ tiếu cung cấp ra thị trường.

 

Phương Thảo thực hiện

 

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Khoa học - công nghệ nền tảng cho sản xuất và đời sống

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng trong sản xuất, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, KH&CN không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sản phẩm nông, thuỷ sản Cà Mau được nhiều đối tác lớn quan tâm

Ngày 18/11, bà Trương Hà Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC), cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11 vừa qua), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Sài Gòn Coop, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.

Phương kế giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đặc biệt là thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế bền vững, từ đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Phụ nữ Khánh Hải giảm nghèo

Tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, các phong trào thi đua được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã triển khai sâu rộng đến từng chi, tổ hội và từng đối tượng phụ nữ với nhiều nội dung, hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.

Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, song không phải hộ dân nào cũng đủ điều kiện để đầu tư và cải thiện điều kiện thiết yếu này. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QÐ-TTg (Quyết định 10) về tín dụng cho chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), có hiệu lực từ ngày 2/9/2024. Quyết định này được đông đảo người dân đón nhận với sự phấn khởi, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để cải thiện chất lượng sống.

Kiến nghị tăng nguồn vốn uỷ thác địa phương

Đến ngày 30/9, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác là 297 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh là 256 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện, thành phố là 38 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 3 tỷ đồng.

Ðồng hành vì mục tiêu chung

Ðối mặt tình hình kinh tế khó khăn, song nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh vẫn luôn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.