ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 01:55:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 2: Nhiều giải pháp căn cơ

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau đang phấn đấu hướng tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Ðể sớm đạt mục tiêu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ. Ðặc biệt, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, thời gian qua chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, qua đó tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong Nhân dân.

Hỗ trợ hộ chính sách, khó khăn

Như Báo Cà Mau đã thông tin, có một thời gian dài Nhà nước thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người dân ở các xã bãi ngang ven biển, hộ nghèo hay hộ khá đều được ngân sách đóng để cấp thẻ BHYT. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định điều chỉnh lại. Cụ thể, Quyết định 861 điều chỉnh lại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các xã thuộc vùng 1, vùng 2, vùng 3, các ấp đặc biệt khó khăn cũng được cấp thẻ BHYT; Quyết định 353 điều chỉnh các xã bãi ngang...

Năm 2021 và 2022, các xã này đã được điều chỉnh giảm khoảng 100 ngàn người tham gia BHYT do ngân sách đóng nhiều năm liền, nay họ không còn là đối tượng thuộc ngân sách đóng nữa. Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời gian qua, để giải quyết khó khăn cho các đối tượng này, chúng tôi tuyên truyền, vận động bà con tự đóng BHYT để đảm bảo quyền lợi được khám chữa bệnh bằng BHYT. Với các hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo và kể cả hộ cận nghèo, chúng tôi chuyển nhóm đối tượng này qua ngân sách đóng. Bên cạnh đó, với một số hộ khó khăn, chúng tôi vận động các cơ quan, đơn vị tại địa phương và ở tỉnh hỗ trợ”.

BHYT hỗ trợ rất nhiều cho người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh.

Theo ông Kiên, hiện nay các hộ này dự báo tiếp tục gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân do dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến thu nhập. Ða số người dân ở nông thôn sống phụ thuộc vào con em lao động đi làm ở ngoài tỉnh, mà trong những tháng cuối năm 2022 con em của họ bị mất việc làm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bà con ở địa bàn nông thôn. Nếu các hộ dân này không tham gia BHYT sẽ ảnh hưởng tài chính rất lớn khi ốm đau phải khám chữa bệnh.

“BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành lập văn bản trình HÐND tỉnh để hỗ trợ đối tượng hộ nông, lâm, ngư có mức sống trung bình, các đối tượng nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và thoát cận nghèo. Sở Y tế cũng đã có báo cáo đánh giá và thực hiện các bước, đang chờ HÐND tỉnh họp để trình”, ông Kiên thông tin.

Vì lợi ích của người dân

Ông Trịnh Trung Kiên cho biết thêm: “Dự kiến là các hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo sẽ hỗ trợ 70%. Các đối tượng làm nông, lâm, ngư nghiệp đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ 30% mức đóng theo Nghị định 146/2018. Ðặc thù của tỉnh Cà Mau là hộ gia đình rất đông người, giảm theo Nghị định 146/2018 sẽ lỗ hơn là người dân tham gia BHYT tự đóng. Bởi vì, BHYT tự đóng thì người thứ nhất đóng 100%, người thứ hai chỉ đóng 70% của người thứ nhất, người thứ ba lại giảm 60%, người thứ tư giảm còn 50%. Thế nên, chúng tôi vẫn chưa thực hiện được. Thêm nữa, việc xác định hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, địa phương phải xét, lập danh sách theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên địa phương chưa triển khai thực hiện tốt, chưa hiệu quả”.

Theo ông Kiên đánh giá, năm 2022, đa phần người dân tự đóng BHYT, người dân đã tham gia các dịch vụ khám và điều trị bệnh nên hiểu được và nắm rất kỹ quyền lợi. Từ đó, nhận thức về BHYT của người dân trong tỉnh là rất cao. Họ biết rằng, nếu không có BHYT sẽ tốn kém chi phí rất lớn, nếu không may ốm đau, bệnh tật. Có nhiều hộ không đủ điều kiện đóng cả năm thì tham gia 3 tháng hay 6 tháng, vì bảo hiểm được chia ra đóng tối thiểu là 3 tháng.

Như hộ của chị T.T.N, Ấp 2, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, vì gia đình khó khăn và vì trước giờ bản thân cũng ít khi đau ốm nên chị không mua BHYT cho mình. Ðến tháng 11/2022, chị lâm bạo bệnh, lúc đó chi phí điều trị quá sức của gia đình. Gia đình chị bán hết tài sản đưa chị lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh cứu chữa mới giành lại được mạng sống. Giờ mới hối hận, giá như thời điểm đó chị có BHYT thì chi phí không đến nỗi, đất đai cũng không phải bán đi hết để chữa bệnh.

Với chỉ tiêu của năm 2023, BHXH phải đạt 92,5% người tham gia BHYT. Hiện tại mới đạt khoảng 92,4%. Giải pháp để đạt chỉ tiêu này, ngay những ngày đầu năm, BHXH tỉnh đã xây dựng chương trình công tác và chương trình hành động, nhiệm vụ giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Với người lớn tuổi, BHYT là rất cần thiết.

“Chúng tôi chỉ đạo cụ thể cho các huyện, tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể cho xã, chỉ đạo xã giao từng ấp, khóm. Trong ngành, BHXH tỉnh cũng giao cho từng huyện, từng cá nhân, thành lập từng tổ công tác của tỉnh, của huyện để tuyên truyền vận động tham gia và cũng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ này. Ðồng thời, giao chỉ tiêu cho các tổ chức dịch vụ thu, ký hợp đồng với các tổ chức dịch vụ thu. Hiện nay, chúng tôi đang ký hợp đồng với 3 tổ chức dịch vụ thu. Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng tổ chức dịch vụ thu và đào tạo thêm nhân viên thu để làm thế nào ở mỗi khóm, ấp có ít nhất 3 nhân viên thu đi tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT và BHXH tự nguyện”, ông Kiên cho biết giải pháp.

“Ðối với ngư dân, đây là đối tượng không chỉ chính quyền địa phương mà cơ quan BHXH cũng đang quan tâm, đặc biệt là BHXH tự nguyện. BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH huyện phối hợp với các đồn biên phòng tuyên truyền cho ngư dân tham gia BHYT và BHXH tự nguyện. Riêng trường hợp xã đảo, ngư dân sống ở đây được hưởng BHYT thì nên tham gia BHXH tự nguyện. Sắp tới, chúng tôi ký chương trình phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh để chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho ngư dân hiểu”, ông Kiên cho biết thêm.

BHYT là chính sách an sinh mang ý nghĩa nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta. Thực tế cho thấy, nếu một người không tham gia BHYT thì khi không may mắc bệnh sẽ gặp gánh nặng lớn về chi phí khám chữa bệnh. Vì vậy, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân mang ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ tốt nhất./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.