ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 22:58:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyền thoại những người mẹ

Báo Cà Mau Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Trương Linh Phượng cho biết, tại Cà Mau, số Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống hiện giờ là 225 mẹ trong tổng số 1.942 mẹ. “Giờ các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, chỉ mong các mẹ sống vui, khoẻ để tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ tiếp nối của quê hương, đất nước”, ý nguyện của chị Linh Phượng cũng là mong muốn của các cấp chính quyền và Nhân dân Cà Mau.

Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Trương Linh Phượng cho biết, tại Cà Mau, số Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống hiện giờ là 225 mẹ trong tổng số 1.942 mẹ. “Giờ các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, chỉ mong các mẹ sống vui, khoẻ để tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ tiếp nối của quê hương, đất nước”, ý nguyện của chị Linh Phượng cũng là mong muốn của các cấp chính quyền và Nhân dân Cà Mau.

Câu chuyện về cuộc đời, sự cống hiến của các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) trên mảnh đất Cà Mau được viết nên từ đức hy sinh, mồ hôi, nước mắt và máu. Các mẹ đã cùng quê hương vượt qua bom đạn chiến tranh, vượt qua nghèo đói, lạc hậu, nhẫn nại và dũng cảm hướng tới tương lai. Các mẹ là những huyền thoại bất tử và toả sáng mãi mãi ở mũi đất này.

Mẹ VNAH Dương Thị Khuyên

“Má chỉ thương con, lúc chết chưa kịp mặc bộ đồ mới”

Ngày 12/12/1973, Trạm phó, Trạm C5, cơ quan Giao Bưu vận tỉnh Cà Mau, đảng viên Dương Trang Thọ anh dũng hy sinh. Trên đường chuyển tài liệu và đưa cán bộ qua sông Ông Đốc, đoàn công tác của anh gặp địch phục kích tại Ông Mên, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Bằng sự mưu trí và tinh thần chiến đấu quả cảm, anh Dương Trang Thọ đã một mình trụ lại để đảm bảo an toàn cho tài liệu, tiền bạc và các đồng chí trong đoàn công tác. Những anh em cùng đơn vị rất vất vả vượt rào lửa, cạm bẫy của giặc để lấy xác và mai táng liệt sĩ Thọ tại Cái Giếng (huyện Cái Nước).

Giây phút nhận được tin báo con mình hy sinh, má Dương Thị Khuyên (nay đã 95 tuổi, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) không tin. Bởi mấy ngày trước, má mới may bộ đồ gởi cho con. Lá thư của con trai má gởi về dòng chữ còn tươi nét mực: “Má à, con nhớ má nhiều, má giữ gìn sức khoẻ, ở đây con có đơn vị, anh em, chừng nào xong công việc con tranh thủ về ghé thăm má”. Kỷ vật anh để lại chỉ là bộ quần áo và bức thư còn chưa kịp gởi về gia đình. Má bồi hồi: “Má chỉ có mình ên thằng Thọ. Má với chồng sống không hạnh phúc nên má coi đứa con trai là quan trọng nhất ở trên đời. Anh em trong đơn vị của Thọ còn nói “Bộ quần áo má gởi, Thọ ngắm nghía hoài, xếp lại ngay ngắn, cẩn thận, còn khen đẹp và vừa vặn lắm”. Vậy là con má không còn cơ hội mặc được bộ đồ mới má may".

Má nhớ, thời con gái của má, đất U Minh nghèo lắm. Chiến tranh, giặc giã, má đi học ít, chỉ đủ biết đánh vần đọc chữ. Rồi má có gia đình, có đứa con trai, chưa hết mừng thì hạnh phúc đổ vỡ. Má một mình nuôi con, con má cũng lấy họ má. Nhà má không có ruộng, má phải vô rừng đốn củi bán lấy tiền, mua gạo để con khỏi đói. Có những bận đang đốn củi, tầm đạn giặc kề bên, cái chết kề bên, nhưng con nhỏ ở nhà, má vẫn cắn răng để đốn đầy xuồng củi.

Căm thù giặc, má tham gia hoạt động cách mạng. Má nhớ: “Ở đây hễ nhắc tới tụi thằng lính Hứa thì ai cũng sôi sục căm hờn. Tụi nó bắt bớ, hãm hiếp, tế cờ, lê máy chém… Biết bao nhiêu cán bộ, người dân, con nít bị tụi nó giết hại”. Cả làng quê, cả rừng U Minh đứng lên kháng chiến. Má làm công tác tiếp tế, phụ nữ, nuôi chứa cán bộ. Đặc biệt, khi Viện Quân y 121 về đóng ở rạch Bà Thầy, má là một trong những cán bộ phụ nữ trực tiếp đảm bảo lương thực, an toàn cho anh em hoạt động. Và từ năm 1978 đến nay, Viện Quân y 121 đã nhận phụng dưỡng, chăm sóc má tận tình, chu đáo.

Khi con má, có người để ý, má giục con lấy vợ. Con má cũng vì chữ hiếu theo má đi ăn hỏi. Hỏi vợ xong thì anh Thọ đổi ý: “Con đi kháng chiến, vợ con thêm gánh nặng cho má ở nhà. Sau này con về sẽ chăm sóc má…”. Vậy là anh lại tiếp tục lên đường. “Một cây, một trái” nên khi anh ngã xuống, má thui thủi một mình. Về sau, khi sức khoẻ yếu, có người cháu gọi bằng cô tới lui thăm nom, chăm sóc má. Má tâm niệm: “Con má hy sinh vì nước, má cũng trọn lòng với cách mạng. Má chỉ thương con, lúc chết chưa kịp mặc bộ đồ mới. Má giờ vẫn giữ bộ đồ, lâu lâu lại đem ra coi, càng nhìn càng nhớ…”.

Mẹ VNAH Phạm Thị Ưu

“Con trai, con dâu hy sinh, má vừa công tác, vừa nuôi đàn cháu nội”

Má Phạm Thị Ưu, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, năm 2015, 96 tuổi đời và 65 tuổi Đảng. Má là một trong những cán bộ phụ nữ có thành tích vẻ vang của huyện qua cả 2 thời kỳ kháng Pháp và chống Mỹ. Má cũng có người con duy nhất, liệt sĩ Nguyễn Văn Thiện, hy sinh năm 1971. Quê má ở Quảng Ngãi nhưng về đất Trần Văn Thời từ nhỏ. Theo truyền thống gia đình, má tích cực tham gia các hoạt động cách mạng tại địa phương. Chồng má cũng là cán bộ của Quân khu 9, đồng chí Nguyễn Tấn Thành (tức Bảy Gốc). Hôm tôi ghé nhà thăm má, má nói: “Sức khoẻ dạo này yếu, có khi không ngồi vững được nữa. Bây giờ chỉ trông cậy vào mấy đứa cháu thôi”.

Con trai má, anh Nguyễn Văn Thiện, thuộc lực lượng công an võ trang của tỉnh, được điều động về phụ trách xã Khánh Bình Tây. Anh đã bám dân, bám địa bàn giữa vòng vây đồn bốt, xây dựng cơ sở, lực lượng và tiến hành các cuộc đánh trả các trận càn quét, đổ quân của giặc. Trong một lần ở nhà dân, lính phát hiện ập vào, anh vừa ném lựu đạn, vừa bắn gây thương vong lớn cho giặc.

Má Ưu kể lại: “Nó cùng một đồng chí nữa chiến đấu anh dũng, quyết liệt, sau bị trúng đạn và hy sinh”. Tụi giặc điên tiết lột hết quần áo của anh, phơi thây và chở về đồn. Bà con thấy thương quá cho manh chiếu che lại, tụi giặc cũng quăng đi mất. Má khóc: “Con má chết mấy ngày không manh áo, cái quần. Giặc nó ác quá, tìm đủ mọi cách mới xin được thây về”.

Anh Thiện hy sinh khi đã có vợ và 7 đứa con (4 gái, 3 trai). Nỗi đau chưa dừng lại khi con dâu má, liệt sĩ Trần Thị Loan, trong lần đấu tranh trực diện cũng bị giặc bắt và đánh chết. Má một thân một mình nuôi 7 đứa cháu nội. Má khóc: “Con ơi, ngày hoà bình, nhà cửa má bị đốt sạch hết, 7 đứa cháu nội nheo nhóc, con trai, con dâu thì hy sinh, nhưng thấy quê hương, đất nước được hoà bình, má lại dặn lòng tiếp tục cố gắng”.

Theo lời má kể, qua 2 thời kỳ kháng chiến, nhà của má bị đốt 3-4 lần, tài sản, ruộng vườn coi như chẳng còn gì. Thay con trai, má vừa công tác, vừa nuôi đàn cháu. Má nói, hễ cái gì kiếm ra tiền chân chính, má đều làm hết, nuôi cháu ăn học, rồi dựng vợ gả chồng. Cả 7 đứa cháu đều trưởng thành.

Qua biết bao nhiêu khổ cực, cận kề cái chết, mất mát người thân, gồng gánh nuôi đàn cháu lớn khôn, má vẫn trọn lòng với sự nghiệp cách mạng. “Má không tiếc gì hết, giờ ở tuổi này rồi, má mong rằng mình ra đi trong thanh thản, không thẹn với lòng”, thắp nhang lên bàn thờ cho chồng và con, má Ưu nở nụ cười mãn nguyện…

“3 lần tiễn con đi 3 lần khóc thầm lặng lẽ"

Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, mấy đời có nghề thuốc gia truyền, Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thanh (quê gốc ở Tắc Vân, Cà Mau) lấy chồng, có 4 người con. Tưởng đâu hạnh phúc sẽ lâu dài, nhưng chồng má lại đi theo người phụ nữ khác. Má ở vậy, tần tảo đủ nghề nuôi con và tham gia hoạt động cách mạng. Khi con trưởng thành, má lần lượt tiễn các con đi làm cách mạng. Má đào hầm nuôi giấu cán bộ ở tại nhà. Có lúc anh em hoạt động cả năm trời ở nhà má mà địch không tài nào phát hiện. Có lần giặc bất ngờ ập vào khám xét, khi đó có đồng chí Hai Dầy là cán bộ thành trong nhà, má bày cách để đồng chí Hai Dầy giả bệnh run, sốt, rồi nói đó là chồng mình, qua mắt giặc.

Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thanh

Không chỉ nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng, má Thanh còn hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh trực diện ở Tắc Vân. Bị giặc đánh đập, bắt bớ nhưng má không hề nao núng, sợ sệt.

THAY LỜI KẾT: Được gặp, được trò chuyện với các Mẹ VNAH quả là diễm phúc lớn lao. Câu chuyện về cuộc đời của các mẹ là những trang sử vẫn vẹn nguyên giá trị cho ngày hôm nay và cả mai sau. Các mẹ hiền từ, nhẫn nại và bao dung để vượt qua tất cả mất mát, hy sinh. Cà Mau hôm nay trong hành trình phát triển luôn nhớ ơn những người mẹ huyền thoại và bình dị như thế. Xin cúi đầu tri ân các mẹ, những người mẹ Cà Mau bất tử.

Vừa buôn bán, vừa tìm cách mua nhu yếu phẩm, mực vẽ để phục vụ cơ quan in ấn, má là cơ sở vững chắc và cũng là cán bộ hoạt động hiệu quả của thành. Khi bị giặc nghi ngờ, bằng mưu trí, dũng cảm, má không ngần ngại nuốt tài liệu vào bụng, giặc không thể moi được thông tin gì thêm. Chúng bắt giam má gần 2 năm trời, mua chuộc, hăm doạ, dùng đủ mọi thủ đoạn tra tấn, cũng không khuất phục ý chí kiên cường của má. Không chỉ vậy, má cùng anh em trong tù hát vang những bài ca cách mạng, khiến cho bọn giặc điên tiết nhưng không làm gì được.

Má Thanh có 3 con liệt sĩ là: Đoàn Ngọc Minh, Đoàn Ngọc Châu và Đoàn Ngọc Lợi. Kể về các con, má trả lời đứt quãng: “Chuyện đã qua lâu lắm rồi, má lúc nhớ, lúc quên. Nhưng tụi nó hy sinh đứa nào cũng còn trẻ, con má đứa nào cũng đẹp hết”. Trong hoàn cảnh giấu tai mắt giặc thù, nhận được tin con hy sinh, má nén lòng cam chịu, không để giặc "đánh hơi" được. “3 lần tiễn con đi”, cả 3 lần má đều “khóc thầm lặng lẽ”. Sự ra đi của các anh khiến má nuốt căm hận vào trong lòng, tiếp tục phụng sự cách mạng, trả thù nhà, đền nợ nước.

104 tuổi, má vẫn nhớ về những tháng ngày đã qua, về những đứa con đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hay lầm thầm đọc tên các con, má giờ cũng không nhớ chính xác các con má hy sinh vào năm nào, nhưng vóc dáng, mặt mũi và tính cách của các con, má không thể nào quên./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.