ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 02:01:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 2: Gần dân, sát dân để củng cố lòng tin

Báo Cà Mau (CMO) Cùng sát cánh với người dân trực tiếp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách, giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) không chỉ là cầu nối, kênh dẫn vốn quan trọng mà còn góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.

NHCSXH huyện Ðầm Dơi thực hiện giao dịch tại xã Ngọc Chánh.

Duy trì lịch giao dịch cố định

Toàn tỉnh hiện có 100/101 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn. Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau, tỷ lệ cho vay tại các điểm giao dịch xã chiếm trên 99% tổng dư nợ tại đơn vị. Có thể nói, điểm giao dịch xã là sáng kiến mang tính đột phá riêng của NHCSXH, bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính để đưa tín dụng chính sách đến người dân kịp thời. Phương châm “Giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã” góp phần hạn chế nguy cơ thất thoát, tham ô, chiếm dụng vốn, tạo được lòng tin của Nhân dân vào các chính sách của Ðảng, Nhà nước thông qua mô hình hoạt động của NHCSXH thời gian qua.

Khi NHCSXH triển khai điểm giao dịch tại xã đã tạo điều kiện giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí liên quan. Ông Võ Quốc Thống, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tại các buổi giao ban, các bên liên quan báo cáo kết quả hoạt động của mình trong tháng vừa qua. Trên cơ sở đó, những thuận lợi, khó khăn đều được triển khai giải pháp tháo gỡ. Chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV ngày càng được nâng cao. Qua kênh này, đa phần người dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa từng bước hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của các chương trình cho vay”.

Hàng tháng, đơn vị đều cử nhân viên tín dụng đến từng điểm giao dịch để tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của người dân. Ðây cũng là dịp để nhân viên ngân hàng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn những chủ trương, chính sách của các chương trình cho vay ưu đãi đến mọi người dân. Thời gian, chi phí đi lại của người dân vì thế được giảm thiểu, nhất là đối với những địa bàn nằm cách xa trung tâm huyện. Hoạt động các tổ giao dịch lưu động tại các điểm giao dịch đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch trình, thời gian quy định. Cứ vào các ngày giao dịch cố định, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, ngân hàng phân công người thực hiện giao dịch với người dân.

Ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Thông qua hoạt động các điểm giao dịch xã, Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị, xã hội nhận uỷ thác, NHCSXH thường xuyên tiếp xúc với người nghèo, gia đình chính sách để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của bà con. Qua các buổi giao dịch, người dân, hệ thống tổ TK&VV, các tổ chức hội, đoàn thể, cán bộ xã có dịp ngồi lại để giải quyết tồn tại, rút kinh nghiệm trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, giải ngân vốn. Các vướng mắc, sai sót của người dân trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục sẽ được nhân viên ngân hàng giải đáp. Từ đây, những hạn chế từ cơ sở sẽ được ngân hàng khắc phục kịp thời, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng”.

Mạng lưới hoạt động được bố trí rộng khắp trên địa bàn, với hệ thống điểm giao dịch tại xã, tổ TK&VV cấp xã là điều kiện để tổ chức nhanh chóng, kịp thời, trên diện rộng tín dụng chính sách xã hội đến các đối tượng thụ hưởng, xoá bỏ tình trạng “xã trắng” trong đầu tư tín dụng của Nhà nước. Mặt khác, NHCSXH với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Ðảng, Nhà nước giao.

Nhân viên NHCSXH và Hội LHPN xã Khánh Hội, huyện U Minh tham quan cơ sở sản xuất cá khô của thành viên tổ TK&VV.

Luôn sát cánh cùng người dân

Thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác chính là cầu nối giữa Nhà nước với Nhân dân thông qua việc tổ chức hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở, từ đó người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng ưu đãi một cách dễ dàng.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, xác định: “Tổ TK&VV hoạt động hiệu quả không chỉ là cánh tay nối dài của NHCSXH, giúp chuyển tải nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, mà còn giúp bà con tính toán, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay hiệu quả, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, thực hành tiết kiệm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn tín dụng chính sách”.

Gần 20 năm tận tuỵ giúp người dân tiếp cận vốn chính sách, bà Nguyễn Thị Tuyến, Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp Thuận Long, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, là một trong những cá nhân điển hình. Với vai trò tổ trưởng, trước khi nhận nguồn vốn ưu đãi, bà Tuyến cùng tổ viên rà soát các hộ đủ điều kiện vay vốn, phổ biến quy định để người dân hiểu, từ đó sử dụng vốn vay đúng mục đích.

“Trước đây nguồn vốn tín dụng còn khó khăn, mỗi hộ dân chỉ được vay tối đa 40 triệu đồng. Ðến nay, mỗi hộ dân được vay tối đa đến 100 triệu đồng. Có thêm vốn, người dân lâm cảnh khó khăn có điều kiện làm ăn, phấn khởi lắm”, bà Tuyến chia sẻ.

“Với lợi thế gần dân, sát dân, hơn ai hết, thành viên tổ TK&VV hiểu, nắm rõ hoàn cảnh, nhu cầu vay vốn của từng hộ. Nhờ đó, việc tư vấn, giới thiệu nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách trúng và đúng hơn. Có nhiều tổ viên, đến thời kỳ trả gốc gặp khó khăn, chúng tôi đã thông báo trước 3 tháng cho tổ viên chuẩn bị rồi tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn tiếp để tái đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Ðến nay, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn”, bà Nguyễn Phương Lan, Chủ tịch Hội LHPN, Tổ trưởng Tổ TK&VV xã Tân Tiến, chia sẻ.

Thời điểm đầu, với vai trò là Tổ trưởng Tổ TK&VV ấp Tân An Ninh B, ông Bàu Thanh Huấn, ấp Tân An Ninh B, xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, gặp không ít khó khăn do nhận thức của các thành viên trong tổ về vay vốn ưu đãi và sử dụng vốn vay còn hạn chế. Nhiều hộ nghèo không dám vay vốn vì sợ không trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ông Huấn luôn suy nghĩ, phải làm sao vận động các hộ dân tích cực tham gia vào tổ TK&VV để hiểu được cách sử dụng đồng vốn ưu đãi đúng mục đích, hiệu quả. Ðược sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã Tạ An Khương Nam, nhân viên NHCSXH, sự nhiệt tình trong công việc của ông Huấn, các thành viên trong tổ đã hiểu được những lợi ích mà nguồn vốn ưu đãi mang lại và tích cực tham gia các hoạt động của tổ, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ðến nay, Tổ TK&VV ấp Tân An Ninh B có hơn 75% hộ thoát nghèo và không phát sinh hộ tái nghèo. Nhiều hộ vay khấm khá trở thành tấm gương sáng cho người khác noi theo. Như trường hợp ông Ðặng Văn Phát, ấp Tân An Ninh B, xã Tạ An Khương Nam. Trải qua một vòng vốn vay hỗ trợ việc làm 20 triệu đồng, ông xây hầm nuôi rắn ri cá và mua 350 con rắn giống. Ðến tháng 3/2022, ông tiếp tục vay 20 triệu đồng để đầu tư mở rộng mô hình bán rắn giống, dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông Phát tự chủ về tài chính cho gia đình và phụ nuôi các cháu ăn học đàng hoàng.

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi không chỉ giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong toàn tỉnh xuống mức thấp mà đã và đang góp phần tích cực trong bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Ðể có kết quả đáng tự hào, từ những số liệu tích cực kể trên, không thể thiếu vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, cũng như các tổ TK&VV, thành viên các tổ TK&VV đến từng nhà, rà soát nhu cầu vay vốn của từng hộ dân nhằm chuyển tải nguồn vốn chính sách kịp thời, đúng đối tượng"./.

 

Hồng Phượng - Việt Mỹ

BÀI CUỐI: HIỆN ÐẠI HOÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.