ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-7-25 07:47:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài cuối: Hiện đại hoá chất lượng tín dụng

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người vay trên địa bàn. Ðể hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Từ đó, đảm bảo các giao dịch được thực hiện chính xác, an toàn, bảo mật, tối ưu hoá khả năng xử lý các yêu cầu, tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số, nâng cao chất lượng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

“Hiện đại hoá tin học của NHCSXH là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập đối với các ngân hàng, trong đó có NHCSXH, với nhiều sản phẩm cho vay cần quản lý khoa học, chính xác. Ðó là phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận lợi, chính xác nhất, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tăng khối lượng công việc và hiệu quả cao. Số liệu được quản lý tập trung, giảm thiểu thời gian thực hiện báo cáo, cung cấp số liệu kịp thời, góp phần vào công tác điều hành của ban, ngành các cấp và của NHCSXH”, ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau, khẳng định.

Nhân viên NHCSXH tỉnh Cà Mau tận tình hỗ trợ, hướng dẫn người dân khi đến giao dịch.

Kiện toàn công nghệ số

Từ nhiều năm trước, NHCSXH tỉnh đã triển khai công tác hiện đại hoá tin học và chuyển đổi dữ liệu, chi nhánh đã huy động mọi nguồn lực tập trung thực hiện việc chuẩn hoá và chuyển đổi dữ liệu, triển khai thành công dự án nâng cấp, hiện đại hoá tin học trong hệ thống NHCSXH, thực hiện giao dịch trên hệ thống phần mềm Intellect. Ðến nay, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban dự án Hiện đại hoá tin học NHCSXH, dữ liệu hệ thống phần mềm giao dịch, chế độ thông tin báo cáo đã hoàn thiện, dữ liệu được chuẩn hoá, phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành nói riêng và hoạt động của chi nhánh nói chung.

Ông Nguyễn Thanh Ðồng cho biết: “Với hệ thống này, các dịch vụ được đa dạng hoá với phí dịch vụ thấp hoặc không tính phí, như đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi với khách hàng bằng tin nhắn qua điện thoại di động, chuyển tiền, huy động tiết kiệm tại điểm giao dịch xã. Hỗ trợ một số chương trình khai thác số liệu phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, đánh giá hoạt động tín dụng trong đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh và các công tác nghiệp vụ khác mang lại hiệu quả thiết thực”.

Hiện nay, NHCSXH triển khai thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking do NHCSXH cung cấp cho khách hàng thực hiện giao dịch với NHCSXH thông qua ứng dụng VBSP SmartBanking được cài đặt trên các thiết bị di động có kết nối Internet; app cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính; khách hàng là cá nhân mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH, đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH.

Ông Trần Ngọc Tâm, Phó giám đốc NHCSXH huyện Ðầm Dơi, cho biết: "Ðây sẽ là ứng dụng cung cấp dịch vụ NHCSXH qua điện thoại di động đầu tiên cho người nghèo. Hiện nay, ứng dụng được triển khai trong nội bộ nhân viên NHCSXH tại Cà Mau. Thời gian tới, khi mang công nghệ số về nông thôn được thực hiện thành công, sẽ giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nhiều hơn nữa với các dịch vụ tài chính bền vững, hiệu quả, góp phần giảm nghèo, kết nối người nghèo với nền kinh tế địa phương.

"Tuy nhiên, thực tế đưa công nghệ về nông thôn, hộ vay chưa tiếp cận hết, nhiều trường hợp người vay thay đổi số điện thoại chưa được cập nhật kịp thời, khách hàng lớn tuổi, neo đơn không ứng dụng được các app điện thoại thông minh... Ðến cuối năm 2022, có 18.762 hộ còn dư nợ tại NHCSXH huyện Ðầm Dơi, trong đó số hộ vay có sử dụng điện thoại là 16.532 hộ (88,11%), trong số hộ sử dụng điện thoại thì hộ sử dụng điện thoại thông minh ứng dụng Zalo là 12.571 hộ (chiếm 67%/tổng hộ vay), ông Trần Ngọc Tâm thông tin.

Ðể áp dụng công nghệ số vào hoạt động, các NHCSXH huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện rà soát thu thập số điện thoại khách hàng; tạo các nhóm Zalo để kết nối - chia sẻ kinh nghiệm, thông tin hữu ích... nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ vào đời sống, tiết giảm được chi phí và thời gian cho cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn dịch vụ Mobile Banking và các ứng dụng của NHCSXH... sẽ giúp hộ vay vốn tại NHCSXH, khách hàng gửi tiết kiệm, các đơn vị phối hợp ứng dụng công nghệ tốt hơn, chia sẻ thông tin, các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm..., trên hết là vì an sinh xã hội tại địa phương.

Nhân viên NHCSXH dùng ứng dụng VBSP Mobile Banking trên thiết bị di động.

Ứng dụng công nghệ trong giao dịch

Theo ông Nguyễn Thanh Ðồng, thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn để hướng dẫn, giới thiệu sâu rộng quy trình cung cấp và sử dụng dịch vụ Mobile Banking; hướng dẫn sử dụng VBSP Mobile Banking Backend; hướng dẫn quản trị ứng dụng Mobile Banking trên Webadmin; quy trình đăng ký thông tin khách hàng; hướng dẫn tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tra soát của khách hàng…

“Khi đảm bảo điều kiện thực hiện trên địa bàn, chúng tôi sẽ chủ động, tích cực tham mưu, phối hợp địa phương, hội, đoàn thể nhận uỷ thác tổ chức triển khai thực hiện rộng rãi, kịp thời, đảm bảo chính xác và hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất”, ông Nguyễn Thanh Ðồng cho biết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giao dịch của tín dụng chính sách sẽ góp phần tạo sự thay đổi thực sự trong việc giảm nghèo, giúp người có thu nhập thấp được hoà nhập vào nền tảng công nghệ thanh toán để triển khai dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động cho khách hàng. Khi áp dụng thanh toán kỹ thuật số sẽ tiết kiệm chi phí, hiệu quả hơn và là giải pháp thanh toán bền vững. Ứng dụng VBSP SmartBanking của NHCSXH giúp nâng cao tính hiệu quả và minh bạch trong thanh toán để phục vụ tốt hơn đối tượng người có thu nhập thấp sống tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa./.

 

Hồng Phượng - Việt Mỹ

 

Vùng trời nào cũng là quê hương...

Tôi trở về Bạc Liêu vào một chiều hè oi ả, khi mặt trời đỏ rực như đang cháy hết mình trước khi lặn xuống phía chân trời, nơi những cánh đồng muối lấp lánh như tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh hoàng hôn.

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài cuối: Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc

Đồng chí Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định:“Từ kết quả thực tiễn phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) của tỉnh trong nhiều năm qua, có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được đông đảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng, tham gia, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà".

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 2: Khơi dậy tinh thần tương thân tương ái

Phong trào “Dân vận khéo" (DVK) đã lan toả khắp các miền quê trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Xuất phát điểm các mô hình DVK có khi là từ những việc nhỏ nhưng rất thiết thực như: tự nguyện vá những ổ gà, bồi lại đoạn đường bị sụt lún, sạt lở; vận động hộ khá, giàu cho hộ nghèo mượn đất cất nhà, đất sản xuất; nhận đỡ đầu học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn… thế rồi được lan toả, nhân rộng thành mô hình hiệu quả, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, thiết thực mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người dân, nhất là người yếu thế.

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.