ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 17:51:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẳng định vị thế kinh doanh thuỷ sản

Báo Cà Mau (CMO) Trải qua 35 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn (gọi tắt là SEANAMICO) đã góp phần quan trọng vào sự lớn mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà. Với phương châm “Luôn luôn cải tiến - Luôn luôn lắng nghe - Luôn luôn đáp ứng”, công ty đã có bước tiến dài trong hoạt động kinh doanh và công tác an sinh xã hội.

Theo xu thế phát triển chung kinh tế của cả nước, vào cuối năm 1992, công ty thực hiện phương án cổ phần hoá với số vốn điều lệ 2,5 triệu USD. Với việc thay đổi mô hình và cơ chế hoạt động, cùng với quyết tâm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp đã giúp công ty vượt qua những giai đoạn thử thách khốc liệt để tạo dựng thương hiệu mạnh như hôm nay.

Linh hoạt trước những biến động

Hoà vào dòng chảy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong nước, Công ty Thuỷ sản Năm Căn đã lần lượt chứng kiến thực tế sự thịnh - suy của thị trường ở từng giai đoạn. Ông Ngô Minh Hiển, Tổng giám đốc Công ty Thuỷ sản Năm Căn, nhớ lại: “Vào những năm 1990, các yếu tố của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á; Cà Mau hứng chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 5 năm 1997; Tình hình tôm nuôi bị chết kéo dài; Tình trạng máy móc, trang thiết bị của công ty qua thời gian dài sử dụng đã xuống cấp… làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty thật sự khó khăn. Đứng trước thử thách này, đội ngũ lãnh đạo của công ty đã đoàn kết, bình tĩnh, linh hoạt để tìm hướng phát triển mới”.

Vậy là cuối năm 2000, dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy chế biến được triển khai. Trong 2 năm (2001-2002), công ty thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ, đó là vừa sản xuất và vừa tiến hành đầu tư. Với tinh thần quyết tâm cao, công ty vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra, nâng công suất nhà máy từ 7 tấn thành phẩm/ngày lên 16 tấn thành phẩm/ngày, đặc biệt đạt yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của EU. Theo đó, hàng hoá của công ty được phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và một số thị trường quốc tế khó tính khác.

Công nhân Công ty Thuỷ sản Năm Căn trong giờ làm việc.

Ông Ngô Minh Hiển cho biết thêm: “Năm 2008, sau khi phát hành thêm cổ phần, tăng vốn điều lệ của công ty từ 30 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng, công ty đã tiến hành cải tổ, chấn chỉnh toàn diện các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạo ra bước phát triển mới. Nếu giai đoạn 2008-2012 doanh số xuất khẩu bình quân 28 triệu USD/năm, lợi nhuận bình quân hơn 8 tỷ đồng/năm thì giai đoạn 2013-2017 doanh số xuất khẩu đạt hơn 36,6 triệu USD/năm, lợi nhuận trên 13,3 tỷ đồng/năm”. Trong suốt nhiều năm, Công ty Thuỷ sản Năm Căn luôn đứng ổn định trong top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của tỉnh Cà Mau.

Những năm gần đây, Công ty Thuỷ sản Năm Căn quan tâm phối hợp với người dân và cơ quan chức năng huyện Năm Căn, Ngọc Hiển thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái để nâng giá trị con tôm rừng ngập mặn của Cà Mau trên thị trường quốc tế... Đến nay, diện tích nuôi tôm sinh thái theo dự án công ty quản lý hơn 1.432 ha, với 265 hộ dân, sản lượng bình quân trên 1.200 tấn tôm/năm, trong đó tôm sú trên 550 tấn/năm. Đến nay, tôm sinh thái thuộc dự án Công ty Thuỷ sản Năm Căn quản lý đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế: Naturland (Đức), Naturland Fair Trade (Đức), EU (Châu Âu), Bio Suisse (Thuỵ Sỹ). Ông Tô Trung Nghĩa, Phó giám đốc Ban Dự án tôm sinh thái Công ty Thuỷ sản Năm Căn, cho biết: “Lợi thế sản phẩm tôm sinh thái được người tiêu dùng thế giới quan tâm là do nuôi tự nhiên dưới tán rừng, người nuôi tôm có ý thức bảo vệ môi trường, không sử dụng các loại kháng sinh, thức ăn thuỷ sản bổ sung, ghi chép nhật ký để theo dõi và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm”.

Chuẩn bị bữa cơm trưa cho người lao động tại nhà bếp tập thể.

Hướng về cộng đồng

Kể từ khi thành lập đến nay, bên cạnh chấp hành tốt việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, Công ty Thuỷ sản Năm Căn còn hướng về cộng đồng với nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa. Theo đó, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, hỗ trợ nạn nhân thiên tai, hộ nghèo; Thực hiện các công trình phúc lợi công cộng như xây dựng lộ giao thông, xây dựng trường mầm non… với giá trị trên 10 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Thuỷ sản Năm Căn, cho biết: “Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm. Trong khuôn viên của công ty được bố trí dãy nhà ở tập thể, nhà ăn tập thể, trạm xá, trường mầm non, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông cho CBCNV và con em nghỉ ngơi, vui chơi giải trí… Bình quân thu nhập của người lao động 5 triệu đồng/tháng, cuối năm đều có thưởng tháng lương 13 và tết âm lịch cho người lao động… ”.

Ông Ngô Minh Hiển chia sẻ: “Hoạt động xã hội từ thiện hướng về cộng đồng là trách nhiệm chung của mọi doanh nghiệp. Riêng việc chăm lo, bảo vệ người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Vì chăm lo người lao động là chăm lo nguồn nhân lực phát triển công ty. Một khi người lao động ổn định chỗ ở, thu nhập, sức khoẻ tốt, con cái được học hành… thì họ sẽ yên tâm làm việc và cống hiến lâu dài hơn cho công ty”./.

Với những thành tích đạt được trong 35 năm qua , công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1987; Huân chương Lao động hạng 3 năm 1994, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2011; Bộ Thương mại tặng thưởng danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liền (2004-2006); Bộ NN&PTNT tặng Cờ thi đua xuất sắc 4 năm liền (2008-2011); Nhiều bằng khen của UBND tỉnh; Top 100 danh hiệu mạnh xuất nhập khẩu uy tín và hiệu quả năm 2008-2010; Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2009, 2016, 2018; Doanh nghiệp tiêu biểu ĐBSCL năm 2018; Cá nhân các Giám đốc, Tổng giám đốc qua các giai đoạn đã được tặng Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen của bộ, ngành và UBND tỉnh Cà Mau.

Phúc Danh

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.