ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 22:05:02

Khát vọng biển Tây

Báo Cà Mau (CMO) Mạnh về biển, giàu lên từ biển không chỉ là khát vọng của những con người bao đời gắn với biển, mà là cả niềm trăn trở của Đảng bộ và chính quyền huyện Phú Tân nhằm tìm ra hướng khai thác tiềm năng từ biển cả.

Với vị trí chiến lược, Cái Ðôi Vàm là một trong những cửa biển có hoạt động khai thác sầm uất và nhộn nhịp trên vùng biển Tây. Nghề khai thác biển ở đây đã hình thành, phát triển gắn liền với quá trình di dân hình thành đô thị biển, cùng với các làng nghề đặc trưng, sản phẩm đặc biệt ven biển.

Một góc đô thị biển Cái Ðôi Vàm. Ảnh: NHẬT MINH

Tâm tư nghề biển

Năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất cho nghề biển. Dầu tăng giá, ảnh hưởng dịch bệnh, giá hải sản giảm... và còn nhiều vấn đề khác chi phối. Song, trên bình diện chung, tuy không lợi nhuận cao như mong đợi, nhưng cuộc sống người dân làm biển vẫn ổn định.

Giờ đây biển không còn hào phóng như trước bởi những loại hình khai thác tận diệt, tần suất hoạt động cao của các phương tiện ven bờ... Chính vì vậy, Kế hoạch phát triển khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững trên địa bàn huyện Phú Tân giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 ra đời, nhằm mục tiêu đưa Phú Tân “mạnh về biển, giàu lên từ biển”, thắp sáng khát vọng cho ngư dân.

Ông Nguyễn Văn Phỉnh, Khóm 4, thị trấn Cái Ðôi Vàm, cả cuộc đời gắn liền với biển, khẳng định chắc nịch rằng, chỉ có vươn khơi thì sản lượng mới nhiều, giá trị mới cao; chỉ có giảm lượng tàu ven bờ, loại bỏ các loại hình đánh bắt mang tính tận diệt như xung điện, cào đôi... thì nguồn lợi mới được tái tạo, biển mới sinh sôi. Hiện tại, ông Phỉnh có 1 con tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014 hơn 15 tỷ đồng, công suất 830CV, thường xuyên khai thác ở vùng biển xa bờ; 1 con tàu công suất 230CV, hoạt động ven bờ từ 20-30 hải lý.

Ông Lưu Tấn Ðạt, Khóm 3, thị trấn Cái Ðôi Vàm làm nghề đánh bắt mực ngoài khơi, cũng cho rằng, sản lượng thu hoạch hiện nay đã giảm gần 60% so với trước. Cơ bản đảm bảo cuộc sống ngư dân nhưng chưa thể làm giàu, muốn khôi phục nguồn lợi thuỷ sản thì chỉ có giảm tần suất khai thác ven bờ, nhất là những loại hình tận diệt.

Cùng chung suy nghĩ, ông Huỳnh Văn Thắng, Khóm 4, thị trấn Cái Ðôi Vàm, làm nghề đánh bắt ven bờ, cho rằng, do hiện nay phần lớn tàu chỉ quanh quẩn ven bờ, không chỉ tàu cá của địa phương mà còn nhiều nơi khác đến. Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt nên chưa thể làm bà con khá lên được.

Huyện Phú Tân hiện có 364 tàu khai thác biển đang hoạt động; trong đó 1/3 có khả năng khai thác xa bờ, 2/3 còn lại hoạt động ven bờ. Tuy nhiên, nhiều tàu lớn vẫn còn gặp khó khăn về vốn liếng để ra khơi sau ảnh hưởng dịch bệnh, giá dầu tăng cao.

 Ảnh: N.LÂM
Sản phẩm của biển. Ảnh: TRẦN NGỌC LÂM

Khát vọng làm giàu

Vấn đề trước mắt là vốn liếng để ra khơi, là giá nguyên liệu, nhiên liệu; về lâu dài đó là nguồn lợi thuỷ sản, là chuyển đổi ngành nghề và vươn ra chinh phục đại dương. Tất cả điều đó được thể hiện cụ thể trong kế hoạch phát triển khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững trên địa bàn huyện Phú Tân vừa được ban hành. Ðây là hướng mở tích cực cho ngư dân.

Nhiệm vụ chính của kế hoạch này là củng cố lại hoạt động khai thác thuỷ sản theo hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt khai thác gần bờ; khuyến khích ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu thuyền ra khơi, chuyển đổi ngành nghề. Ðiều này phù hợp với thực trạng và tiềm năng hiện tại của Phú Tân.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là cơ cấu tàu cá, nghề khai thác hợp lý, phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thuỷ sản; sử dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hoá, hiện đại hoá để khai thác. Bên cạnh đó là giải quyết dần các phương tiện nhỏ bằng cách tạo cho các chủ phương tiện này tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hướng tới vươn ra xa bờ. Kế hoạch cũng đề cập đến việc bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau khai thác; tuân thủ các quy định của Luật Thuỷ sản và quy định quốc tế có liên quan; sẵn sàng tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phú Tân đặt mục tiêu đến năm 2025 chuyển đổi 50% tàu khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác hiệu quả, thân thiện môi trường và đến năm 2030 đạt 100%.

Theo đó, phát triển đồng bộ dịch vụ hậu cần, hạ tầng kỹ thuật. Hiện huyện Phú Tân đang kêu gọi đầu tư phát triển khu tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp, phát triển các làng nghề, dịch vụ hậu cần nghề cá, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, khuyến khích phát triển bến cá tư nhân. Xúc tiến nạo vét cửa biển Cái Ðôi Vàm, mở rộng lộ liên huyện Cái Nước - Cái Ðôi Vàm để nâng cao năng lực vận chuyển...

Mục tiêu chính của kế hoạch dài hơi này là chuyển hướng vươn xa, đảm bảo chất lượng, hiệu quả khai thác, nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển kinh tế biển trở thành mũi nhọn. Khát vọng sẽ thành hiện thực một khi có sự đồng thuận, chung tay của người dân, nhất là những con người ngày đêm bám biển./.

 

Quốc Hiệp - Anh Phan

 

Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023 là sự kiện có quy mô cấp khu vực, sẽ được diễn ra từ ngày 10-13/12 và đúng vào cao điểm của du lịch tết Giáp Thìn 2024. Theo dự báo của ngành du lịch, lượng khách đến Cà Mau sẽ tăng khá mạnh, các dịch vụ sẽ phải hoạt động hết công suất.

Đối thoại để hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong tiếp cận vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị đối thoại nhằm lắng nghe ý kiến của DN, HTX.

Cần đa dạng hình thức sản xuất

Ông Huỳnh Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, thông tin, địa phương có 3/6 ấp có đất sản xuất nằm trên lâm phần rừng phòng hộ. Hiện nay, việc quản lý, chỉ đạo phát triển các loài thuỷ sản kết hợp với con tôm dưới tán rừng ở các ấp này gặp nhiều bất cập, do đa phần người dân nhận khoán đất rừng của các đơn vị tự túc trước đây, diện tích mặt nước ít, khó mở rộng sản xuất.

Chủ động truyền thông, quảng bá Festival Tôm Cà Mau

Phục vụ cho Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) 2023, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) thực hiện rất nhiều phần việc quan trọng. Phóng viên báo Cà Mau có phỏng vấn ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở VHTT&DL, về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được phân công của ngành.

Góp phần nâng cao giá trị gạo Cà Mau

Ngày 1/12, Trung tâm Khuyến công (Sở Công thương) tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới (hệ thống máy tách màu, phân size sản xuất gạo sạch).

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Điểm tựa cho phụ nữ nghèo khuyết tật

Chị Lê Thị Hồng Phương (sinh năm 1967, là Chi uỷ viên chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm tình nguyện viên hỗ trợ người khuyết tật. Bằng tình thương và trách nhiệm của một đảng viên, chị đã tiên phong, sáng tạo, tập hợp các chị em phụ nữ khuyết tật ở địa phương, tạo công ăn việc làm để các chị em có thu nhập, tự tin hoà nhập với cộng đồng, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Tăng giá trị tôm - rừng

Vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế về tôm sạch ở Cà Mau đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Mô hình này vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo được chuỗi liên kết và cải thiện đời sống cho người nuôi tôm.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân

Ngày 29/11, Hội Nông dân TP Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân. Đây là Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” thứ 2 của thành phố.