ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 10-11-24 22:11:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kho quẹt

Báo Cà Mau Nói đến kho quẹt thì phải nói đến rau tập tàng, loại rau "năm cha bảy mẹ" này lại có sức quyến rũ vô cùng bởi hương vị và cái cảm rất lạ với ai ăn lần đầu.

Nói đến kho quẹt thì phải nói đến rau tập tàng, loại rau "năm cha bảy mẹ" này lại có sức quyến rũ vô cùng bởi hương vị và cái cảm rất lạ với ai ăn lần đầu.

Hương vị thì có nhiều do mỗi cây mỗi vị, nhưng với sự pha trộn khéo léo của các bà mẹ quê bữa cơm sẽ ngon hơn, đậm đà hơn. Thông thường thì vườn quê nào cũng có vài luống rau trồng như rau muống, tần ô, mồng tơi, cải cay, mướp đắng, khoai lang… Có khi còn có cả su su, bầu bí. Kết hợp với các loại rau thiên nhiên như rau má, mã đề, rau dền, cần nước… của miền Trung, hay điên điển, càng cua, rau nhúc, đọt xoài, so đũa, bồn bồn... của miền Nam ta có món rau tập tàng rất giàu dưỡng chất và hương vị.

Rau tập tàng thường luộc rồi chấm với kho quẹt. Món kho quẹt thời thiếu thốn chỉ có mỡ và nước mắm, có thêm muỗng đường hay bột ngọt càng ngon. Phi hành tỏi cho thơm trên mỡ hay dầu rồi cho hỗn hợp mắm đường, tiêu xay vào. Ðun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp hơi sánh lại là được. Kho quẹt ăn với cơm nóng, cơm nguội đều ngon. Ðạm bạc là thế nhưng những đứa trẻ quê vẫn lớn phổng, lớn nhanh hơn tuổi, có thể san sẻ việc đồng với chị, với anh.

Giờ thì kho quẹt đã không còn "bó gối" trong luỹ tre làng. Nó chễm chệ trên mâm của người thành phố với chất lượng và hương vị đỉnh bởi có thêm thịt ba chỉ, tôm khô rang vàng rồi kho. Ngon hơn nữa thì có thêm tóp mỡ. Một sự hoà quyện đến tuyệt hảo khiến ta nhớ hoài.

Món quê giờ không còn quê như ta nghĩ nữa và rau tập tàng giờ không thật sự tập tàng như thời mẹ tôi xưa. Rau tập tàng thời mẹ tôi ngoài rau còn có cả nấm mối, nấm mèo, bông bí, kim châm… dù chỉ một vài tai, một vài bông nhưng hương vị do chúng mang lại thật tuyệt vời.

Cũng do sở thích của người dân từng vùng miền mà họ có những món ăn riêng phù hợp với thu nhập, phong tục tập quán của họ. Nơi sản xuất ra tương, ra mắm thì người ta dùng tương, dùng mắm. Có lẽ do thuận tiện và luôn có sẵn lại không tốn thời gian nấu nướng nên nó là sự lựa chọn của các bà mẹ quê luôn phải bận rộn việc đồng.

Xa quê, gặp lại món quê sao lòng cứ ai hoài, khắc khoải. Thương lắm những người đầu tên mũi đạn từng sống bằng cháo bẹ rau măng để kháng chiến trường kỳ, để giang sơn thống nhất, món kho quẹt dân dã tầm thường đâu phải lúc nào cũng có trên bát, trên mâm của họ. Hạt muối nhiều khi còn không có huống chi là mỡ, là dầu. Càng thương khi đất nước giờ khá đủ đầy, sung túc. Sự hoang phí vì thế mà cũng trương phồng lên. Những bữa ăn thừa mứa, những chai rượu đắt tiền vung vãi không làm nên danh giá của một con người nhưng người ta vẫn cứ phung phí. Họ đâu biết ngoài kia, dưới gầm cầu, trong góc chợ bao cuộc đời rất cần được ấm áo no cơm, được đùm bọc chở che, giúp đỡ tận tình./.

Lý Thị Minh Châu

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.

Rạng ngời sức trẻ

Từ chỗ chụp ảnh để phục vụ công việc, tình yêu dành cho nhiếp ảnh được anh vun bồi cứ lớn dần, trở thành động lực trong cuộc sống. Tham gia hoạt động Ðoàn vào năm 2011, Lê Tấn Phát thường ghi lại nhiều hình ảnh bằng điện thoại, nhằm kịp thời đăng tải, tuyên truyền về các phong trào của Ðoàn.

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Thêm góc nhìn về đồng bằng sông Cửu Long

Liên hoan Ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lần thứ 39 năm 2024 vừa được tổ chức khai mạc triển lãm vào ngày 30/9 tại tỉnh Vĩnh Long, đây là hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh trong khu vực luân phiên đảm nhiệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn. Ban Tổ chức đã nhận được 1.851 tác phẩm, trong đó có 971 ảnh màu và 880 ảnh đen trắng, của 252 tác giả trong khu vực gửi tham gia.