ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:41:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó tiếp cận vốn vay dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Báo Cà Mau (CMO) Từ đầu năm đến nay, dư nợ cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt trên 29 tỷ đồng, doanh số cho vay luỹ kế từ đầu chương trình là 234,342 tỷ đồng với 4 doanh nghiệp và 70 hộ được vay. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh Cà Mau, chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch (NNUDCNC&NNS) phần lớn khách hàng chưa đủ điều kiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng vì không đáp ứng các tiêu chí của chương trình.

Giám đốc NHNN Việt Nam Chi nhánh Cà Mau Trần Quốc Khởi cho biết: "Thực hiện Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ, NHNN chi nhánh tỉnh Cà Mau đã ban hành Văn bản 247/CMA-TH&KSNB ngày 4/7/2017, chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh TCTD trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh NNUDCNC và NNS theo tiêu chí quy định tại Quyết định 783/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ cùng với nhiều rủi ro trong sản xuất nên DN, hộ nông dân NNUDCNC&NNS khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tuy nhiên, hiện trong tỉnh các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp còn quá ít, chưa được mở rộng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn yếu. Việc tổ chức, triển khai thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh NNUDCNC và NNS còn chậm.

Để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh NNUDCNC và NNS thì cần chi phí đầu tư lớn mà tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi tài sản gắn liền trên đất nông nghiệp không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.

Bên cạnh việc khó tiếp cận nguồn vốn, hiện tại phần lớn nông dân còn hạn chế trong tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật; Rủi ro trong sản xuất càng nhiều do biến đổi khí hậu, dịch bệnh và biến động thị trường. Cùng với đó là quy mô sản xuất nông nghiệp trong tỉnh còn nhỏ lẻ, phân tán, khả năng cạnh tranh chưa cao; Chưa xây dựng được quy trình, tiêu chuẩn sản xuất; Chất lượng nông sản còn thấp, chưa ổn định, nhiều sản phẩm chủ lực không có thương hiệu; Chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chưa hình thành được vùng NNUDCNC và NNS để cho các TCTD tiếp cận đầu tư.

Trước những khó khăn trên, NHNN Việt Nam chi nhánh Cà Mau vừa đề nghị UBND tỉnh có cơ chế chính sách để khuyến khích, động viên các DN, đặc biệt là các DN nông nghiệp và các hộ gia đình tham gia tổ chức sản xuất, kinh doanh NNUDCNC và NNS để phát triển kinh tế. Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất nông nghiệp để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay tại các TCTD. Đồng thời hướng dẫn DN và người dân áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản nông sản... nhằm áp dụng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chú trọng phối hợp các khâu đầu tư tạo ra chuỗi giá trị các sản phẩm, hàng hoá trong nông nghiệp; Từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cho DN và nông dân.

Từ những kiến nghị của NHNN Việt Nam chi nhánh Cà Mau, ngày 4/9 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ban hành Công văn số 6505/UBND - NNTN chỉ đạo giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn và hỗ trợ DN tiếp cận dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng điều kiện tiếp cận vốn vay tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác tuyên truyền các địa điểm quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các tổ chức, cá nhân biết để đầu tư phát triển sản xuất; Chú trọng phối hợp liên kết chuỗi sản xuất từ khâu đầu vào cho đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để trình Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt./.

Hồng Phượng


 

Liên kết hữu ích

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

OCOP khơi dậy tiềm năng, lợi thế

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã và đang mang lại kết quả tích cực cho huyện Phú Tân. Việc phát triển các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, đặc sản của địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Thu hoạch cá kèo

Từ sau Tết, cá kèo thương phẩm bắt đầu tăng giá. Thời điểm này, nhiều hộ nuôi cá kèo ở TP Cà Mau bắt đầu thu hoạch trong niềm vui và phấn khởi.

Phụ nữ khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế

Hiện nay, có nhiều phụ nữ năng động, linh hoạt sản xuất, phát huy vai trò trong đời sống kinh tế, điển hình như một số hội viên phụ nữ xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển.

Sản xuất thích ứng mùa nắng nóng

Ðối với nuôi thuỷ sản, mùa nắng được xem thời gian "vàng" trong sản xuất. Tuy nhiên, trước tình hình môi trường ô nhiễm, thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, người dân cần chủ động ứng phó, nhằm tránh thiệt hại, ảnh hưởng đến cả mùa vụ, bởi đối với tôm cần khoảng 4 tháng, với cua cần khoảng 8 tháng nuôi mới bắt đầu cho thu hoạch.

Nhanh chóng gỡ điểm nghẽn, phát huy nguồn lực đất đai

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025, tổ chức ngày 28/2.     

Ðòn bẩy xoá nghèo

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện U Minh tích cực triển khai các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững tại địa phương.