ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 03:11:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó tìm lao động nghề biển

Báo Cà Mau Có phương tiện và đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến đi biển nhưng ngư phủ lại bỏ trốn sau khi ứng tiền của chủ. Thiếu ngư phủ, phương tiện không thể ra biển, hoặc ra biển chậm thời gian. Việc này gây khó khăn cho nhiều tàu cá ở các cửa biển trong tỉnh.

Có phương tiện và đã chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, thực phẩm cho chuyến đi biển nhưng ngư phủ lại bỏ trốn sau khi ứng tiền của chủ. Thiếu ngư phủ, phương tiện không thể ra biển, hoặc ra biển chậm thời gian. Việc này gây khó khăn cho nhiều tàu cá ở các cửa biển trong tỉnh.

Cửa biển Cái Ðôi Vàm hiện có trên 200 phương tiện hoạt động các nghề câu, giã cào, nghề đóng đáy hàng khơi và lưới ba (lưới rê trôi). Trong đó, có 22 phương tiện hoạt động nghề lưới ba. Ðể hoạt động được nghề này, tuỳ khả năng mà các chủ phương tiện sắm dàn lưới lớn hay nhỏ.

Thường từ ngày 17-20 âm lịch hằng tháng là tất cả phương tiện hoạt động xa bờ đều ra biển.

Ông Trần Minh Thế, Khóm 4, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, cho biết, gia đình ông có 1 phương tiện hoạt động nghề lưới ba. Chiều dài của đường lưới gần 10 km. Chi phí nhiên liệu, lương thực, thực phẩm phục vụ cho 8-10 người trong thời gian đánh bắt (từ 7-10 ngày) hết khoảng 20 triệu đồng. Nếu chuyến nào đánh bắt hiệu quả, trừ chi phí, ông còn thu nhập 8-12 triệu đồng. Tính toán như vậy đã có lời, nhưng 1 tháng chỉ hoạt động 1 chuyến, hoặc chuyến sau chỉ hoà vốn, bù qua bù lại cũng chẳng có thu nhập là bao. "Nhưng ở biển mà không bám biển thì làm gì bây giờ", ông Thế than phiền.

Cũng theo ông Thế, mấy năm gần đây, nguồn lợi biển khan hiếm, bên cạnh đó số phương tiện của các tỉnh khác tập trung về vùng biển Cà Mau đánh bắt ngày càng đông, số khác thì hoạt động sai ngành nghề, sai vùng tuyến dẫn đến tranh chấp ngư trường nên càng gây thêm khó khăn cho nghề lưới. Ðã vậy, tình trạng ngư phủ bỏ chủ và ôm theo tiền ứng cũng làm cho không ít chủ phương tiện lao đao.

Chỉ từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ông Thế đã cho gần 20 lượt ngư phủ ứng trước tiền công lên đến hơn 100 triệu đồng, nhưng họ chỉ làm cho ông được vài chuyến, sau đó bỏ trốn đi nơi khác.

Cũng tình trạng này, ở cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, số chủ phương tiện bị ngư phủ ứng tiền rồi bỏ trốn, hoặc chuyển sang phương tiện khác thì đếm không hết. Có những chủ phương tiện "chịu hết nổi" phải bán phương tiện, bỏ nghề biển mặc dù đó là nghề ông cha để lại.

Anh Huỳnh Văn Tài, Khóm 4, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có 2 phương tiện hoạt động nghề lưới vây, mỗi phương tiện đầu tư trên 3 tỷ đồng. Mỗi chuyến đi biển cần từ 15-20 ngư phủ, chi phí mỗi chuyến lên đến vài trăm triệu đồng. Trước khi ra biển, mỗi ngư phủ ứng ít nhất 5 triệu đồng, nếu chuyến biển đó trúng thì ngoài trả công theo thoả thuận, có thể cho ngư phủ luôn số tiền đã ứng. Nhưng nếu chuyến đó lỗ thì phải cho họ ứng thêm 5-7 triệu nữa gọi là gối đầu.

Dù được ứng tiền trước nhưng không ít ngư phủ nhận tiền rồi bỏ sang phương tiện khác. Ðể có đủ ngư phủ đi biển thì phải tìm ngư phủ khác thế vào và người mới tiếp tục ứng tiền trước… Cứ như vậy, tình trạng này kéo dài hàng chục năm nay. Ngoài lỗ vốn khi bán 2 phương tiện gần 3 tỷ đồng thì số tiền mà ngư phủ ứng của anh Huỳnh Văn Tài lên đến 1,5 tỷ đồng cũng không thể nào lấy lại được. Không chỉ gia đình anh Tài mà hầu hết những ông chủ ở cửa biển này đều chung hoàn cảnh bị ngư phủ thiếu nợ.

Có nhiều trường hợp chủ phương tiện đã cho ứng tiền và tàu chuẩn bị nhổ neo, thì ngư phủ nhảy lên bờ lấy lý do chờ mua gói thuốc, gói bánh nhưng thật sự là bỏ trốn sang tìm chủ phương tiện khác. Nhiều trường hợp đã xảy ra nhưng không thể nào xử lý được, vì đa số lao động là người từ địa phương khác, không nghề nghiệp ổn định tìm về các cửa biển để làm ngư phủ. Nhiều chủ phương tiện khi tìm gặp được những ngư phủ đã lừa mình nhưng chỉ ngồi năn nỉ để họ trả lại tiền theo hình thức trả góp hoặc quay lại đi làm. Cũng có trường hợp quay lại nhưng chỉ một vài chuyến rồi lại trốn.

Cửa biển Sông Ðốc ngày đêm vẫn tấp nập phương tiện ra vào hoạt động và thuỷ sản là nguồn thu đóng góp ngân sách chính của địa phương. Thị trường lao động ở các cửa biển đang là bài toán khó không chỉ cho các chủ phương tiện mà kể cả các cơ quan chức năng. Bởi lẽ, ở đây lao động không có cơ quan nào quản lý, khi đến xin việc họ chỉ có giấy chứng minh Nhân dân, số khác chỉ có giấy xác nhận của địa phương về danh tính, địa chỉ đăng ký hộ khẩu thay thế tạm thời cho CMND bị mất, bị hư.

Tình trạng thiếu lao động và làm gì để giữ chân được lao động thật sự đang là bài toán vô cùng khó khăn đối với các chủ phương tiện làm nghề đánh bắt thuỷ sản ở Cà Mau hiện nay./.

Bài và ảnh: Anh Vy

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).