ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 11:21:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Báo Cà Mau Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Năm 2021, 1 năm sau khi nghỉ việc, chị Liễu bắt đầu làm và kinh doanh các loại bánh như: bánh kem, bánh in, bánh khéo...

Chị Liễu kể: “Tôi tìm hiểu thấy nhu cầu sử dụng bánh ngọt của mọi người ngày càng nhiều, nhất là trong các dịp lễ, Tết. Ðây là động lực để tôi theo đuổi công việc này".

Chị Liễu bắt đầu tìm hiểu và tham gia những khoá học làm bánh, theo dõi các trang tự học làm bánh trên mạng xã hội, cộng thêm sẵn sự khéo tay, công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. Ban đầu chị làm ra những chiếc bánh kem theo khuôn mẫu có sẵn, sau đó tìm tòi sáng tạo ra những hình dạng bắt mắt, thu hút.

Chị Liễu chia sẻ: “Bánh in và bánh kem là dễ tiêu thụ nhất. Với tôi, công việc làm bánh là niềm đam mê nên bỏ tất cả tâm huyết vào vì muốn chiếc bánh mình làm ra không chỉ ngon mà còn đẹp về mặt hình thức. Ðể làm ra bánh ngon, tôi chú trọng đến khâu lựa chọn nguyên liệu và trong quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Mô hình sản xuất và kinh doanh bánh ngọt không những giúp chị Liễu có nguồn thu nhập ổn định mà còn giải quyết việc làm cho lao động nữ nhàn rỗi ở địa phương.

Lúc khởi nghiệp, chị Liễu bán chủ yếu thông qua các trang mạng xã hội và làm theo đơn đặt hàng của khách. Sau đó, khi có được lượng khách hàng nhất định chị Liễu mở tiệm kinh doanh tại nhà. Hiện tại các loại bánh cửa hàng chị sản xuất và kinh doanh gồm bánh kem, bông lan, bánh in, bánh khéo... với nhiều mẫu mã đẹp mắt, mùi vị khác nhau, phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Theo đó, hằng tháng, chị Liễu làm và cung cấp ra thị trường trên 1 ngàn sản phẩm đủ loại, thu nhập trên chục triệu đồng. Không những mang lại thu nhập cho bản thân mà cửa hàng của chị còn giải quyết việc làm cho một số chị em phụ nữ địa phương.

Chị Võ Thị Cẩm (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú) cho biết: “Tôi làm cho tiệm bánh chị Liễu từ những ngày đầu thành lập. Công việc của tôi là sơ chế nguyên liệu và đóng gói, mỗi tháng chị Liễu trả lương 3 triệu đồng, những dịp lễ, Tết làm số lượng nhiều thì sẽ được tăng tiền lương. Công việc này mang lại cho tôi nguồn thu nhập khi tranh thủ được thời gian nhàn rỗi”.

Sau nhiều năm nỗ lực đổi mới, nâng cấp hình thức sản xuất và kinh doanh, sản phẩm bánh in của chị Liễu được xã Tân Phú có ý định chọn làm sản phẩm OCOP của địa phương.

Bằng sự tâm huyết, bánh chị Liễu làm ra không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt thu hút khách hàng.

Chị Liễu phấn khởi cho biết: “Ðịa phương dự đinh chọn sản phẩm bánh in là sản phẩm OCOP, tôi rất vui và tự hào lấy đó làm động lực để tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng điều kiện tham gia. Hiện tại cửa hàng đã đầu tư máy xay, máy ép, máy đánh bột. Trong thời gian tới, tôi định đầu tư thêm máy móc để hạn chế tối đa việc làm bằng thủ công".

Chị Ðường Thị Út Lợi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú, cho biết: “Khởi nghiệp với việc sản xuất và kinh doanh bánh, chị Liễu gặt hái được nhiều thành công vì không những mang lại cho chị thu nhập ổn định mà còn giải quyết việc làm cho một số hội viên phụ nữ. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đồng hành cùng chị trong việc kinh doanh, từ hỗ trợ nguồn vốn đến giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Trong năm 2024, xã Tân Phú dự định chọn sản phẩm bánh in của chị Liễu là sản phẩm OCOP thứ hai của địa phương"./.

 

Phương Thảo

 

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

"Bệ phóng vàng" cho khởi nghiệp đột phá

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, sự phát triển kinh tế số đã tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp. Từ việc tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn, đến khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng toàn cầu, kinh tế số đã thay đổi cách các DN trẻ phát triển và cạnh tranh.

Thêm cơ hội thành công cho startup, doanh nghiệp

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cà Mau đang được lan toả tích cực. Mới đây, Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CSC) và Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (AHBI) đã ký kết ghi nhớ hợp tác, đánh dấu sự bắt tay hợp tác mạnh mẽ và tầm nhìn đồng lòng giữa hai bên; đồng thời, tạo cầu nối giúp phát triển hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại AHBI và CSC.

Ðồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở hội phụ nữ huyện Phú Tân đã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với những mô hình cụ thể. Nhờ đó, giúp nhiều chị em vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Cầu nối khởi nghiệp hiệu quả

Phát huy vai trò cầu nối, thời gian qua, Xã đoàn Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn... Qua đó, giúp nhiều ÐVTN nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Ðể khởi nghiệp thành công

“97% dự án khởi nghiệp thất bại, chỉ có 3% là thành công, nhưng các bạn hãy tin rằng, thành công luôn đến bên mình nếu như chúng ta nỗ lực mỗi ngày, lao động mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày”, đó là những lời sẻ chia, động viên, khích lệ tinh thần của ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Ðại học FPT, gửi gắm các bạn trẻ Cà Mau trên con đường khởi nghiệp.

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.