ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 23:00:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh tế tập thể nhìn xa để đi đường dài - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Báo Cà Mau (CMO) Kinh tế tập thể tại Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Cơ chế, chính sách, nguồn lực và sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước về kinh tế tập thể đã rõ ràng, vấn đề còn lại là quá trình tổ chức thực hiện và hiệu quả thực tế. Tại Cà Mau, những điểm sáng đột phá trong kinh tế tập thể cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

>> Bài 1: “Cởi trói” tư duy

Tạo điểm đột phá

Ông Trần Văn Mân, Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau, thông tin: “Kinh tế tập thể Cà Mau đã xuất hiện những điểm mới, tạo nên sinh khí tích cực, có sức lan toả lớn”. Theo ông Mân, điều đầu tiên là về nhân sự làm công tác quản lý các tổ hợp tác, HTX đã có sự thay đổi về tiêu chí lựa chọn. 

Thực tế tại HTX mắm cá mào gà, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Anh Nguyễn Minh Thái, sinh năm 1992, Phó bí thư Xã đoàn Nguyễn Huân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc HTX, chia sẻ: “Khởi nghiệp từ năm 2021, tôi đặt trọn tâm huyết của mình vào HTX với mong muốn mang sản vật độc đáo cá mào gà và các sản phẩm từ cá mào gà đến với người tiêu dùng khắp nơi”. Là cử nhân ngành kế toán, nhưng cơ duyên, khát vọng tuổi trẻ cháy bỏng đã đưa anh Thái gắn bó và thành công với con cá mào gà xứ sở.

Ban đầu, HTX chỉ có một sản phẩm duy nhất là mắm cá mào gà, đến nay, tổng số sản phẩm của HTX đã nâng lên cón số 13, trong đó có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Với kiến thức và sự nhanh nhạy, anh Thái cũng đã tự nghiên cứu, mày mò sáng chế máy móc phục vụ cho việc sản xuất của HTX, như: máy đánh vảy cá, máy sấy năng lượng mặt trời giá rẻ. Công việc quản lý, điều hành hoạt động của HTX cũng đã được anh Thái ứng dụng các phần mềm hỗ trợ một cách thành thục. Riêng việc quảng bá, giới thiệu, kết nối và phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, anh Thái khẳng định: “Các sàn, kênh thương mại điện tử là thị trường quan trọng mà HTX hướng đến”. Khi chuyển đổi số cho hoạt động HTX, sản lượng, doanh số hàng hoá và cả thị trường tiêu thụ của HTX tăng lên theo cấp số nhân.

Từ tổ hợp tác, đến tháng 3/2023, Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, đã phát triển thành HTX An Hoà, nâng cao giá trị sản vật bồn bồn kết hợp với nuôi cá đồng, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, bền vững cho các xã viên.

Việc thành lập liên hiệp HTX đầu tiên ở Cà Mau cũng đã tạo ra một cú huých lớn cho kinh tế tập thể. Ông Trần Hữu Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp Cà Mau, cho biết: “Những cái được của liên hiệp HTX thì rất rõ. Ðó là việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gia tăng giá trị, tạo chuỗi liên kết cho các sản phẩm của các tổ hợp tác, HTX có kết nối, phối hợp hoạt động với đơn vị. Các sản phẩm của Cà Mau khi bước ra thị trường nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng ở thị trường ngoài tỉnh. Việc trao đổi hàng hoá của Cà Mau với các địa phương khác cũng được đẩy mạnh hơn, người dân có nhiều lựa chọn hơn”. Quan trọng nhất, theo ông Thanh, đó là liên hiệp HTX đã tạo được “hệ sinh thái” về kinh tế tập thể đúng nghĩa, từ đó thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này một cách lành mạnh, đúng hướng.

Ðến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã thành lập được 12 hội quán, mô hình tổ chức tự nguyện của nông dân để tương trợ nhau trong sản xuất, làm ăn. Ông Trần Văn Mân chia sẻ: “Ðây là mô hình hay, hỗ trợ trực tiếp và hiệu quả cho hoạt động của các tổ hợp tác, HTX. Việc trao đổi thông tin cởi mở, thoải mái, thuận lợi sẽ giúp kinh tế tập thể thoát khỏi kiểu cách hoạt động cũ theo lối hành chính, rập khuôn và hình thức. Từ các hội quán, sẽ là hạt nhân để phát triển thành các HTX trong tương lai”.

Ðồng hành cùng kinh tế tập thể

Tỉnh Cà Mau cũng đã có nhiều giải pháp quyết liệt, cụ thể để hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tập thể. Theo đó, Tổ tư vấn, củng cố hiệu quả hoạt động của HTX đã được UBND tỉnh thành lập với sự tham gia của các sở, ngành và tổ chức Liên minh HTX làm Tổ trưởng. Ông Trần Văn Mân đánh giá: “Hoạt động của tổ đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, yếu kém của các HTX. Ðây là điều mà các HTX hết sức hoan nghênh”.

Cà Mau cũng đã hình thành được 3 điểm trưng bày sản phẩm của các HTX trong toàn tỉnh tại xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình), xã Phú Hưng (huyện Cái Nước) và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển). Có 28 HTX được hỗ trợ xây dựng trụ sở hoạt động với mức kinh phí 750 triệu đồng/trụ sở. Các HTX mới thành lập được hỗ trợ về thủ tục, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, máy móc thiết bị hoạt động...

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Cà Mau, nắm bắt tình hình hoạt động tại HTX bồn bồn Minh Duy, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước.

Vấn đề tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm của các tổ hợp tác, HTX được Liên minh HTX tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng. Thông qua các sàn thương mại điện tử, hội chợ trong và ngoài nước, những sản phẩm của Cà Mau ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng khắp nơi. 

Sự quan tâm, đồng hành và hỗ trợ của địa phương cũng là nguồn động viên lớn đối với kinh tế tập thể. Ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Vừa rồi, huyện thành lập đoàn cho các tổ hợp tác, HTX và hộ gia đình có các sản phẩm, đi tham quan, học tập thêm kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế tại một số tỉnh, thành lân cận. Anh em rất hào hứng, thu về nhiều điều bổ ích, trong đó có việc thay đổi tư duy làm ăn, cách thức làm ăn và định hướng về giá trị cốt lõi, chiến lược phát triển lâu dài”.

Ðể đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực kinh tế tập thể, tỉnh Cà Mau đã tổ chức được một số lớp sơ cấp (3 lớp) do Trường Trung cấp Nghề và Ðào tạo cán bộ HTX miền Nam tổ chức. Nhưng theo lãnh đạo Liên minh HTX Cà Mau thì: “Các lớp mở được còn ít, các tổ hợp tác, HTX cũng chưa mặn mà trong việc cử người đi học. Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế tập thể vẫn là vấn đề cần quan tâm nếu muốn thành phần kinh tế này đột phá mạnh mẽ”./.

 

Phạm Hải Nguyên

Bài cuối: XÁC LẬP GIÁ TRỊ CỐT LÕI, BỀN VỮNG

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.