ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 20:16:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Báo Cà Mau Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Trung tuần tháng 4 vừa qua, tại Bộ Chỉ huy Quân sự TP Cần Thơ, cuộc gặp gỡ với những nhân chứng lịch sử - những người từng trực tiếp góp phần làm nên đại thắng Mùa xuân 1975, như thổi bùng lên ngọn lửa tự hào, hun đúc ý chí cho thế hệ hôm nay.

Các nhân chứng lịch sử kể về ngày đại thắng.

Đại tá Từ Đễ, nguyên Phi đội phó Phi đội Quyết Thắng, người trực tiếp ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, kể lại: “Nhận lệnh sử dụng máy bay A37 thu được của địch, lòng ai cũng trĩu nặng, bởi bay trên những chiếc máy bay lạ, mang theo bom thật, rủi ro luôn cận kề. Nhưng không ai do dự. Chúng tôi biết, đánh trúng sân bay Tân Sơn Nhất thì địch sẽ tê liệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các cánh quân tiến vào Sài Gòn".

Trong tiếng bom đạn, mỗi phi vụ bay lên là một lần đối mặt với sinh tử, là một lời khẳng định ý chí sắt đá: vì một Việt Nam thống nhất.

Đại tá Từ Đễ, nguyên Phi đội phó Phi đội Quyết Thắng, người trực tiếp ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, kể về thời khắc cắt bom lịch sử.

Phía chiến trường mặt đất, Đại úy Vũ Đăng Toàn, Trưởng xe tăng 390, cùng đồng đội thuộc Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2, dẫn đầu đội hình tiến công thẳng vào dinh Độc Lập. Đại úy Vũ Đăng Toàn kể: “Xe tôi và xe 843 áp sát cổng dinh. Khi thấy xe 843 bị vướng, tôi quyết định nhấn ga húc đổ cánh cổng sắt. Trong khoảnh khắc ấy, tôi chỉ nghĩ “phải nhanh hơn, quyết liệt hơn” để kết thúc chiến tranh, đem lại hoà bình cho đất nước".

Tiếng bánh xích xe tăng nghiến nát cánh cổng dinh Độc Lập cũng là tiếng giục giã của một dân tộc bước qua đau thương, mở ra kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Ngay sau đó, tại dinh Độc Lập, Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trợ lý tác chiến Trung đoàn 66, cùng đồng đội nhanh chóng triển khai lực lượng, kiểm soát tình hình. "Chúng tôi tiếp cận Tổng thống Dương Văn Minh chỉ trong khoảng 15 phút sau khi vào dinh. Không có sự kháng cự nào đáng kể. Khi áp giải Tổng thống Minh đến Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng, mọi việc diễn ra rất nhanh chóng, trật tự”, Trung úy Nguyễn Khắc Nhu nhớ lại.

Khoảnh khắc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đã chính thức khép lại 30 năm chiến tranh, mở ra bình minh của đất nước độc lập, thống nhất.

Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trợ lý Tác chiến Trung đoàn 66, kể lại thời khắc lịch sử áp dẫn Tổng thống Dương Văn Minh.

Những câu chuyện chân thực từ các nhân chứng lịch sử đã khắc họa bức tranh hào hùng của chiến thắng 30/4/1975 - bức tranh được vẽ nên bằng máu xương và lòng quả cảm của hàng triệu người Việt Nam. Không chỉ tồn tại trên những trang sách hay thước phim tư liệu, lịch sử ấy còn sống động, chân thực qua từng lời kể, từng ánh mắt xúc động của những người từng trải.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ đã khép lại bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, thể hiện bản lĩnh kiên cường và trí tuệ Việt Nam. Từ đây, đất nước ta bước sang một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập gắn liền Chủ nghĩa xã hội.

50 năm sau Mùa xuân đại thắng, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng lòng của toàn dân tộc, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tinh thần ấy đang được thế hệ trẻ hôm nay nối tiếp. Đại úy Đặng Kim Hùng, Đại đội trưởng Đại đội 23, Tiểu đoàn Tây Đô, đại diện sĩ quan trẻ lực lượng vũ trang thành phố, bày tỏ: “Chúng tôi nguyện khắc sâu truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh, nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”./.

 

Khánh Phong

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

Rà soát công trình, tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí sau sắp xếp tinh gọn bộ máy 

“Rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí; rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo chủ trương của Bộ Chính trị để tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí”, đây là những nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đề ra trong phiên họp thường kỳ quý I vào chiều 15/4/2025.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.