ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 08:17:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2015): Mâm cơm ấm tình đồng đội

Báo Cà Mau Hằng năm, gần đến ngày 27/7, nhiều cá nhân, tập thể trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tổ chức mâm cơm cúng đồng đội, đồng chí đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Việc làm của họ thể hiện sự tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ hy sinh vì đất nước.

Hằng năm, gần đến ngày 27/7, nhiều cá nhân, tập thể trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tổ chức mâm cơm cúng đồng đội, đồng chí đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Việc làm của họ thể hiện sự tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ hy sinh vì đất nước.

Hiện sinh hoạt ở Chi hội Cựu chiến binh ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, dù tuổi cao nhưng mỗi năm đến tháng 7, ông Lâm Văn Mầu (Sáu Liệt, 74 tuổi, thương binh 4/4) vẫn đến trụ sở sinh hoạt ấp Ông Ðịnh để tham gia sinh hoạt và góp một phần công sức cùng những đồng chí, đồng đội của mình nấu mâm cơm tri ân đồng đội từng sát cánh bên nhau những năm kháng chiến.

Cựu chiến binh ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển tổ chức mâm cơm nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.

Ông Sáu Liệt kể, trước đây ông từng tham gia du kích xã Tân Ân, phụ trách tác chiến, năm 1961, ông cùng các đồng đội đánh Chi khu Năm Căn để tiêu diệt sinh lực địch. Trong trận đó, đồng đội của ông là Huỳnh Văn Quảnh, Lý Văn Nở… hy sinh.  Ðã 54 năm trôi qua, nhưng hình ảnh đồng đội, đồng chí năm xưa quyết chiến đến phút cuối cùng vẫn hiện hữu trong tâm trí ông.

Năm 2005, ông Sáu Liệt cùng một số hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp Ông Ðịnh bàn nhau mỗi hội viên đóng góp 50.000 đồng để nấu mâm cơm tưởng nhớ đồng đội. Khi nghe nói đến việc làm này, các anh em trong chi hội đều thống nhất cao, có người đóng góp tiền xong còn tự nguyện mang rau, cải phụ thêm để mâm cơm thêm phần tươm tất. Thế là mỗi năm, vào tháng 7, ấp Ông Ðịnh đều có những mâm cơm ấm áp nghĩa tình đồng đội như thế.

Ông Nguyễn Văn Bình, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, chia sẻ: “Tôi là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của ấp, nhưng thấy việc tổ chức mâm cơm cúng đồng đội tôi liền tham gia, bản thân tôi cũng đóng góp tiền, cá, rau… Tôi thấy việc làm này rất ý nghĩa, thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.

Việc tổ chức nấu mâm cơm còn là dịp để các cựu chiến binh ôn lại truyền thống và trao đổi cùng nhau những kết quả đạt được trong lao động, sản xuất, đoàn kết, giúp nhau trong khó khăn, cùng phấn đấu lao động, xứng danh là những cựu chiến binh trong thời bình.

Mỗi nén nhang được thắp lên là tấm lòng thành kính của những người cựu chiến binh tưởng nhớ đến những đồng đội, đồng chí năm xưa đã không tiếc máu xương hy sinh vì độc lập tự do hôm nay.

Bà Văn Thu Hà, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, bộc bạch: “Chi hội Cựu chiến binh ấp Ông Ðịnh không chỉ làm tốt việc nấu mâm cơm để tri ân đến đồng đội, đồng chí của mình, mà còn luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Cựu chiến binh hiến trên 7.000 m2 đất, đóng góp 300 triệu đồng, 1.000 ngày công lao động… cho địa phương xây dựng nông thôn mới”.

Hiện Chi hội Cựu chiến binh ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây còn quyên góp trong mỗi hội viên 20.000 đồng/năm để xây nấm mồ cho hội viên cựu chiến binh từ trần.

Ở ấp Ðồng Khởi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, vào ngày 20/7 hằng năm, các hội viên cựu chiến binh cũng quây quần tại nhà ông Lê Hoàng Dư để chuẩn bị nấu mâm cơm cúng đồng đội. Hoạt động này đã duy trì nhiều năm, là dịp để hội viên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giáo dục truyền thống cách mạng cho con, cháu.

Mâm cơm cúng đồng đội được thực hiện đơn giản nhưng thật ấm áp, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, vừa tạo sự gắn kết giữa các hội viên.

Cúng cơm đồng đội vào ngày Thương binh - Liệt sĩ đã trở thành thông lệ và lan toả nhiều ấp trên địa bàn xã Tân Ân Tây; phát huy được nét đẹp truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc./.

Bài và ảnh: Minh Văn

Báo chí Cà Mau tận tâm, tận lực cống hiến

Cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã xuất hiện các hoạt động báo chí từ rất sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng... báo chí Cà Mau đã tận tâm, tận lực có những đóng góp, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển tỉnh nhà.

Báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Báo Cà Mau từ sau tái lập tỉnh đến nay. Năm 1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khởi nguồn từ khát vọng góp sức xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh, Báo Cà Mau được thành lập, thực hiện sứ mệnh là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hội Nhà báo với công tác đào tạo nghiệp vụ và các giải thưởng báo chí

Cà Mau là cái nôi của các cơ quan báo chí Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam như Ðài Tiếng nói Tây Nam Bộ, Nhà in, Nhiếp ảnh, Ðiện ảnh... chọn Cà Mau làm "thủ phủ" để xây dựng và phát triển phong trào. Chính vì vậy, nhiều người con Cà Mau có điều kiện tiếp cận rất sớm với nền báo chí cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt, trụ cột của các cơ quan báo chí tỉnh nhà sau ngày giải phóng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia

Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.

Bền chặt niềm tin với Ðảng

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025. Qua 5 năm triển khai, đánh giá kết quả phong trào này, đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, cho hay: “Phong trào thi đua DVK đã tạo được niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước, góp phần làm chuyển biến trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng sát cơ sở, sát dân, nhất là cán bộ, công chức các cơ quan chính quyền đã quan tâm, làm tốt hơn công tác vận động Nhân dân”.

Bài học sống động từ các địa chỉ đỏ

Tại Cà Mau, những địa chỉ đỏ như: Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước (huyện Phú Tân), Di tích Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (huyện Cái Nước); Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình; Khu Di tích Quốc gia Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời)... trở thành điểm đến thiêng liêng, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Hành trình 41 năm của Báo ảnh Ðất Mũi

Trong những ngày tháng 6, ký ức lại tràn về, từ một tờ báo địa phương khiêm tốn, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành biểu tượng văn hoá, tiếng nói của người dân vùng Ðất Mũi, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và dòng chảy sôi động của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ một tờ tin ảnh nhỏ bé ra đời năm 1979, Báo ảnh Ðất Mũi đã vươn mình trở thành chiếc cầu nối giữa ý Ðảng và lòng Dân, mang bản sắc phương Nam ra cả nước.