ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 17-5-24 19:01:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên

Báo Cà Mau Nhằm từng bước khẳng định thương hiệu, thu hút du khách, mang lại lợi ích cho các chủ thể và cộng đồng dân cư, thời gian qua, huyện U Minh tập trung xây dựng và phát triển điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đạt chuẩn OCOP.

Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt chuẩn OCOP. Từ đó cho thấy, sản phẩm OCOP của tỉnh nói chung, huyện U Minh nói riêng thuộc lĩnh vực này vẫn còn bị bỏ ngõ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Trước tình hình trên, huyện U Minh đã chỉ đạo các ngành liên quan tập trung phát triển sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Qua khảo sát thực tế các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, căn cứ vào các quy định, cũng như các điều kiện, Phòng và các đơn vị có liên quan thống nhất chọn Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm để phát triển sản phẩm OCOP. Qua đánh giá bước đầu, Hương Tràm đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn đề ra, hiện Phòng và các đơn vị liên quan đang tích cực hướng dẫn chủ thể khu du lịch hoàn thiện hồ sơ để trình Hội đồng Ðánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện”.

Không khí mát mẻ, trong lành là một trong những điểm nổi bật thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm.

Theo quy định, để đạt chuẩn OCOP, khu du lịch phải xây dựng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản như: tổ chức dịch vụ cộng đồng; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; câu chuyện sản phẩm; chất lượng sản phẩm; kiến thức và cảnh quan môi trường; chất lượng về điều kiện kinh doanh dịch vụ; chất lượng an toàn và an ninh trật tự; tính hoàn thiện của quá trình dịch vụ; hoạt động trải nghiệm; quản lý và nhân viên; chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; chất lượng phục vụ; tiện nghi; hoạt động thu hút khách du lịch và hàng hoá dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm.

Ông Giang Hoàng Hon, Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm, cho biết: “Sau khi đăng ký với chính quyền địa phương và được các ngành liên quan của huyện hướng dẫn, từ cuối năm 2023 đến nay, chúng tôi đã tập trung hoàn thiện các tiêu chí. Ðến thời điểm này, nhìn chung, điểm du lịch đảm bảo tốt các yêu cầu đề ra. Dự kiến hồ sơ sẽ được trình Hội đồng Ðánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện trong quý II năm 2024. Sau khi có kết quả đánh giá của cấp huyện, nếu đạt sẽ tiếp tục trình Hội đồng Ðánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, phấn đấu đạt chuẩn OCOP trong năm nay”.

Thời gian qua, Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm tích cực tạo cảnh quan môi trường, mở thêm các dịch vụ mới lạ, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách như: trải nghiệm nghề gác kèo ong truyền thống của người dân vùng rừng U Minh Hạ; du lịch xuyên rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ; trải nghiệm đặt lờ, đặt lọp, câu cá... Ðặc biệt, khu du lịch không ngừng chế biến, tạo ra các món ăn mới nhưng vẫn mang đậm tính dân dã, nét đặc trưng của địa phương.

Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm có nhiều tiểu cảnh rất đẹp mắt để du khách chụp ảnh lưu niệm.

Bà Trần Trúc Anh, du khách đến từ tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: “Ðiều tôi thích nhất khi đến với Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm là không khí trong lành, mát mẻ. Tôi còn được trải nghiệm bơi xuồng xuyên rừng thăm lờ, thăm lọp, những nghề mà hồi xưa mình từng làm, nay được trải nghiệm lại thấy rất thú vị, ký ức tuổi thơ lại ùa về; rồi được thưởng thức các món bánh dân gian rất ngon. Nói chung, dịch vụ ở đây rất tốt”.

Một khi được công nhận, Điểm Du lịch sinh thái Hương Tràm không chỉ là điểm du lịch đầu tiên của huyện U Minh mà còn là đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn OCOP. Ðây sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh, huyện phát triển sản phẩm OCOP du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng thời gian tới, góp phần đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bài bản và bền vững./.

 

Trần Thể

 

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.

Khảo sát việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết

Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, sáng nay (14/5), Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do bà Vũ Hồng Như Yến (Trưởng ban) làm trưởng đoàn, đến khảo sát tình hình quản lý và kết quả sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cho thuê, kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ươm dèo sò huyết giống trên sông - Nguy cơ tai nạn điện

Tình trạng ươm, dèo sò huyết trên sông gây mất an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã tồn tại nhiều năm, nay phát sinh thêm việc sử dụng điện không an toàn, tiềm ẩn xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng và các phương tiện thuỷ lưu thông, nhất là khi mùa mưa bão bắt đầu như hiện nay.

Chìa khoá cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Trên con đường đầy thách thức của môi trường kinh doanh, việc quản lý thông tin không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là chìa khoá để doanh nghiệp (DN) có thể thịnh vượng và phát triển trong thời đại số hoá ngày nay. Công cụ quản lý thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh hiện đại, đóng vai trò quan trọng giúp DN nắm bắt cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi trường kinh doanh.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Giúp nhau phát triển kinh tế

Bằng nhiều cách làm linh hoạt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, từng bước hỗ trợ chị em có được cơ hội phát triển kinh tế. Ðặc biệt, các chị quan tâm rà soát từng hoàn cảnh cụ thể, kịp thời trợ lực từ nhiều chương trình khởi nghiệp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xử lý dứt điểm nợ đọng thuế

Quý I, tình hình thu ngân sách Nhà nước của TP Cà Mau thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu so cùng kỳ; tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế còn khá cao, đặc biệt trong lĩnh vực thuế đất phi nông nghiệp và xây dựng dân dụng.

Nước mát lên ngôi, rau đồng lên giá

Ðể giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng gay gắt của mùa khô, nhiều người chọn sử dụng các loại thực phẩm và nước uống có nguồn gốc từ cây, lá tự nhiên, từ đó các mặt hàng này trở nên hút hàng, lên giá.