ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 11:41:34

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Báo Cà Mau Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Anh Lâm Huy Hoàng và Lâm Anh Tuấn (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là người đã tạo nên sự kết hợp độc đáo này. Họ là anh em ruột, cùng có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Dù có công việc ổn định, nhưng hai anh em vẫn quyết về quê lập nghiệp vì mong muốn được ở gần gia đình.

Anh Lâm Anh Tuấn cùng anh trai của mình đã sáng tạo cách nấu phở ốc hến.

Từ kinh nghiệm làm bếp và trải nghiệm ẩm thực phong phú trong thời gian làm việc tại thành phố sôi động bậc nhất nước, hai anh em xác định, muốn thành công, món ăn phải có tính mới. Hơn 1 tháng cùng nhau thử nghiệm, hoàn thiện công thức theo cách riêng, họ đã nhận được những cái gật đầu từ bạn bè, người thân, đưa món phở ốc hến vào thực đơn của quán.

Phở ốc hến lấy ý tưởng từ món mì ốc hến, món ăn vốn đã có tiếng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiếm ai dùng sợi phở vào món ăn này như cách hai anh thực hiện. Sự thay đổi trong việc kết hợp nguyên liệu, sự điều chỉnh về công thức nấu đã làm nên món ăn ngon và mới.   

Phở ốc hến thu hút thị giác thực khách bởi màu sắc bắt mắt.

Phở ốc hến mang đến trải nghiệm thú vị từ nhiều giác quan. Ðầu tiên, khứu giác được kích thích bởi mùi cay cay của sa tế và mùi của nước dùng được nấu từ nhiều loại rau củ, gia vị có hương tinh dầu đặc trưng. Ngay sau đó, thị giác lại bị thu hút bởi màu sắc bắt mắt từ tô phở: màu gạch óng ánh của nước dùng, sắc đỏ của tôm, màu xanh rau muống, điểm vàng tỏi phi. Phần thịt hải sản căng mẩy cũng góp phần mời gọi, kích thích sự thèm ăn.

Sợi phở dai đi kèm nước dùng chua thanh, cay nhẹ, không tạo cảm giác ngấy. So với mì, phở có điểm cộng trong sự kết hợp này vì không làm nước dùng mặn thêm trong quá trình thưởng thức, giữ trọn vẹn hơn hương vị nước dùng. Mực, tôm, đặc biệt là ốc móng tay và hến được sơ chế kỹ, cộng với tinh dầu từ nước dùng nên hầu như không còn mùi tanh của hải sản. “Hải sản luôn được tôi chọn nguồn hàng tươi sống. Ốc móng tay phải sơ chế kỹ từng con một. Khó nhất là hến, vì nguyên liệu này tôi phải sang An Giang tìm nguồn hàng. Ngoài ra, hến còn có mùi hải sản đặc trưng, nếu không biết cách chế biến sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn”, anh Tuấn chia sẻ.

Hến được mua từ An Giang và được chế biến kỹ để khử mùi tanh đặc trưng.

...và phải mất hàng giờ để sơ chế kỹ từng con ốc móng tay

Không chỉ có phở ốc hến, hai anh em Huy Hoàng và Anh Tuấn còn cho vào thực đơn món phở trộn với công thức sốt riêng. Sự sáng tạo, đổi mới chưa dừng lại ở đó, anh Hoàng chia sẻ, các anh sẽ tiếp tục tìm tòi, kết hợp thêm những nguyên liệu khác để mang lại nhiều trải nghiệm ẩm thực thú vị hơn nữa cho thực khách./.

 

Minh Thừa

 

Giữ trọn nếp xưa

Hưởng ứng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Khái, huyện Phú Tân đã tổ chức ngày hội bánh dân gian với chủ đề “Món ngon Nam Bộ”, để chị em họp mặt và giao lưu với nhau.

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Nghề quê giữa phố

(CMO) Dạo quanh các tuyến đường ở TP Cà Mau, không khó bắt gặp những người lao động mưu sinh bằng gánh hàng bán bánh dân gian. Ngoài sinh kế, ở một góc nhìn khác, chính họ cũng điểm thêm nét văn hoá ẩm thực bình dị giữa phố phường.

Hương vị bánh quê xứ rừng

(CMO) Tại gian hàng bánh dân gian Ðiểm du lịch Hương Tràm, xã Khánh An, huyện U Minh, mỗi ngày từ 8-22 giờ bếp luôn đỏ lửa để làm ra những món bánh dân gian hấp dẫn, nào là bánh chuối hấp, bánh rau mơ lá mít, bánh ít, bánh lọt, bánh xèo, chuối chiên... nóng hổi, thơm lừng, phục vụ du khách.

Tinh hoa ẩm thực Cà Mau

(CMO) Cà Mau - mũi đất cực Nam Tổ quốc là vùng đất trẻ, được hình thành hơn 3 kỷ nguyên, còn nhiều trầm tích, đầm mặn, trũng thấp, như U Minh Hạ, đầm Thị Tường, vùng đất ngập mặn bãi bồi Mũi Cà Mau... nên rất giàu về sản vật.

Cốm ống tuổi thơ

(CMO) Một sáng cuối năm, giữa tiết trời se se lạnh, tiếng rao “Ai nổ cốm gạo ống không?” vang đi khắp cung đường, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chiếc xe được chế lại để hành nghề nổ cốm dạo của đôi vợ chồng trẻ đã mang đến món ăn vặt mộc mạc tuổi thơ một thời, kèm đó là những hình ảnh dễ thương khi người mua nhanh chân vào nhà xúc gạo để nổ cốm.

Bình dị bánh quê

(CMO) Từ những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên như gạo, nếp, kết hợp màu sắc tự nhiên từ các loại rau củ quả, các bà, các mẹ ngày xưa đã kết hợp chúng thành những món bánh quê ngon lành, làm nên cả bầu trời tuổi thơ. Tuy dân dã nhưng các loại bánh truyền thống, gọi nôm na là bánh quê, luôn chiếm được tình cảm đặc biệt trong lòng rất nhiều người. Bởi có những loại bánh gắn liền với ký ức tuổi thơ, đi theo cuộc sống hiện tại và trở thành tinh hoa vùng, miền, dân tộc.

Ðặc sản U Minh

(CMO) U Minh là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng với nhiều di tích, thắng cảnh đẹp, nơi có cánh rừng tràm lớn nhất Việt Nam, mà còn gây thương nhớ bởi nhiều món ăn ngon dân dã. Nếu ghé thăm U Minh Hạ, bạn nhất định phải thưởng thức các đặc sản cá lóc đồng nướng than tràm, mật ong, gỏi nhộng ong, lẩu mắm, lươn um lá nhàu…

Mật ong ruồi - Quà quý xứ U Minh

(CMO) Hàng năm, khi mùa gió chướng thổi về cũng là lúc trăm hoa xứ rừng U Minh Hạ cùng nhau khoe sắc. Ðây cũng là thời điểm vào mùa đàn ong về làm tổ. Mật ong rừng là đặc sản nổi tiếng của U Minh Hạ, trong đó mật ong ruồi là món quà cực kỳ quý hiếm.

Ðã thèm món ngon đường phố

(CMO) Nếu là người Cà Mau, chắc không xa lạ gì với con đường cứ chiều tà lại thơm nức mũi mùi cá nướng, gió đưa hương bay đi như mời gọi khách đến dừng chân thưởng thức. Những con cá lóc nướng mập ú, sau vài giờ nằm trên lò than hồng thì trở nên vàng ươm.