ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-10-24 07:20:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lá sen và biến tấu của chiếc nón

Báo Cà Mau Nói đến Huế là người ta thường nghĩ về những người con gái thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón lá thơ mộng bên dòng Hương Giang, hay tha thướt bên những hồ sen khắp nơi tại xứ sở mộng mơ này. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài đã trở thành “đặc sản” xứ Huế, là ký ức khắc sâu thẳm trong tim những người con yêu Huế.

Không dừng lại ở những chiếc nón bài thơ truyền thống, giờ đây chiếc nón lá đã được gia công, biến tấu mang đậm bản sắc từ những sản vật có sẵn tại miền đất Cố đô - những chiếc nón lá sen.

Có chàng trai xứ Huế với hoài bão của mình là làm được thứ gì đó mang đậm hồn cốt của xứ Huế, mang đậm tâm hồn của những người con gái đất kinh kỳ. Và sen chính là nguyên liệu giúp hoài bão của chàng trai xứ Huế - Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Thảo thành hiện thực. Anh Thảo tốt nghiệp Trường Ðại học Nghệ thuật Huế, chuyên ngành Ðồ hoạ. Anh đã trải qua quá trình gian nan tìm tòi, sáng tạo trước khi bén duyên với những chiếc nón làm bằng lá sen.

Anh Thảo bồi hồi tâm sự, hồ sen là nơi lưu giữ ký ức đội lá sen lên đầu để tắm mưa của anh và bè bạn thời thơ ấu. Ký ức ấy, cộng hưởng với ước muốn mang lại một sản phẩm làng nghề độc lạ, giá trị cho Huế bấy giờ, hình thành cho anh ý tưởng chiếc nón lá sen độc đáo.

Quá trình làm ra chiếc nón lá sen không hề đơn giản. Lá sen phải được chọn lựa rất kỹ, là lá có độ già vừa phải, rõ gân lá, không bị sâu và màu sắc tươi sáng. Sau khi thu hoạch lá sen đúng chuẩn, thì ngâm vào dung dịch phù hợp rồi mang phơi khô. Lá sen khô sau đó được thợ cắt ra sao cho giữ được đường gân lá, nhằm xây lá dọc theo chiều chóp nón đi xuống. Xếp lá lên vành nón, chằm và sơn bóng để giữ màu sắc lá xanh tự nhiên được lâu bền.

Những người thợ đang chằm nón và xếp lá trong công đoạn hình thành một chiếc nón lá sen.

Chiếc nón thành phẩm có màu xanh của lá sen. Gân lá sen chi chít nổi lên trên mặt nón mang tính thẩm mỹ cao, tạo nên những đường nét và bố cục toàn thể rất riêng, rất độc bản. Ðể tăng thêm phần hồn cho chiếc nón, người hoạ sĩ lại tiếp tục “phóng bút” thêm một vài hoạ tiết đặc sắc lên nón để mang lại nét độc đáo, riêng biệt.

Chiếc nón lá sen được hoạ sĩ thổi hồn vào bằng những hoạ tiết hoa, phong cảnh…

Cũng cần nói thêm rằng, nón lá bài thơ xứ Huế thường có 16 vành tượng trưng cho tuổi 16 đẹp như trăng tròn của người thiếu nữ. Còn về dáng nón triều Nguyễn thì sẽ thấp và bành, đỉnh chóp của nón cũng nhọn hơn.

Sau khi tìm hiểu, anh Thảo đã phác hoạ lại dáng nón triều Nguyễn để áp dụng lên nón lá sen, gợi nhớ được nét đẹp của tiền nhân và góp phần bảo tồn, quảng bá tinh hoa văn hoá xứ Huế, vừa tạo nên sản phẩm độc đáo không phải nơi nào cũng có được.

O Tôn Nữ hoàng phái làm duyên với chiếc nón lá sen xứ Huế.

Những chiếc nón lá sen qua bàn tay tạo tác và biến tấu của làng nghề thủ công xứ Huế ngày nay, không chỉ phổ biến tại các khu du lịch xứ Huế mà đã có mặt tại thị trường nhiều nước trên thế giới.

Nón lá sen và thiếu nữ xứ Huế xuống phố hằng ngày.

 

Ðào Minh Tuấn thực hiện

 

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.

Ðộc, lạ nhà dừa

Không phải ở xứ dừa Bến Tre, mà ngay tại cù lao cây trái An Bình (ấp Hoà Quý, xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) có một ngôi nhà dừa độc, lạ nhất nước.

Thăm “Vườn ông Sáu Dân”

“Vườn ông Sáu Dân” là cách gọi thân thương, gần gũi của người dân khi nói về Khu Tưởng niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Di tích cấp Quốc gia, toạ lạc tại số 10, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Khóm 2, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. 86 tuổi đời, 70 năm tham gia cách mạng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dâng hiến trọn cuộc đời vì nước, vì dân, vì sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Những hoạt động trong Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV – Bắc Kạn năm 2024

Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024). Các hoạt động chính sẽ diễn ra từ ngày 24 - 28/8, mời quý độc giả cùng du khách gần xa về trải nghiệm.

Ðạp xe xuyên rừng khám phá Thác Mai

Những năm gần đây, xu hướng du lịch mạo hiểm và khám phá thiên nhiên hoang sơ ngày càng thu hút nhiều người. Một trong những hành trình đầy thử thách và ấn tượng phải kể đến là chuyến đạp xe xuyên rừng khám phá Thác Mai, điểm đến ẩn mình giữa rừng núi hoang sơ tại tỉnh Ðồng Nai.

Khu mộ ba vua nhà Nguyễn

An Lăng là nơi an nghỉ của ba vua triều Nguyễn gồm Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân, nằm trên đường Duy Tân, phường An Cựu, TP Huế, rộng gần 6 ha. Lăng được Vua Thành Thái xây dựng vào năm 1899 để thờ phụng cha mình là Vua Dục Ðức. Ðến năm 1954, Vua Thành Thái qua đời và được đưa về An Lăng chôn cất cùng vua cha. Còn Vua Duy Tân mất năm 1945, trong một tai nạn máy bay ở Pháp. Ðến năm 1987, di hài của vua được đưa từ Pháp về Việt Nam, an táng tại An Lăng cùng với cha (Vua Thành Thái) và ông nội (Vua Dục Ðức). Sau hơn trăm năm tồn tại, di tích bị hư hỏng nhiều, đứng trước nguy cơ hoang phế.