ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 19:27:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa đông xuân

Báo Cà Mau Hiện nay, bà con nông dân các xã vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời đang tập trung bơm tát nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân 2024-2025, đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Vụ lúa đông xuân năm nay, huyện Trần Văn Thời đề ra kế hoạch sản xuất hơn 28.950 ha. Theo lịch thời vụ, có 2 đợt xuống giống: Ðợt 1, từ ngày 20/9-10/10 đối với những vùng đất gò cao, vùng không có đê bao khép kín dự trữ nước ngọt tại chỗ, khả năng thiếu nước cuối vụ và vùng bố trí sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ màu; đợt 2, từ ngày 20/10-10/12, gồm toàn bộ diện tích còn lại.

Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn; UBND các xã, thị trấn tập trung hướng dẫn người dân phân vùng cải tạo đất, chuẩn bị sẵn sàng các loại vật tư nông nghiệp, lúa giống, khi có điều kiện phù hợp sẽ tiến hành bơm tát nước để gieo sạ ngay.

Nông dân ấp Nhà Máy B, xã Khánh Hưng chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân.

Nông dân ấp Nhà Máy B, xã Khánh Hưng chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân.

Mấy ngày qua, bà con nông dân nhiều nơi trên địa bàn huyện đồng loạt bơm tát nước để xuống giống. Ông Ðào Thanh Văn, Khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết: "Vụ đông xuân này, Khóm 8 chia tổ để xuống giống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc bơm tát nước. Trước mắt, những hộ ở các tổ có hệ thống bờ bao khép kín thì tiến hành xuống giống trước; với những hộ giáp ranh với các ấp, khóm khác, khi thấy điều kiện phù hợp sẽ tiến hành xuống giống đồng loạt".

Ông Phạm Văn Phước, ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng, cho hay: “Năm nay bà con nông dân ở đây thống nhất với nhau về thời gian bơm nước và xuống giống vụ lúa đông xuân, nên rất thuận lợi. Hiện tại đã xuống giống được mấy ngày rồi".

Gia đình ông Nguyễn Thanh Trang, ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng, đã tập trung vệ sinh đồng ruộng, đặt máy bơm nước để chuẩn bị xuống giống. Ông Trang thông tin: "Vùng đất này hơi trũng, nhưng mấy ngày nay trời ít mưa nên người dân bơm nước thuận tiện hơn so với mấy năm trước. Nhờ đặt máy đồng loạt nên đỡ tốn kém chi phí bơm tát nước".

Ông Nguyễn Thanh Trang, ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng, đang bơm nước, chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân.

Ở ấp Rạch Ruộng C, xã Khánh Lộc, ông Nguyễn Minh Kha cho biết: "Mấy năm trước, qua mùng 3/10 âm lịch là bà con nông dân khu vực này tiến hành xuống giống vụ lúa đông xuân. Riêng năm nay xuống giống trễ hơn, do có mưa lớn ở giai đoạn đầu tháng 10 âm lịch nên bà con lùi thời gian xuống giống lại mấy ngày. Hiện tại, người dân cũng đã xuống giống xong, lúa đang phát triển rất tốt".

Tính đến hết ngày 20/11, toàn huyện Trần Văn Thời đã xuống giống được hơn 19.500 ha lúa đông xuân; diện tích còn lại được các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương vận động bà con tập trung vệ sinh đồng ruộng, gia cố hệ thống bờ bao để chuẩn bị bơm tát nước nhằm đẩy nhanh tiến độ xuống giống.

Theo nhận định của Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trong tháng 11 này, mưa có xu hướng giảm và khả năng kết thúc vào những ngày cuối tháng. Trước tình hình trên, UBND huyện chỉ đạo các ngành liên quan, Ban Chỉ đạo sản xuất huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa đông xuân, đảm bảo đến ngày 10/12 sẽ xuống giống dứt điểm. Ngoài ra, có biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước dự trữ trên hệ thống sông, kênh rạch, hạn chế việc tháo bỏ nước ra khỏi vùng ngọt hoá. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin về dự báo thời tiết, cảnh báo sớm để người dân kịp thời ứng phó, chủ động trong sản xuất, nếu cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch, lịch thời vụ xuống giống. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không gieo sạ lúa vụ 3, nhằm đảm bảo đủ nước cho vụ lúa đông xuân trên địa bàn huyện, hạn chế tình trạng thiếu nước, làm ảnh hưởng các công trình thuỷ lợi, sụp lún đường giao thông như những năm trước.

Thời gian tới, các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân trong việc xuống giống, nơi nào đủ điều kiện sẽ bơm tát nước gieo sạ ngay để đẩy nhanh tiến độ, nhằm đảm bảo theo hướng dẫn lịch thời vụ./.

 

Anh Quốc

 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.