ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 03:53:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Báo Cà Mau Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Kế hoạch sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh xuống giống 35.224 ha, trong đó huyện Trần Văn Thời 28.944 ha, huyện U Minh 3.270 ha, huyện Thới Bình 530 ha, TP Cà Mau 2.480 ha. Thời vụ và diện tích xuống giống vụ đông xuân phù hợp theo từng vùng, do chênh lệch mực nước. Trong đó, một số địa phương xuống giống sớm trong tháng 10, gồm các xã: Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), Khánh Lâm, Nguyễn Phích (huyện U Minh), Tân Lộc, Tân Lộc Bắc (huyện Thới Bình) và TP Cà Mau; các địa phương còn lại xuống giống đợt 2 vào tháng 11 và kết thúc vào đầu tháng 12. Ðến thời điểm này đã xuống giống được 8.463 ha, đạt 24% so với kế hoạch, tăng 23% so với cùng kỳ.

Nông dân xã Khánh Lâm, huyện U Minh đang cải tạo đất chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân.Nông dân xã Khánh Lâm, huyện U Minh đang cải tạo đất chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân.

 

Vợ chồng ông Võ Thành Công, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, đang giặm lại lúa do lúc sạ khô bị chuột cắn phá.Vợ chồng ông Võ Thành Công, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, đang giặm lại lúa do lúc sạ khô bị chuột cắn phá.

 

Những thửa ruộng gieo sạ không đều, được người dân khẩn trương cấy giặm cho kịp mùa vụ.Những thửa ruộng gieo sạ không đều, được người dân khẩn trương cấy giặm cho kịp mùa vụ.

 

Cánh đồng lúa Kênh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời vừa mới gieo sạ lên xanh tốt, hứa hẹn vụ bội thu.

 

Ông Ngô Văn Cuội, ấp Giao Vàm, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, bón phân cho cây lúa xanh tốt, tạo ra năng suất cao, cho vụ đông xuân sắp tới.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương đã tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống đúng theo kế hoạch, nhất là phần diện tích xuống giống sớm ở các khu vực đất gò và đất nuôi trồng thuỷ sản (vụ lúa vụ tôm) để tránh hạn, mặn có thể xảy ra.

Khuyến cáo địa phương lựa chọn giống lúa cho năng suất cao và phục vụ xuất khẩu, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và nguồn nước để chủ động sản xuất; kiểm tra và bảo dưỡng các trạm bơm, công trình cống thoát nước, cống ngăn triều cường, kịp thời góp phần phòng tránh tình trạng xâm nhập mặn.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Trồng lúa thời 4.0

Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.