ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 02:44:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng lúa thời 4.0

Báo Cà Mau Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Kiên Giang từ lâu được biết đến với diện tích trồng lúa lớn. Nắm bắt lợi thế này, anh Nguyễn Hoài Nam (ấp Kinh 1A, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua máy bay không người lái, ngoài chủ động sản xuất lúa của gia đình, còn làm dịch vụ cho bà con có nhu cầu. Không chỉ người dân trong vùng, anh còn đáp ứng nhu cầu các địa phương lân cận như: Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau.

Anh Nam cho biết: “Hiện tôi có 5 đầu máy phục vụ các khâu sản xuất như: sạ lúa, rải phân và phun thuốc bảo vệ thực vật. Với công nghệ được lập trình sẵn đường bay và các thông số kỹ thuật kết nối tín hiệu vệ tinh..., người vận hành thiết bị bay không người lái có thể chủ động các thao tác từ hệ thống điều khiển từ xa”.

Các thành viên trong đội (dịch vụ nông nghiệp rải phân, phun thuốc, sạ lúa) chuẩn bị cho một chuyến bay.

Các thành viên trong đội (dịch vụ nông nghiệp rải phân, phun thuốc, sạ lúa) chuẩn bị cho một chuyến bay.

Trên diện tích hơn 3 ha đất trồng lúa, ông Bùi Văn Mộng, Ấp 9, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, là một trong những khách hàng quen thuộc của dịch vụ bay phun thuốc, sạ lúa, rải phân của anh Nguyễn Hoài Nam.

Ông Mộng chia sẻ: “Mỗi khi đến vụ lúa, việc tìm kiếm nhân công rất khó khăn, đa số lực lượng lao động trẻ ở địa phương đi làm ở các khu công nghiệp. Giờ thì chỉ cần thuê dịch vụ phun thuốc, sạ lúa, rải phân bằng thiết bị bay không người lái là thoải mái ngồi bờ ruộng ngắm máy bay bay ù ù, chờ tính phí. Nhờ vậy, giúp nghề nông đỡ vất vả hơn, giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động làm nông như hiện nay”.

Ông Mộng cho biết: “Việc thuê dịch vụ bay không người lái trong sản xuất lúa được bà con ở đây rất hài lòng, nhất là khâu phun thuốc bảo vệ thực vật. Bởi chi phí dịch vụ rẻ, đặc biệt là đảm bảo sức khoẻ, tránh ô nhiễm môi trường”.

Giống như ông Mộng, ông Nguyễn Văn Dũng, Ấp 9, xã Trí Lực có 4 ha làm lúa, đã vài vụ tìm đến dịch vụ phun thuốc, sạ lúa, rải phân bằng thiết bị bay này.

Ông Dũng chia sẻ, trước đây làm lúa lệ thuộc vào sức người, từ làm đất, be bờ, sạ lúa, rải phân, phun thuốc... Nhưng giờ công việc được thay bằng máy móc hiện đại, người làm nông không phải lội ruộng, tránh giẫm đạp lên lúa khiến sản lượng bị hao hụt. Với diện tích đất của gia đình, việc thuê máy bay phun thuốc chỉ trong vòng 15 phút là xong và rất đều. Thêm nữa, giá bay phun thuốc chỉ mất 18-20 ngàn đồng/công, còn thuê làm thủ công thì 25-30 ngàn đồng. Sạ lúa thì giá giảm từ 300-400 đồng/công so với công cấy truyền thống, mà sạ bằng máy bay mật độ cây lúa đồng đều, chất lượng hơn.

Việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất đã làm thay đổi phương thức sản xuất của nông dân, giúp nghề nông đỡ nhọc nhằn, đồng thời nâng cao chất lượng nông sản, giúp nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại và bền vững./.

 

Tiểu Ái

 

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.