ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:12:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lặng lẽ gieo phúc cho đời

Báo Cà Mau Từ năm 2015 đến nay, bình quân hằng năm, Tổ hợp tác (THT) đan mê bồ ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, xuất bán khoảng 30 ngàn tấm mê bồ các loại; tiêu thụ khoảng 10 ngàn tấn trúc nguyên liệu; tạo việc làm thường xuyên cho trên 120 lao động địa phương, trong đó có khoảng 50% lao động nghèo, khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, với thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/người/tháng...

Tổ hợp tác này do chị Nguyễn Thị Út sáng lập và trực tiếp điều hành, hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua. Công việc hiện tại của chị Út còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là góp phần khôi phục làng nghề đan đát truyền thống của quê hương tưởng chừng bị mai một, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nông thôn.

Nhận xét về chị Út, mọi người đều cho rằng chị Út hiền lành, chịu thương, chịu khó, chị lặng lẽ gieo phúc, trao cơ hội thoát nghèo, tạo việc làm ổn định cho nhiều chị em... Vì thế, nhiều người mang ơn chị.

Chị Nguyễn Thị Út (bên phải) giản dị, gần gũi, luôn đồng hành cùng thành viên, đưa THT phát triển.

Những năm 2010 về trước, cũng như nhiều phụ nữ ở nông thôn xã Biển Bạch Ðông, chị Út chỉ luẩn quẩn trong nhà lo chuyện bếp núc, chăm sóc con nhỏ, cùng chồng phụ việc ruộng vườn. Thấy chị Út hiền lành, uy tín nên phụ nữ xã vận động chị tham gia Chi hội Phụ nữ ấp, làm cầu nối vận động chị em tham gia hội.

Trong vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp, chị Út luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều phương án khởi nghiệp, làm điểm để chị em học tập làm theo. Nhớ đến cây trúc là thứ cây quen thuộc, phổ biến trong đời sống sau cây lúa, chị Út quyết định khởi nghiệp bằng nghề đan đát, với ước nguyện giữ được nghề truyền thống và giúp chị em ở xóm ấp có việc làm, thu nhập, có cơ hội thoát nghèo.

Tuy nhiên, nghề đan đát thời đó chỉ dừng ở mức tiêu thụ tại địa phương, ranh giới giữa thành công và thất bại rất gần, vì thế lựa chọn của chị Út khá mạo hiểm. Ðúng lúc ấy, như một cơ duyên, chị gặp được đối tác, là một công ty thu mua mê bồ, có cung cấp cả nguyên liệu và truyền nghề của tỉnh Ðồng Tháp, về khảo sát tại xã Biển Bạch Ðông. Chị kết nối công ty mở lớp truyền nghề tại xã. Chính vì niềm đam mê và quyết tâm, chị Út học nghề rất nhanh, trở thành tay đan mê bồ giỏi nhất ở xứ Biển Bạch Ðông. Sau khi lành nghề, chị Út đề xuất chính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho chị em ở các ấp có nhu cầu. Những lớp truyền nghề đầu tiên do chị Út phụ trách theo kiểu cầm tay chỉ việc, nên hiệu quả truyền nghề cao.

Xuất phát từ tấm lòng, sự quyết tâm, cùng nhau khởi sự vì ý nghĩa lâu dài, bền vững cho tương lai sau này, chị Út đã tập hợp chị em có cùng tâm huyết, thành lập THT đan mê bồ năm 2015. Chị Út dày công nghiên cứu, sáng tạo từ khâu sơ chế trúc, đến thành phẩm mê bồ; sau đó chị đi chào hàng khắp các tỉnh, thành để tìm đầu ra, bởi khi có thu nhập ổn định thì chị em mới tin và theo nghề. Dù mệt mỏi, vất vả nhưng chị Út thật sự hạnh phúc khi được làm nghề mình đam mê và tâm huyết cống hiến, giữ nghề truyền thống cho quê hương, cũng như tiếp sức cho chị em phụ nữ nông thôn vươn lên làm kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Tư, 65 tuổi, ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, kể: "Tôi theo nghề đan đát và làm cho Út trên 20 năm. Ở xứ này thời đó trúc nhà nào cũng có, bà con tự vót, đan rổ tre, thúng, mê bồ, sịa sử dụng trong gia đình, chứ có ai mua bán gì đâu, nên nghĩ bụng chuyện con Út phát triển nghề này chắc cũng chẳng tới đâu. Nhưng không ngờ, hôm nay mê bồ xuất ngoại sang Campuchia và nhiều tỉnh trong nước, tôi mừng cho nó và mừng cho cả làng này, cũng nhờ vậy mà bà con nơi đây có việc làm tại nhà, tận dụng đất trống trồng lại trúc để tăng thêm thu nhập. Riêng tôi cũng gắn bó với nghề này, thu nhập tuy không cao nhưng bền, nhờ đó nuôi được 4 con tốt nghiệp cao đẳng, học nghề. Bà con ở xóm này theo con Út làm nghề, có đồng ra đồng vô hằng ngày đỡ lắm, không phải tính chuyện đi làm ăn xa, xa con cái, gia đình”.

"Bà con nơi đây 1 tháng mà không gặp mặt con Út là rầu thối ruột”, bà Tư nói vui nhưng là lời gan ruột. Bởi, nếu không có đơn hàng chị Út mang về thì bà con sẽ thất thu, 3-5 triệu đồng/người/tháng. Với số lượng khoảng 120 lao động, tính ra số tiền chị Út góp phần mang về cho bà con ở xã này khá lớn.

Tương tự, chị Lê Mộng Kiều, ấp Lê Hoàng Thá, xã Biển Bạch Ðông, chia sẻ: "Chồng đi làm, tôi vừa mua bán, lo việc nội trợ và đưa rước 2 con đi học nên chỉ đan mê bồ lúc rảnh rỗi. Mỗi ngày được khoảng 6-8 tấm, thu nhập 80-100 ngàn đồng/ngày, gắn bó hơn 10 năm nay. Số tiền không lớn nhưng ở nông thôn đủ để tôi lo chi phí gạo, thức ăn và cho các con ăn học hằng ngày, phần tiền mua bán tôi dành tiết kiệm, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình từ khó khăn vươn lên ổn định".

Nhờ được chị Út hướng dẫn, chị Lê Mộng Kiều (bên trái) có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Ðảng uỷ xã Biển Bạch Ðông, cho biết, THT đan mê bồ do chị Út làm Tổ trưởng từ khi thành lập đến nay hoạt động hiệu quả, góp phần thiết thực cùng địa phương trong công tác giảm nghèo. "Ðặc biệt, tới đây huyện Thới Bình chỉ đạo, chọn xã Biển Bạch Ðông và Tân Bằng khôi phục và phát triển làng nghề đan đát truyền thống, chị Út tiếp tục đóng vai trò quan trọng, góp phần lan toả nghề truyền thống này trong dân. Tương lai, THT đan mê bồ có triển vọng phát triển xa hơn, chị Út là cầu nối giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo trong xã và các vùng lân cận vươn lên”, ông Hải thông tin.

 Chị Út cũng là gương mặt phụ nữ xuất sắc tiêu biểu trong khởi sự khởi nghiệp thành công được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2022.

THT mê bồ do chị Út sáng lập đi lên từ quy mô nhỏ, các khâu sơ chế thủ công, thô sơ nay đã được đầu tư, nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại. Quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, phân phối đi nhiều tỉnh, thành, như TP Hồ Chí Minh,  Long An, Bạc Liêu, An Giang, Ðồng Tháp... và xuất sang Campuchia, với lượng hàng ổn định, duy trì hiệu quả từ năm 2015 đến nay.

Bên trong nhà kho của THT đầy ắp những cuộn mê bồ chờ đủ số lượng để xuất sang nước ngoài và các tỉnh bạn, chị Út vận bộ đồ giản dị cùng ngồi làm việc với chị em. Ðang nhìn mọi người chẻ, tách ruột trúc, bỗng chị Út đứng dậy, như sực nhớ điều gì đó. Chị tiến về nhà trên một đỗi rồi quay trở lại, đưa cho tôi xem tờ giấy cũ, có dòng chữ khá mờ: “Hội phụ nữ hỗ trợ vay 2 triệu đồng khởi nghiệp, ngày 28/10/2014” và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen tặng chị (giai đoạn 2002-2012). Tờ giấy này đến nay chị Út vẫn còn giữ như vật lưu niệm và bằng khen là động lực để chị tiếp tục phấn đấu. Nhờ số tiền ban đầu này, sự hỗ trợ tận tình của chính quyền địa phương, cùng quyết tâm vươn lên đã giúp chị và nhiều chị em ở làng đan đát Biển Bạch Ðông thay đổi số phận./.

 

Loan Phương

 

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Quan hệ lao động hài hoà nhờ đối thoại

Xác định công tác đối thoại tại nơi làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động tổ chức các buổi đối thoại định kỳ, tạo cơ hội để lắng nghe và giải quyết các ý kiến của người lao động (NLÐ) về tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc và chế độ, chính sách.

Nỗ lực thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh quan trọng, mở ra cơ hội cho lao động tự do có thu nhập ổn định khi về già. Tuy nhiên, tại huyện Năm Căn, việc triển khai chính sách này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ cơ quan chức năng và sự đồng thuận của người dân.