ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 19:27:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng SOS Cà Mau nơi xoa dịu những trái tim mồ côi

Báo Cà Mau Những ngày cuối năm, công việc nhiều hơn mà thời gian thì như ngắn lại. Ai cũng tất bật chạy đua với thời gian để công việc của mình hoàn thành một cách sớm nhất để về đón Tết cùng gia đình. Riêng những người công tác ở Làng SOS Cà Mau thì từ lâu đã không còn khái niệm cái sum họp ấy, mà họ xem Làng là ngôi nhà của mình.

Ðặc biệt, năm nay ngoài chuẩn bị cho các cháu đón Tết cổ truyền, Làng còn tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (16/1/1997-16/1/2017) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ðây là sự kiện lớn, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc, là sự ghi nhận của Ðảng và Nhà nước về những thành quả của tập thể quản lý, nhân viên, giáo viên, mẹ, dì và các con Làng SOS Cà Mau trong suốt 20 năm qua.

Phạm Văn Tráng (giữa) cùng mẹ và các em trong bữa cơm trưa tại Làng SOS. Ảnh: VŨ TRÂN

Tôi không phải là biên chế của Làng, nhưng may mắn được gắn bó từ những ngày đầu thành lập Làng cho đến nay (hằng năm tôi được mời về dạy môn Mỹ thuật cho các em vào mùa hè) nên hiểu được những niềm vui cũng như sự vất vả của những cán bộ, mẹ, dì ở đây như thế nào. Thật tình lúc đầu tôi nghĩ những người làm việc ở đây cũng bình thường như những người làm công việc khác, hết giờ, hết việc. Nhưng khi gắn bó nhiều tôi mới hiểu đây là công việc rất khó khăn mà không phải ai làm cũng được. Người làm việc ở đây không giờ giấc, phải có tấm lòng rộng mở và xem các cháu như con cháu ruột của mình thì mới gắn bó được lâu dài.

Tôi còn nhớ như in những ngày đầu vào dạy, các mẹ đã đưa tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi lớp học cạnh nhà mà các mẹ vẫn dắt tay con đưa vào tận lớp, rồi suốt buổi học các mẹ cứ đứng lấp ló bên ngoài xem con mình có học được không, cuối giờ thì vây quanh hỏi thăm hết chuyện này đến chuyện khác. Thật sự lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên và có phần khó chịu, nhưng sau này tôi chợt hiểu ra đó là tình thương của người mẹ, cũng như bao bà mẹ khác trên thế gian này đối với con của mình.

Hôm nghỉ Tết Dương lịch, tôi tranh thủ ghé qua thăm Làng. Bất ngờ khi thấy từ Ban Giám đốc cho tới nhân viên, các mẹ, dì người thì quét dọn, người thì treo tranh, người khiêng bàn ghế, tiếng nói, cười rôm rả. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Trương Văn Nhiệm, Giám đốc Làng, cho biết: “Còn một tuần nữa là Làng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập nên anh em phải tranh thủ làm luôn ngày nghỉ mới kịp".

Anh bồi hồi: "Mới đó mà đã 20 năm, nhớ ngày nhận vào Làng, các cháu còn nhỏ xíu, cháu thì mới tập đi lẫm chẫm, cháu thì mới vô mẫu giáo… Vậy mà hiện nay đã có 167 cháu trưởng thành và hoà nhập cộng đồng. Phần lớn các cháu đều có việc làm ổn định với các ngành nghề khác nhau như: thạc sĩ kinh tế, bác sĩ, kỹ sư, sĩ quan quân đội, giáo viên, công nhân… Ðó là món quà ý nghĩa nhất đối với chúng tôi, sự cố gắng của anh em ở đây được đền bù.

Ða phần các cháu vào đây đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ðứa thì mồ côi cha lẫn mẹ, đứa thì bị bỏ rơi không nơi nương tựa. Phần lớn bị suy dinh dưỡng nặng nên việc phục hồi sức khoẻ cho các cháu trở lại bình thường hết sức khó khăn. Từ đó, các mẹ và nhân viên ở đây phải cố gắng thật nhiều để giúp các cháu vượt qua”.

Gần 20 năm qua, Làng Trẻ em SOS Cà Mau luôn khẳng định và là địa chỉ vàng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, đã xoa dịu ít nhiều những thiệt thòi, bất hạnh của trẻ mồ côi.

Song song với việc nuôi dạy trẻ tập trung tại Làng, năm 2008, Làng SOS còn nhận thêm nhiệm vụ triển khai Chương trình Tăng cường gia đình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng (FSP). Ðến nay đã có 305 cháu được hưởng lợi từ chương trình này, trong đó có 10 cháu học đại học.

 Anh Nguyễn Viết Tải, nhân viên FSP Làng, cho biết, nhiều năm qua, ngoài thực hiện tốt việc nuôi dạy, Làng còn quan tâm đến các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Ðặc biệt môn bóng đá đạt thành tích cao.

Thạc sĩ Kinh tế Phạm Văn Tráng, trẻ của Làng, hiện là giáo viên Trường Cao đẳng Cộng đồng, cho biết: “Ðược sống và học tập, rèn luyện tại Làng SOS Cà Mau như một giấc mơ của em và giấc mơ ấy có thật. Em rất biết ơn các cô, chú lãnh đạo Làng, mẹ và các dì đã nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người. Em sẽ không bao giờ quên công lao ấy, em sẽ cố gắng lao động và rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng Làng SOS Cà Mau ngày càng phát triển, là nơi biến ước mơ của những đứa trẻ hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trở thành hiện thực. 20 năm về trước em không nghĩ rằng mình sẽ trở thành giảng viên và có được gia đình hạnh phúc như bây giờ. Khi đó em và em trai ruột của mình đều là những đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ, không nơi nương tựa. Em còn nhớ như in ngày đầu tiên được các cô chú trong Làng Trẻ em SOS Cà Mau đến đưa hai anh em về ở trong ngôi nhà mới tại Làng vào năm 1997, kể từ đây em đã hiểu mẹ là gì và như thế nào là một gia đình. Em hiểu rằng đây là con đường mở ra tương lai tươi sáng hơn"

Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, sự tài trợ của Tổ chức SOS quốc tế, Làng Trẻ em SOS Cà Mau khánh thành vào ngày 16/1/1997 với chức năng nhiệm vụ là nuôi dạy trẻ mồ côi không nơi nương tựa của 3 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, theo 4 nguyên tắc giáo dục của tổ chức: bà mẹ, anh chị em, mái ấm gia đình và cộng đồng Làng.

Làng có 14 ngôi nhà, mỗi nhà có 10 trẻ ở mọi lứa tuổi khác nhau, được chăm sóc của một bà mẹ SOS. Các cháu sống chan hoà với nhau như anh em ruột trong một gia đình thật thụ. Tại đây, các em được chu cấp đầy đủ về cơ sở vật chất và được học tại Trường Hermann Gmeiner, tên người sáng lập ra Làng Trẻ SOS quốc tế. Trường dạy từ tiểu học cho đến bậc trung học phổ thông.

Hằng năm, trẻ 15 tuổi (nam) được chuyển qua lưu xá sinh hoạt và học tập. Làng lại tiếp tục nhận thêm các cháu bị bỏ rơi, không nơi nương tựa vào nuôi dạy… Và những bà mẹ, nhân viên ở đây lại tiếp tục bù đắp những mất mát, thiệt thòi cho các cháu. Một hành trình đầy gian nan thử thách nhưng rất cao quý và nhân văn.

Khởi Huỳnh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).