ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 21:38:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lời hẹn ngày tựu trường

Báo Cà Mau Chịu khó nhìn thì hắn cũng đẹp trai. Ðôi mắt đen tròn, cái nhìn sâu hun hút. Tóc cắt ngắn, một chút ngổ ngáo, một chút ngang tàng, một chút đường đường chính chính. Ðặc biệt, cái cười nửa miệng bí ẩn của hắn rất dễ làm xiêu lòng người đối diện. Tôi thấy những ưu điểm đó là vì có lần đã chịu khó nhìn, chứ hắn lúc nào cũng bặm trợn, cơn cớn. Mấy đứa trong lớp sợ hắn bao nhiêu thì tôi ghét hắn bấy nhiêu.

Chịu khó nhìn thì hắn cũng đẹp trai. Ðôi mắt đen tròn, cái nhìn sâu hun hút. Tóc cắt ngắn, một chút ngổ ngáo, một chút ngang tàng, một chút đường đường chính chính. Ðặc biệt, cái cười nửa miệng bí ẩn của hắn rất dễ làm xiêu lòng người đối diện. Tôi thấy những ưu điểm đó là vì có lần đã chịu khó nhìn, chứ hắn lúc nào cũng bặm trợn, cơn cớn. Mấy đứa trong lớp sợ hắn bao nhiêu thì tôi ghét hắn bấy nhiêu.

Hắn là trung tâm rắc rối của lớp. Tắt điện uống rượu trong phòng bị thầy quản lý nội trú bắt được. Gây gổ với mấy đứa lớp Toán. Rồi vụ lùm xùm dưới căn tin… Hoạt động ngoại khoá thì đừng hòng tham gia, nếu đi thì cũng nghễnh ngãng. Lên lớp ngồi sỗ sàng, lóc cha lóc chóc.

Những người xốc nổi thường nhầm lẫn giữa ngạo mạn và tự tin, giữa phách lối và cá tính. Sinh viên sư phạm mà chẳng khuôn khổ một tẹo nào. Học cùng lớp hai năm, tôi chưa một lần cười đùa với hắn. Tôi hay nói sau lưng, hắn là người có cái “bản mặt khó chơi”.

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Ghét của nào trời trao của ấy. Lớp phải đi trực đêm ở phân trường cũ, tôi và hắn ở cùng nhóm. Ngày hôm đó thật lạ lùng. Trời chiều quang đãng, ấm áp. Buổi tối bất ngờ gió lạnh tràn vào. Nhóm năm đứa ngủ ngoài ban công, tụi nó lăn ra một hàng như mấy con cá người ta bày trên sàn. Tôi co ro, đeo headphone và dán mắt vào truyện tranh "Thám tử Cô-nan", cười một mình.

Ðang say sưa hứng khởi cùng bản không lời Samba sôi động của Bond thì giật mình vì tai phone bị rút ra. Ngước lên thì thấy hắn. Tôi cong môi lên, chưa kịp nói thì câu chữ lặn vào mất tăm khi hắn hiền lành ngồi bên cạnh. Hai năm làm sinh viên, đây là lần đầu tiên tôi ngồi riêng với một đứa con trai, cũng là lần đầu tiên tôi thấy hắn hiền đến vậy. Tự dưng thấy mất bình tĩnh ghê gớm, hình như tôi đang căng thẳng. Không được để hắn biết điều này, tôi vẫn dán mắt vào mấy cái hình trong trang sách mà không đọc được chữ gì. Hắn đưa tay gấp quyển sách của tôi lại. Và hắn nói:

- Biết quê mình ở đâu không?

- La Hai, Ðồng Xuân, Phú Yên.

- Có thấy mình ngổ ngáo không?

- Không!

- Vậy thấy sao?

- Côn đồ.

- Mẹ mất khi mình là một thằng nhỏ đi lẫm chẫm. Ba là một người trẻ nghiện rượu. Ông chết vì rượu đã huỷ hoại hết lục phủ ngũ tạng. Chưa được một năm, mình lại đeo tang khóc tiễn chị gái, cũng là cô giáo của mình hồi cấp ba. Chị ấy bị bánh xe tải lăn qua. Nỗi đau quá sức chịu đựng của mình.

Tôi ngồi nghe, có cái gì toác ra từng mảng trong tim. Tôi nhìn chằm chằm vào đôi mắt đã ngấn nước của hắn, thấy hắn yếu đuối, tôi tự dưng thấy lòng đau không rõ nguyên do.

- Rồi bạn quay ra sống bất cần?

- Mình không có lý do để sống tốt. Ai sẽ lo lắng khi mình lầm đường lạc nẻo, ai vui mừng khi mình sống tốt?

- Vì một ai đó mới sống tốt, đó là vô minh.

Hắn nhìn tôi vẻ nghi hoặc, tôi nói như một bà cô nghiêm khắc:

- Ðành rằng hoàn cảnh của bạn tội thiệt, nhưng không được đổ thừa hoàn cảnh. Có biết bao người rơi vào cảnh bế tắc hơn, thương tâm hơn nhưng người ta vẫn sống tốt đấy thôi. Cuộc đời bạn, tốt hay xấu là do bạn, cuộc sống này, là thiên đường hay địa ngục thì cũng do bạn.

Ðấy là lần đầu tiên tôi gọi hắn là bạn.

Từ hôm đó, tôi bắt đầu dành thời gian để quan sát nhất cử nhất động của hắn. Có dấu hiệu lành rồi, hôm nay đến lớp, hắn đàng hoàng cầm vở và giáo trình chứ không phải lè phè, nghênh ngang như mọi bận.

Hết buổi học hôm đó, tôi cố tình đứng trước cửa lớp chờ hắn. Vừa thấy hắn, tôi vui vẻ:

- Hôm nay mình mời cơm chiều nghen!

- Ok.

Bạn bè trong lớp thấy hai chúng tôi hay đi chung. Thằng Lợi nói:

- Nhìn hai người y chang một cặp tình nhân!

Ơ hay! Tôi la lên như thế. Quả là một sự sỉ nhục ghê gớm. Một đứa con gái có nhan sắc, nếu khiêm tốn mà nói thì cũng thuộc dạng khá. Còn học hành thì luôn đứng đầu lớp, mặt mũi nào lại hẹn hò với một đứa con trai lêu lổng mà cả lớp ái ngại đặt cho hỗn danh “đại ca La Hai”. Vì câu chọc vô duyên của thằng Lợi, tôi không đi chung với hắn nữa. Phải cho cả lớp biết, tôi không thân thiết, không yêu đương gì hắn.

Ngày hôm đó là tiết học Ngữ pháp tiếng Việt của thầy Hoàng. Thầy Hoàng là thầy giáo nghiêm khắc nhất khoa, biết tính thầy nên tiết học im phăng phắc, tiếng động của một con nhện trên tường cũng có thể nghe thấy.

Cả lớp đang hí hoáy viết thì bỗng nghe một tiếng hét to:

- Mày muốn chết hả?

Kèm theo tiếng hét là bộ dạng tức tối, hằn học của “anh Hai La Hai”. Rồi như đã chuẩn bị trước, hắn rút một con dao nhỏ trong túi quần, lao tới đâm bừa vào vai thằng Lợi chảy máu. Lớp bỏ chạy tán loạn. Thầy Hoàng trừng mắt la to:

- Em bước xuống văn phòng gặp tôi!

Sau câu lệnh của thầy, hắn bước ra khỏi lớp. Ði được năm bước, hắn quay lại dập mạnh cửa sổ vào cái “ầm” hét: “Mày nghĩ mình là ai mà được quyền xúc phạm người khác!”, rồi an nhiên đi ra khỏi cổng trường. Tôi đứng nhìn theo cái bóng của hắn, như có vật gì đang đè ở ngực, đau không chịu nổi.

Những ngày hôm sau, hắn đi học bữa đực bữa cái. Buổi học nào không có hắn, mấy đứa trong lớp tự nhiên đùa giỡn. Buổi nào hắn đến lớp, nhìn cái mặt hầm hầm của hắn, đứa nào cũng ra vô im lặng, không khí lớp học nặng nề, cứ như con rùa đeo một tảng đá.

Hai tuần sau, tới tiết chủ nhiệm, thầy Hoàng nói:

- Hội đồng kỷ luật nhà trường đưa trường hợp của em Lực ra kiểm điểm. Sau phân tích, bàn bạc, cuối cùng nhà trường quyết định kỷ luật em. Ðó là mức kỷ luật buộc thôi học có thời hạn.

Thầy nói thêm, mức kỷ luật này không nặng đâu. Các thầy, cô trong trường đều thống nhất và bảo rằng, từ ngày em Lực nổi lên quậy phá như một hiện tượng xưa nay hiếm, có rất nhiều sinh viên cũng bắt đầu ngổ ngược, coi thường kỷ luật. Hy vọng rằng trong thời gian tạm thôi học, em hãy tự kiểm điểm những việc mình làm và khi quay lại trường, em sẽ là một cậu sinh viên được bạn bè tin yêu, được thầy cô quý mến…

***

Hôm hắn cầm túi xách rời trường, tôi im lặng đi cạnh hắn ra đến cổng. Lúc chia tay, tôi có đưa tay ra tìm tay hắn, hắn để yên tay hắn trong tay tôi… Tôi dùng hết sức của mình, bóp chặt tay hắn và nói:

- Lực còn cơ hội để thực hiện ước mơ cầm phấn thay chị mình đấy. Cánh cửa nhà trường sẽ không bao giờ đóng. Hẹn gặp bạn vào mùa tựu trường năm tới nha!

Câu trả lời là một cái gật đầu thay cho lời nói. Tôi đứng nhìn hắn đi, một cơn gió nhẹ thổi qua, trời ửng nắng...

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nhàn

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.