ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:33:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lời tâm sự của cây cầu treo

Báo Cà Mau Tôi là cây cầu. Tôi sinh ra từ công trình 167. Tôi thuộc dòng họ cáp treo. Tổ tiên của tôi bắt đầu là những cây và dây. Hình dáng tôi cân đối. Bề thế nhất vẫn là trụ tháp. Hai đầu bên bờ, hai trụ tháp hướng vào nhau cùng nhau nâng dây cáp. Phía dưới là cái nền bê-tông. Nó vừa thấp nhưng bề thế giống như lô cốt thời đánh Mỹ. Những sắt ngang, sắt dọc dây chằng trong lô cốt. Lô cốt thò ra đoạn dây, đầu chót bám lấy tăng đơ.

Tôi là cây cầu. Tôi sinh ra từ công trình 167. Tôi thuộc dòng họ cáp treo. Tổ tiên của tôi bắt đầu là những cây và dây.

Hình dáng tôi cân đối. Bề thế nhất vẫn là trụ tháp. Hai đầu bên bờ, hai trụ tháp hướng vào nhau cùng nhau nâng dây cáp. Phía dưới là cái nền bê-tông. Nó vừa thấp nhưng bề thế giống như lô cốt thời đánh Mỹ. Những sắt ngang, sắt dọc dây chằng trong lô cốt. Lô cốt thò ra đoạn dây, đầu chót bám lấy tăng đơ. Ông bà tôi thường bảo: Nền hai bên có vững thì mới làm nổi cơ đồ. Tất cả là chịu lực, tất cả là gò kéo. Tăng đơ có khoẻ đến mấy mà nền không chôn chặt thì cũng đi tong.

Dòng họ chúng tôi hoàn toàn khác so với các cây cầu đổ móng cố định. Những loại ấy sắt, thép xi-măng là nhiều. Còn chúng tôi thì cái chính là dây cáp. Cáp vắt ngang dòng sông, cáp vắt ngang trên đỉnh trụ tháp và đính với các cáp đó là những ốc vít, bu lông. Tăng đơ, dây cáp… tất cả phải chuẩn xác. Ốc vít bám vào tăng đơ, vặn xoáy tăng đơ sao cho chặt với cái lõi bên trong là sợi cáp.

MH: MT

Tôi được thai nghén là do chủ đầu tư. Ông chủ của tôi là một doanh nghiệp có cỡ, quê gốc Hà Nội, hằng năm kiếm ra bạc tỷ. Ngoài việc quản lý nhân công, ông là người hay quan tâm đến báo chí, đến thế sự. Ông tham gia vào chương trình cây cầu tình thương và thế là chỉ trong nhoáng nhoàng một mùa qua đi, khung xương tôi được chở trên chuyến xe chuyên dụng, từ cái ốc vít, đến thanh sắt, dây cáp… tuốt tuột lên đường và đổ bộ về đây, bên dòng suối dốc này.

Kiểm tra lại thực địa, họ sợ tôi đổ, họ đã đo mặt bằng san gạt, tà âm, tà dương. Họ dựng lên hai tháp phía hai bên bờ. Những kích, những cẩu cứ thế mà trổ tài, mà làm việc. Bên cạnh còn có chiếc búa đóng thuỷ lực, cứ thế mà nện xuống bên bờ choang choang, rầm rầm…

Cái vụ chiếc cầu bị lật nhào ở Lai Châu là không phải đổ tội cho gió. Mà tất cả do con người. Thời ấy, khi không có cầu thì con người nằn nỉ bằng được. Nhưng trong thi công chẳng ma nào giám sát. Tăng đơ một đằng, dây cáp một nẻo. Tình ấy, cảnh ấy, chẳng khác nào sợi chỉ luồn kim, còn đâu mà kìm với kéo.

Dễ đến hai tháng có dư, tôi được dựng lên thành tấm thành món. Trụ tháp vút cao hai bờ. Con người đã vắt lên hai trụ tháp những sợi dây cáp to tướng. Mấy bác thợ cũng không quên khoá chặt đầu dây vào bệ neo. Hai bên bệ, những trụ, những ống hướng về phía bờ bên kia như họng pháo. Dây cáp treo được thả sang cả hai bờ. Dây cáp được khoá chặt, chiếc khoá an toàn là do những tăng đơ, ốc vít, bu lông…

Từ trước, khi chưa sinh ra tôi, đã có những sợi dây cáp vắt qua dòng sông cũng đủ để đưa người sang bên kia. Con người còn vượt sông bằng chiếc túi ni-lông. Ðó không phải là một sáng chế trong các cuộc thi truyền hình mà là hình thức di chuyển theo kiểu nông dân nghĩ gì làm nấy.

Câu chuyện trên đến tai Chính phủ. Cái nghèo, cái khó của mảnh đất vùng cao đến tai Quốc hội. Và từng nhà hảo tâm lặng đi trong nhọc nhằn cơ cực. Họ đã tiết kiệm chi tiêu, gom góp chắt chiu. Thế là chúng tôi ra đời. Chúng tôi nối kết niềm vui hai bên bờ. Những vùng đất xa xôi, hiểm trở, nơi nào khó khăn là chúng tôi đến. Cuộc đời tôi cũng chung tay gom góp dựng cơ đồ, gom góp vào việc thành công những tiêu chí xây dựng nông thôn mới .

Một buổi trưa hè, gió mát, hình bóng tôi soi xuống lòng suối thơ mộng, bỗng nghe thấy anh tăng đơ lên tiếng:

Chị Cầu ơi là chị Cầu! Chị hãy kiểm tra lại tải trọng của đoàn xe qua cầu. Nếu cứ gồng gánh như thế thì có lẽ không chóng thì chầy cả tôi và chị sẽ bị văng xuống sông.

Tôi lên cơn sốt rét. Mình mẩy run bần bật, ngó bảng kiểm tra tải trọng. Con số 2,5 tấn khoanh tròn vẫn còn kia. Mới tinh và rõ ràng trong cái vành khuyên. Tôi giật nẩy mình khi thấy cái đầu công nông ló ra. Chiếc công nông đầu ngang chất đầy đá cứ thế mà trèo lên lưng. Hốt hoảng đi đôi với sợ hãi, tôi ngoảnh sang:

- Sì-tốp, sì-tốp! Lui lại, lui lại! Các anh có nhìn thấy cái biển đầu cầu không? Những con số có vành khuyên ấy các anh đã nhìn thấy chưa?

Bác tài công nông ngó đầu ra:

- Chị thông cảm, em đi nốt chuyến này, con đường nông thôn mới đang gấp hoàn thành. Ðường đang giải ngân cát đá. Chị nể tình cầu với đường cho em qua.

Tôi nổi cáu:

- Trời đã sinh ra tôi là sinh ra cái vành khuyên kia. Cũng giống hệt anh là đã có anh là có cột mốc, có biển báo. Hãy nhìn xem, mặt tôi dài rộng thế này nhưng thân tôi lại yếu. Tôi chỉ cõng trên lưng 2,5 tấn. Ðằng này, tải trọng nặng, lưng oằn, nhỡ cả tôi và anh đổ nhào xuống kia thì đầu tư cái gì? Giải ngân điều gì?

Thấp thoáng cái màu áo xanh đứng dưới, trên tay là chiếc búa với cà lê:

- Cảm với thông cái gì? Tất cả là tải trọng. Anh hãy bốc dỡ hàng xuống! Bằng không, tôi báo ban quản trị ra làm việc.

- Thì xuống.

Bác tài rời xe, sau tiếng đánh rầm cánh cửa.

Hàng là xi-măng được bốc xếp xuống để bên bờ cầu, từng dãy, từng hàng. Xe lại rì rì thẳng tiến.

Cái lo xa của tôi đã có từ lâu. Nhưng in sâu hơn cả là vụ sập cầu treo ở tỉnh Lai Châu năm ngoái. Tin ấy, việc ấy đến tai Chính phủ, loang dần ra bàn dân thiên hạ. Có cầu, trăm thứ tiện ích. Nhưng nó uốn éo, đổ bể là hỏng, tất cả có liên quan đến tính mạng con người.

Ðàn chim bay liệng trên không, xà xuống sẻ chia:

- Chào chị Cầu!  Trông chị hình dáng cong cong, mềm mại. Chị đẹp cả lúc soi gương đến đêm trăng sáng. Nhưng tính tình thì cũng rắn nhỉ.

Tôi cười, mình nhẹ rung theo cơn gió:

- Tôi lo là lo cho thiên hạ, liên quan đến sự sống còn của con người. Cái bảng có vành khuyên tải trọng ấy có liên quan đến hệ số kỹ thuật, nó chính xác tuyệt đối, nó liên quan đến từng tăng đơ dây rợ, đến từng ốc vít, bu lông nữa cơ.

Chim không nói gì, bọn chúng khúc khích bay đi.

Tôi cõng trên mình bao nỗi lo toan. Ấy là mỗi khi trái gió trở trời, mặt suối sầm lại, đen ngòm. Những lúc vậy, cơn cuồng phong cứ đấm vào thân cầu, thành cầu. Gió giật liên hồi, cây cối chao đảo. Gió xoáy tít bên bờ, đạp vào mố cầu, đánh thốc từ dưới bụng cầu. Gió chạy xéo ngang trên đỉnh tháp. Nó muốn tung hê tất cả xuống dòng sông. Dây cầu rung lên. Những bu lông, ốc vít, tăng đơ ra sức kìm kéo.

Những lúc ấy, tôi chỉ chao đảo rung rinh sang phải, sang trái. Những lúc ấy, tôi vẫn giữ vững niềm tin.

Dòng suối tâm sự:

- Có chị, tôi cũng thấy vui lây. Có chị mới có tiếng xe chạy vắt ngang tôi. Hình bóng chị đẹp lắm. Và đẹp nhất là những đêm trăng rằm. Bóng chị được tôi phản chiếu lung linh. Một nét cong huyền trên thân hình của chị. Chị đến là gợi cảm.

Tôi cười khúc khích:

- Cảm ơn chị, chị khen quá lời! Có chị thì mới có tôi. Không có chị thì đời tôi cũng coi bằng không. Chị cũng đẹp đấy chứ. Mùa thu, khuôn mặt chị trong trẻo. Mùa đông cả thân hình chị là là sương bay. Bản tình ca của chị tuy không ầm ào nhưng cũng có hồn cốt. Chị giúp con người tưới tắm cơ man là cánh đồng. Cả cung ruộng bậc thang nữa chứ!

Cuộc sống của người dân vùng cao lầm lụi theo năm tháng. Khi chưa có cầu, họ phải đi đường vòng, đường tắt. Lưng họ cúi xuống lom khom vượt dốc, vượt đèo để sang bờ bên kia. Khi tôi vừa mới ra đời, tôi đã giải phóng sức đi bộ của họ. Tôi tự hào rằng, mình đã làm cho đầu gối của họ đỡ đau hơn, cái lưng đỡ còng hơn. Ðặc biệt là cả người và ngựa không bị trượt ngã trên cái dốc đỏ. Thấy vậy, anh đường lên uỷ ban cũng vui lây:

- Này chị! Tôi cũng mừng cho chị và chị cũng mừng cho tôi. Có chị, mọi cuộc họp uỷ ban tổ chức cứ đúng giờ. Có chị, người dân bên ấy sang bên này vay tiền ngân hàng chính sách cũng kịp thời. Con giống, phân bón cũng kịp phục vụ ngày mùa. Những bàn chân đi qua tôi cũng đông vui hơn trước. Tôi cảm ơn chị đấy.

Biết mình, biết đường, tôi vui lắm. Tôi ngoảnh sang:

- Anh ơi là anh. Anh có cảm ơn thì cảm ơn Chính phủ ấy. Thứ nữa là cảm ơn những nhà hảo tâm đã vì cuộc sống vùng cao. Họ đã hoạch định sản sinh ra anh và ra tôi. Nay mai con đường liên thôn rộng mở, hoàn thiện, có đường với có cầu mới có hạnh phúc, no đủ. Ðấy, con người gọi là gắn kết. Tôi chỉ là cái gạch nối giữa anh đường bên ấy và anh đường bên này thôi.

Hôm nay gió về sớm hơn mọi ngày. Ðêm trước đài báo gió mùa. Gió chạy quét bên gốc cây, gió xào xạc trên mặt cầu, bàn tay gió xoa lên từng dây cáp:

- Này chị, chị cũng kiên trì thật. Ngày còng lưng gồng mình lên đỡ những chuyến xe qua; người, ngựa, trâu bò qua; đêm chị đợi và chờ từng ánh đèn pha từng chuyến, từng chuyến công nông đơm hàng qua, chị không thấy mệt à?

Tôi cười:

- Mệt thì có mệt, nhưng tôi là dân phục vụ. Khi có âm thanh, hình khối ánh đèn là tôi vui rồi. Tất cả là phục vụ cho dân, cho nước nên nó cũng vơi đi nỗi mệt nhọc.

Ông Mặt trời thức giấc. Ông rải từng tia sáng quét qua cầu. Từng dây cáp nhuộm màu vàng, ánh lên niềm vui. Mặc cho nắng mưa, mặc cho năm tháng, cầu vẫn đứng đó, sừng sững giữa vùng trời non nước Tây Bắc - nơi biên cương của Tổ quốc./.

Truyện ngắn của Ðỗ Văn Dinh

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.